Đề thi học kỳ I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phan Bội Châu (Có đáp án)

1. Đề số 1 
1. Nêu những nhiệm vụ chính của Liên hiệp quốc. Hoạt động của Liên hợp quốc dựa trên 
nguyên tắc nào? 
2. Tại sao nói “Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển ” vừa là thời cơ, vừa là thách thức với 
các dân tộc? 
3. Chương trình khai thác lần thứ hai của đế quốc Pháp tập trung vào những nguồn lợi nào? 
GỢI Ý TRẢ LỜI 
1. Những nhiệm vụ chính của Liên hiệp quốc: 
– Duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ 
sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc, thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn 
hoá, xã hội và nhân dạo… 
– Hoạt động của Liên hợp quốc dựa trên nguyên tắc: 
Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết, không can thiệp vào 
công việc nội bộ của nhau; tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước; 
giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình và có sự nhất trí giừa năm 
cường quốc: Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc. 
2. “Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức với các dân tộc vì: 
– Từ sau “chiến tranh lạnh”, bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội 
thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên 
minh kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ 
khoa học – kĩ thuậi của thế giới và khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời 
gian xây dựng và phát triển đất nước. 
– Đây cũng là thách thức vì phần lớn các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về 
kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn-nhân lực còn nhiều hạn chế; sự cạnh tranh quyết 
liệt của thị trường thế giới; việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay bên ngoài; việc giữ 
gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc và sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố truyền thống và 
hiện đại… Nếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế – xã hội của đất nước phát triển, nếu khône 
năm băt được thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt được thời cơ 
nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn, phù hợp thì sè đánh mất bản sắc văn hoá dân 
tộc. 
Vì vậy, mỗi dân tộc đều có nhừng chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế – xã hội 
của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc mình. 
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách, đườns lối phù hợp. Nhờ 
đó, đất nước ta từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới. Uy tín 
của Việt nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. 
pdf 7 trang Phương Ngọc 14/03/2023 5960
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phan Bội Châu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2021_2022_truong_t.pdf

Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phan Bội Châu (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU Môn LỊCH SỬ 9 Thời gian: 45 phút 1. Đề số 1 1. Nêu những nhiệm vụ chính của Liên hiệp quốc. Hoạt động của Liên hợp quốc dựa trên nguyên tắc nào? 2. Tại sao nói “Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển ” vừa là thời cơ, vừa là thách thức với các dân tộc? 3. Chương trình khai thác lần thứ hai của đế quốc Pháp tập trung vào những nguồn lợi nào? GỢI Ý TRẢ LỜI 1. Những nhiệm vụ chính của Liên hiệp quốc: – Duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc, thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội và nhân dạo – Hoạt động của Liên hợp quốc dựa trên nguyên tắc: Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước; giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình và có sự nhất trí giừa năm cường quốc: Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc. 2. “Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức với các dân tộc vì: – Từ sau “chiến tranh lạnh”, bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học – kĩ thuậi của thế giới và khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước. – Đây cũng là thách thức vì phần lớn các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn-nhân lực còn nhiều hạn chế; sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới; việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay bên ngoài; việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc và sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại Nếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế – xã hội của đất nước phát triển, nếu khône năm băt được thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt được thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn, phù hợp thì sè đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Vì vậy, mỗi dân tộc đều có nhừng chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc mình. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách, đườns lối phù hợp. Nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới. Uy tín của Việt nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. 3. Chương trình khai thác lần thứ hai của đế quốc Pháp tập trung vào những nguồn lợi: – Tăng cường đầu tư vốn mở rộng sản xuất. – Nông nghiệp: Chủ yếu là đồn điền cao su. Trang | 1
  2. – Công nghiệp: Chủ yếu là khai thác than đá, mở rộng một số cơ sở công nghiệp chế biến: Nhà máy Sợi Nam Định, Rượu Hà Nội, Nhà máy Xay xát gạo ở chợ Lớn – Thương nghiệp: Để nắm chặt thị trường Việt Nam và Đông Dương, tư bản Pháp đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào nước ta. – Giao thông vận tải: Được đầu tư phát triển thêm đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn: Đồng Đăng – Na sầm (1922), Vinh – Đông Hà (1927). – Tài chính: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế. – Thuế khóa: Đánh thuế nặng và đặt nhiều thứ thuế. 2. Đề số 2 1. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho nền kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ từ cuối năm 1978 đến nay? 2. Điểm cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau năm 1945 là gì? 3.Tại sao nói cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son Sài Gòn (tháng 8 1925) là một mốc quan trọng trên con đường phát triển của phong trào công nhân nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? GỢI Ý TRẢ LỜI 1. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ từ cuối năm 1978 đến nay: Từ cuối năm 1978, nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu phát triển và sau 20 năm cải cách – mở cửa (1979 – 2000), Trung Quốc đã thu được những thành tựu hết sức to lớn. Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hàng năm 9,6%, tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng gấp 15 lần. Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt Nguyên nhân chủ yếu là do từ tháng 12 – 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới, mở đầu cho thời kì cải cách kinh tế – xã hội của đất nước. Đường lối mới chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách và mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hoá, xây dựng đất nước Trung Quốc thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh. 2. Điểm cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau năm 1945: Nhật Bản hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh, kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật”, chấp nhận đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân” cùa Mĩ đê Mĩ đóng quân, xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. Thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và tập trung phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt đối với các nước Đông Nam Á. Từ đầu nhừng năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên để thành một cường quốc chính trị tương xứng với vị trí siêu cường kinh tế. 3. Cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son Sài Gòn (tháng 8 1925) là một mốc quan trọng trên con đường phát triển của phong trào công nhân nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhấ, vì: Trang | 2
  3. – Tháng 8 – 1925, công nhân xưởng Ba Son ở Sài Gòn đã bãi công ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc. Nếu như các cuộc đấu tranh của công nhân trước cuộc bãi công Ba chủ yếu vì mục đích kinh tế, thiếu tổ chức lãnh đạo, mang tính tự phát thì cuộc bãi công Ba Son (tháng 8 – 1925) là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức, lãnh đạo thể hiện tinh thần quốc tế vô sản, đấu tranh không chỉ nhằm mục đích kí tế mà còn vì mục tiêu chính trị. Họ đã tỏ rõ sức mạnh giai cấp và tinh thần quốc tế vô sản. Từ cuộc bãi công Ba Son (tháng 8 – 1925), giai cấp công nhân Việt N bước vào đấu tranh tự giác. 3. Đề số 3 1. Những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 2. Nguyên nhân nào làm cho Nhật Bản từ những năm 70 của thế kỉ XX trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới? 3. Nêu rõ xu thế phát triển của thế giới sau “Chiến tranh lạnh”? GỢI Ý TRẢ LỜI 1. Những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai: Để thực hiện mục tiêu chiến lược của mình làm “bá chủ, thống trị thế giới ” giới cầm quyền Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc. Thông qua hình thức “viện trợ”, Mĩ đã lôi kéo, khống chế những nước phụ thuộc, thực hiện chính sách thực dân kiểu mới về kinh tế, chính trị. Mĩ lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược: Việt Nam, Triều Tiên. Sau khi trật tự thế giới “hai cực” bị phá vỡ, Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ chi phối, khống chế. 2. Những nguyên nhân làm cho Nhật Bản từ những năm 70 của th kỉ XX trở thành một trong ba trung tăm kinh tế – tài chính của thế giới là: – Nhờ tận dụng được những điều kiện quốc tế thuận lợi như sự phát triển chung của kinh tê thế giới, những thành tựu tiến bộ của khoa học – kĩ thuật hiện đại. – Những nguyên nhân trong nước có ý nghĩa quyết định. Đó là + Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời ở Nhật Bản – sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của nhân loại nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. + Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả cửa các xí nghiệp, công ti Nhật Bản. + Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng. + Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm. 3. Xu thế phát triển của thế giới sau “Chiến tranh lạnh”: – Sau bốn thập niên chạy đua vũ trang tốn kém, trải qua một thời gian hoà hoãn, đối thoại, cuối cùng tháng 12 – 1989, Tổng thống Mĩ Bu-Sơ (cha) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Goóc-ba-chốp đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. Từ đó, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến và diễn ra theo những xu hướng mới. Trang | 3
  4. – Đó là xu thế hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế. – Thế giới đang tiến tới xác lập một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm. – Từ sau “Chiến tranh lạnh” và dưới tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. – Tuy hòa bình được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 cùa thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng (như ở Liên bang Nam tư cũ, châu Phi, và một số nước Trung Á ). – Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình ổn định và hợp tác phát triển. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI, trong đó có Việt Nam. 4. Đề số 4 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Hệ thống XNCN thế giới hình thành vào năm: A.1944. B. 1945. C. 1949. D. 1950. 2. Năm nào được xem “năm châu Phi”? A.1945. B. 1955. C. I960. D. I965. 3. Địa danh lịch sử đánh dấu sự mở đầu việc sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ: A. An-giê-ri. B. Điện Biên Phủ. C. Phnôm-pênh (Cam-pu-chia). D. Viên Chăn (Lào). 4. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực xảy ra xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái. Nguyên nhân là do: A. Mâu thuần về dân tộc, tôn giáo và tranh chấp biên giới, lãnh thổ. B. Tranh chấp quyền lực giữa các phe phái. C. Tranh chấp biên giới, lãnh thổ. D. Tranh giành quyền lực giữa các đảng cầm quyền. 5. Nước nào được xem là “lá cờ đầu” của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh ? A. Mê-hi-cô. B. Vê-nê-xu-ê-la. C. Cu Ba. D. Ni-ca-ra-goa. 6.Chủ nghĩa A-pac-thai đã bị xoá bỏ ở: A. Mĩ La-tinh. B. Nam Phi. C. Trung Đông. D. Châu Phi. 7.Địa danh không phải tù trung tâm tài chính của thế giới tư bản trong những năm 70 của thế kỉ XX là: Trang | 4
  5. A. Mĩ. B. Nhật Bản. C. Tây Âu. D. Xin-ga-po. 8. Nguyên nhân chung thúc đẩy nền kinh tế ở các nước phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: A. Nhận viện trợ kinh tế và phụ thuộc Mĩ. B. Tinh thần tự lực, tự cường của mỗi nước. C. Đẩy mạnh công nghiệp hóa. D. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật. 9. Khối nào sau đây có nhiều tác dụng thúc đẩy sự phát triển và giao lưu kinh tế giữa các quốc gia? A. Khối EEC. B. Khối ASEAN. C. Khối NATO. D. A, B đúng. 1.0. Quốc gia từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đi đầu trong việc ủng hộ phong trào cách mạng thế giới và bảo vệ hòa bình thế giới là: A. Trung Quốc. B. Liên Xô. C. Việt Nam . D. Cu Ba . 1.1. Xu thế chung của thế giới ngày nay là: A. Chạy đua vũ trang. B. Cạnh tranh khốc liệt về kinh tế. C. Tranh chấp đất đai. D. Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. 1.2. Cuộc chiến tranh ở nước nào không có đế quốc Mĩ tham gia trực tiếp? A. Triều Tiên ( 1950 – 1953). B. Việt Nam ( 1960 – 1975). C. An-giê-ri (1954 – 1962). D. Chiến tranh Vùng Vịnh (1991). 13. Quan hệ quốc tế sau 1945 là sự xác lập trật tự thế giới: A. Hai cực. B. Đa cực, nhiều trung tâm. C. Đa cực. D. Đơn cực. 1.4. Giai đoạn lịch sử từ sau năm 1991 đến nay được gọi là thời kì : A. Sau “Chiến tranh lạnh”, một trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm. B. Một trật tự thế giới hai cực Xô – Mĩ. C. Một trật tự thế giới đơn cực. D. Mở rộng liên kết khu vực. 1.5. Hòa bình, ổn định, hợp túc phát triển là xu thế của thế giới: Trang | 5
  6. A. Từ sau Chiến tranh thể giới lần thứ nhất. B. Từ sau “Chiến tranh lạnh”. C. Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. D. Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1629 – 1933. 1.6. Lực lượng hùng hậu và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX là: A. Giai cấp nông dân. B. Giai cấp công nhân, C. Giai cấp tiểu tư sản. D. Giai cấp tư sản dân tộc. 1.7. Có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật gắn với nên sản xuất hiện đại, có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân Việt Nam. Đó là giai cấp: A.Tiểu tư sản. B. Công nhân. C. Tư sản. D. Địa chủ. 1.8. Bị tư sản Pháp chèn ép, bạc đãi, khỉnh rẻ, đời sống bấp bênh, đó là : A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp nông dân. C. Tầng lớp tư sản dân tộc. D. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị. 19. Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ: A. Giai cấp tư sản bị phá sản. B. Giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất. C. Tầng lớp tiểu tư sản bị chèn ép. D. Thợ thủ công bị thất nghiệp. 2.0. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn cơ bản nhất là: A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ. . B. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư bản. C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp. D. Mâu thuẫn giữa tư sản với địa chủ. II. PHẦN TỰ LUẬN 1. Nêu những biểu hiện của “Chiến tranh lạnh ”? 2. Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hóa như thế nào? GỢI Ý TRẢ LỜI I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 1 – C 2 – C 3 – B 4 – A 5 – C 6 – B 7 – D 8 – D 9 – D 10 – B 11 – D 12 – C 13 – A 14 – A 15 – B Trang | 6
  7. 16 – A 17 – B 18 – D 19 – B 20 – C II. PHẦN TỰ LUẬN 1. Biểu hiện của “Chiến tranh lạnh” là: – Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự xây dựng nhiều căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược. – Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ. 2. Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hóa như thế nào? Sau chiến tranh, dưới tác động cùa chính sách thống trị bóc lột của thực dân Pháp sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc: – Giai cấp địa chủ phong kiến, phân hóa làm 2 bộ phận: đại địa chủ và trung nông, tiểu địa chủ, cấu kết chặt chẽ với đế quốc Pháp, tha hồ chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột kinh tế và đàn áp chính trị đối với nông dân. – Giai cấp tư sản, mấy năm sau chiến tranh mới trở thành một giai cấp. Họ phân đông là những thâu khoán hoặc chủ các đại lí, sau khi kiếm được một số vốn khá, đứng ra kinh doanh độc lập và trở thành những nhà tư sản như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu – Giai cấp tư sản Việt Nam dần dần phân hóa thành hai bộ phận: Tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ về chính trị vói chúng và tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập. – Các tầng lớp tiểu tư sản tăng nhanh về sổ lượng. Họ cũng bị tư bản Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẽ, dễ bị phá sản, thất nghiệp. – Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân sổ bị đế quốc phong kiến bóc lột nặng nề bằng các thủ đoạn sưu cao thuế nặng, tô tức, bị cướp đoạt ruộng đẩL Họ bị bần cùng và phá sản trên quy mô lớn. – Giai cấp công nhân ra đời trong thời kì khai thác thứ nhất của đế quốc Pháp. phát triển nhanh trong thời kì khai thác thứ hai cả về số lượng và chất lượng, phảr lớn tập trung tại các vùng mỏ, đồn điền cao su, các thành phố công nghiệp. Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp cône; nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng; bị ba tầng lớp áp bức, bóc lột c đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt; có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng bất khuất của dân tộc. Hết Trang | 7