Đề thi học sinh giỏi Lịch sử Lớp 9 - Đề số 16 (Có đáp án)

Câu 1 (4,5 điểm)

Trình bày những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX?

Câu 2 (4,5 điểm)

Trình bày sự phát triển "thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỉ XX? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển đó?

Câu 3 (3,0 điểm)

Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, "một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á"?

docx 4 trang Quốc Hùng 15/08/2023 340
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Lịch sử Lớp 9 - Đề số 16 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_lich_su_lop_9_de_so_16_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi Lịch sử Lớp 9 - Đề số 16 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 16 Câu 1 (4,5 điểm) Trình bày những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX? Câu 2 (4,5 điểm) Trình bày sự phát triển "thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỉ XX? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển đó? Câu 3 (3,0 điểm) Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, "một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á"? Câu 4 (5,0 điểm) Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam như thế nào? Câu 5 (3,0 điểm) Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn (năm 1929) ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam? Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam có ý nghĩa gì? Đáp án Câu 1: Những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX: Liên Xô thực hiện các kế hoạch dài hạn (kế hoạch 5 năm, 7 năm) (0,5đ) Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Trong đó, tập trung vào ưu tiên phát triển công nghiệp nặng; thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh tiến bộ khoa học- kĩ thuật, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước, Liên Xô đã đạt nhiều thành tựu to lớn: (1,0đ)
  2. • Về công nghiệp: chiếm 20% sản lượng công nghiệp toàn thế giới, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), sản xuất bình quân hàng năm tăng 9,6%. (1,0đ) • Về khoa học- kĩ thuật: Liên Xô đạt nhiều thành tựu rực rỡ: Năm 1957, là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân taọ lên khoảng không vũ trụ. (0,5đ) • Năm 1961, phóng con tàu vũ trụ "Phương Đông" đưa nhà du hành vũ trụ Ga- ga- rin bay vòng quanh trái đất; dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ (0,5đ) • Về đối ngoại: Chính phủ Liên Xô thời kì này luôn thực hiện chính sách hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước. Do đó Liên Xô trở thành chỗ dựa của của hòa bình và phong trào cách mạng thế giới. Địa vị của Liên Xô được nâng cao trên trường quốc tế (1,0đ) Câu 2: * Sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật bản từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỉ XX: • Khi Mĩ tiến hành chiến tranh Triều Tiên (6/1950) và chiến tranh xâm lược Việt Nam (những năm 60 c.ủa thế kỉ XX), kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng "thần kì", đứng thứ hai trong thế giới tư bản. (0,5đ) • GDP năm 1950 đạt 20 tỉ USD bằng 1/7 Mĩ, GDP năm 1968 đạt 183 tỉ USD, đứng thứ 2 sau Mĩ. (0,5đ) • Công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng bình quân là 15% (1950-1960); 13,5% (1961-1970). (0,5đ) • Nông nghiệp: Cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt, sữa. (0,5đ) • Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính của thế giới. (1,0đ) * Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển: • Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời, tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc của dân tộc (0,5đ) • Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty tạo nên sự cạnh tranh rất cao trên thị trường thế giới. (0,25đ) • Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra chiến lược phát triển và nắm bắt đúng thời cơ. (0,25đ) • Con người được đào tạo chu đáo, có trình độ văn hóa, có ý chí vươn lên, cần cù chịu khó, có kỉ luật, tiết kiệm (0,5đ) Câu 3: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, "một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á":
  3. • Sau chiến tranh lạnh, vấn đề Campuchia được giải quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật là mở rộng các nước thành viên của ASEAN, các nước trong khu vực lần lượt ra nhập tổ chức. (0,5đ) • 7/1995, Việt Nam chính thức ra nhập ASEAN (0,25đ) • 7/1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN (0,25đ) • 4/1999, Campuchia gia nhập ASEAN (0,25đ) • ASEAN từ 6 nước hát triển thành 10 nước thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử các nước ĐNA cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. (0,5đ) • ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, xây dựng ĐNA hòa bình, ổn định, cùng phát triển phồn vinh. (0,5đ) • Năm 1992, ASEAN quyết định biến ĐNA thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng 10-15 năm. (0,5đ) • Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực với sự tham gia của 23 nước trong và ngoài khu vực.(0,25đ) Câu 4: Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam: • Năm 1920, sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc- con đường đi theo chủ nghĩa Mác- Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục học tập và tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin vào trong nước, chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. (0,25đ) • Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các nước thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa với mục đích đoàn kết lực lượng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức đó truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin đến các dân tộc thuộc địa. (0,5đ) • Người viết báo "Người cùng khổ", viết bài cho các báo "Đời sống công nhân" của Tổng liên đoàn lao động Pháp, báo "Nhân đạo" của ĐCS Pháp và cuốn sách "Bản án chế độ thực dân Pháp". Những sách báo này được bí mật truyền về Việt Nam. (0,5đ) • Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quôc tế nông dân. Sau đó Người tiếp tục nghiên cứu, học tập (0,25đ) • Năm 1924 Người đọc bản tham luận tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Người nêu bật vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân (0,5đ) • Những quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lê-nin về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản được giới thiệu trong tác phẩm "Đường cách mệnh" của Người và được bí mật chuyển về nước. Vì vậy đây là một bước chuẩn bị quan trọng về tư tưởng chính trị cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. (0,5đ) • Cuối năm 1924 Nguyễn Ái Quốc rời Pháp về Quảng Châu (Trung Quốc). Người có điều kiện tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam, các thanh niên mới từ trong nước sang để thành
  4. lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925), lấy tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt. (1,0đ) • Hoạt động của hội: Mở các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng. Sau đó đưa cán bộ về hoạt động trong nước; xuất bản báo "Thanh niên"; Năm 1927 xuất bản sách "Đườn cách mệnh". Tất cả các sách báo trên được bí mật truyền về trong nước. (0,5đ) • Năm 1928, Hội chủ trương "Vô sản hóa", đưa hội viên vào hoạt động trong các nhà máy, hầm mỏ. Việc làm này góp phần thực hiện kết hợp chủ nghĩa Mác- Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự ra đời của ĐCS Việt Nam. (0,5đ) • Sự ra đời của Hội VNCMTN là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của cách mạng nước ta. Hội VNCMTN là một tổ chức trung gian để tiến tới thành lập ĐCS Việt Nam. Chính vì vậy, có thể khẳng định, Nguyễn Ái Quốc không chỉ trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị mà cả về tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. (0,5đ) Câu 5: * Tại sao trong một thời gian ngắn (năm 1929) ba tổ chức Cộng sản nối tiếp nhau ra đời: • Cuối năm 1928, đầu năm 1929, phong trào dân tộc, dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công nông đi theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu phải có một chính đảng của giai cấp vô sản để kịp thời đưa cách mạng Việt Nam tiến lên một bước mới. (0,5đ) • Lúc này Hội VNCM thanh niên không còn đủ sức lãnh đạo nên trong nội bộ của Hội diễn ra một cuộc đấu tranh gay gắt xung quanh vấn đề thành lập Đảng. Hoàn cảnh đó dẫn đến sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản trong năm 1929. (0,5đ) • Cuối thành 3/1929: Chi bộ Cộng Sản đầu tiên được thành lập ở Bắc kì tại số nhà 5D phố Hàm Long- Hà Nội (0,25đ) • Sau đó, nội bộ của Hội VNCMTN đã hình thành 2 tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản đảng- Bắc Kì (6/1929) và An Nam Cộng sản đảng- tại Nam Kì (8/1929) (0,5đ) • Bộ phận tiên tiến của Tân Việt Cách mạng đảng- Trung kì đã thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn (9/1929). Như vậy chỉ trong môt thời gian ngắn 3 tổ chức CS ở Việt Nam nối tiếp nhau ra đời. (0,25đ) * Ý nghĩa: • Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam (0,25đ) • Chứng tỏ xu hướng cách mạng vô sản đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta. (0,25đ) • Đủ điều kiện để thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam (0,25đ) • Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. (0,25đ)