Đề thi học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Đề 1 (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Câu 1.( 2 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới: 

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

                                             (Ngữ văn 9 - tập I)

a.   Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

  1. Xác định biện pháp tu từ em cho là hay nhất và giá trị của biện pháp tu từ đó. 
  2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

        Câu 2. (1 điểm) Giải thích nghĩa các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào:

                     - Ông nói sấm, bà nói chớp

                     - Đi thưa, về trình

   II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)

           Câu 1. ( 2 điểm) 

       Từ nội dung của đoạn thơ ở phần I.1, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình bà cháu.  ( Từ 10 đến 12 dòng )

doc 7 trang Phương Ngọc 07/03/2023 4820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2022_2023_de_1_co.doc

Nội dung text: Đề thi học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Đề 1 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 HKI NĂM 2022 - 2023 I/ XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ - Đánh giá năng lực tổng hợp của học sinh sau khi học xong chương trình Ngữ văn 9 học kì 1: - Nắm vững kiến thức ở các nội dung Đọc – hiểu, Tiếng Việt, Tập làm văn. - Khả năng vận dụng kiến thức Đọc – hiểu, Tiếng Việt, Làm văn vào việc tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bản. - Hình thức đánh giá: Tự luận II/ XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN ĐẠT 1. KIẾN THỨC - Nhận biết được tác giả, tác phẩm. - Chỉ ra được biện pháp tu từ tiêu biểu và giá trị của biện pháp tu từ đó. - Xác định được nội dung của đoạn thơ. Vận dụng được những hiểu biết của bản thân về thiên nhiên, đất nước, con người bằng một đoạn văn. - Nhận ra được lỗi vi phạm các phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp. - Nắm được cách viết một bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, 2. KĨ NĂNG - Học sinh có kĩ năng Đọc – hiểu văn bản nghệ thuật, biết nhận diện tác giả, tác phẩm, các biện pháp tu từ và hiểu được nội dung của đoạn thơ. - Biết viết đoạn văn nghị luận xã hội có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp. - Học sinh có kĩ năng làm một bài văn tự sự chuyển từ một tác phẩm trữ tình. Bố cục rõ ràng, kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, - Văn viết trong sáng, lưu loát, giàu hình ảnh, cảm xúc, không mắc lỗi hành văn. III/ LẬP BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC. MA TRẬN TỔNG ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM 2022 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Đọc hiểu Câu 1 - Ngữ liệu: văn bản nhật - Nhận diện: - Nêu chủ đề/ nội dung dụng, văn bản nghệ Tác giả, tác phẩm chính của đoạn thơ. thuật . - Chỉ ra chi tiết/ - Tiêu chí lựa chọn ngữ hình ảnh/ biện - Hiểu được / giá trị biện
  2. liệu: pháp tu từ, nổi pháp tu từ, trong đoạn + 01 đoạn thơ. bật trong đoạn thơ. + Độ dài 28 - 34 chữ. thơ. +Tương đương với văn bản HS đã được học chính thức trong chương trình lớp 9 HK I. Liên quan đến các tác phẩm như:: - Chị em Thúy Kiều - Kiều ở lầu Ngưng Bích - Mã Giám Sinh mua Kiều - Thúy Kiều báo ân báo oán - Lục Vân Tiên gặp nạn - Đồng chí - Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Đoàn thuyền đánh cá - Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Bếp lửa - Ánh trăng Câu 2: -Hiểu được những vi - Ngữ liệu: thành ngữ, phạm hay tuân thủ của tục ngữ, đoạn hội thoại. phương châm hội thoại - Tiêu chí lựa chọn: liên trong giao tiếp. qua đến các kiến thức - Hiểu được và biết cách sau: chuyển đổi cách dẫn trực + Các phương châm hội tiếp, gián tiếp. thoại - Hiểu được các cách + Xưng hô trong hội phát triển từ vựng . thoại - Hiểu được và giải thích + Cách dẫn trực tiếp và được các thuật ngữ cách dẫn gián tiếp - Hiểu được các cách + Sự phát triển của từ
  3. vựng trau dồi vốn từ để làm + Thuật ngữ phong phú vốn từ của + Trau dồi vốn từ bản thân. Tổng Số câu 2 2 4 Số điểm 1 2 3 Tỉ lệ 10% 20% 30% II. Tập làm Câu 1: - Nhận xét/ suy văn - Trình bày suy nghĩ về nghĩ của học vấn đề đặt ra trong đoạn sinh về một vấn thơ đọc hiểu ở phần I.1 đề đặt ra trong đoạn trích (thơ, văn xuôi) bằng một đoạn văn. Câu 2: Văn bản tự sự Viết một Dựa vào tác phẩm trữ bài văn tự tình, kể thành một câu sự chuyện. Liên quan đến các tác phẩm như: - Đồng chí - Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Đoàn thuyền đánh cá - Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Bếp lửa - Ánh trăng Tổng Số câu 1 1 2 Số điểm 2 5 7 Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng cộng Số câu 2 2 1 1 6 Số điểm 1 2 2 5 10 Tỉ lệ 10% 20% 20% 50% 100%
  4. ĐỀ THI HỌC KÌ I LỚP 9 NĂM HỌC 2022-2023 THỜI GIAN: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Câu 1.( 2 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới: Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? (Ngữ văn 9 - tập I) a. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? b. Xác định biện pháp tu từ em cho là hay nhất và giá trị của biện pháp tu từ đó. c. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. Câu 2. (1 điểm) Giải thích nghĩa các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào: - Ông nói sấm, bà nói chớp - Đi thưa, về trình II. LÀM VĂN: (7,0 điểm) Câu 1. ( 2 điểm) Từ nội dung của đoạn thơ ở phần I.1, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình bà cháu. ( Từ 10 đến 12 dòng ) Câu 2. ( 5 điểm) Em hãy đóng vai người lính chuyển bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thành một câu chuyện kể. - HẾT -
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN NGỮ VĂN (9) (Bản hướng dẫn chấm gồm 03 trang) A. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00 điểm). B. Đề và hướng dẫn chấm: Phần Hướng dẫn chấm Điểm I. ĐỌC- HIỂU ( 3,0 điểm) I 1a Tác giả: Bằng Việt 0.25 Tác phẩm: Bếp lửa 0.25 1b - Biện pháp tu từ tiêu biểu nhất được sử dụng trong đoạn thơ: điệp từ, câu hỏi tu từ, ẩn dụ. 0.25 (Chọn một biện pháp) - Tác dụng của biện pháp nghệ thuật vừa nêu 0.25 1c Nội dung chính của đoạn thơ: Người cháu giờ đã đi xa, đến những phương trời rộng mở với 1.0 đầy đủ tiện nghi (khói trăm tàu, lửa trăm nhà) nhưng vẫn không lúc nào thôi thương nhớ về bà, về bếp lửa của bà, thương nhớ vế quê hương đất nước . 2 Học sinh xác định được nghĩa của từng thành ngữ và mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại: - Ông nói sấm, bà nói chớp: mỗi người nói một đề tài không liên quan với nhau 0.5 -> phương châm quan hệ 0.5 - Đi thưa, về trình: phải biết thưa gửi người lớn khi đi, khi về thì phải trình -> phương châm lịch sự II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm) II 1 Từ nội dung của đoạn thơ ở phần 1.I, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ 2.0 của em về tình bà cháu. ( Từ 10 đến 12 dòng )
  6. a. Đúng hình thức đoạn văn.(mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn) 0.25 b. Xác định đúng nội dung trình bày trong đoạn văn. 0.25 c. Triển khai nội dung đoạn văn hợp lý. Có thể theo các ý sau: 1.0 - Tình bà cháu là một thứ tình cảm vô cùng gần gũi, thiêng liêng đối với mỗi người. - Tình cảm của bà đối với cháu: bà dạy dỗ, quan tâm, thương yêu, nhắc nhở, (dẫn chứng) - Tình cảm của cháu đối với bà: biết ơn, thương yêu, kính trọng bà, - Nêu nhận thức và hành động của bản thân. d. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo , có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. 0.25 e. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 2 Em hãy đóng vai người lính chuyển bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thành một câu 5.0 chuyện kể. a. HS chọn ngôi kể phù hợp: ngôi kể thứ nhất 0.5 Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài: giới thiệu được vài nét về tình đồng chí và những kỉ niệm của người lính về tình đồng chí. Thân bài: triển khai diễn biến của câu chuyện Kết bài: kết thúc câu chuyện và rút ra bài học. b. Xác định đúng nội dung câu chuyện: câu chuyện của người lính về cơ sở hình thành của 0.5 tình đồng chí, những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí và biểu tượng đẹp về tình đồng chí. c. Triển khai hợp lí nội dung trình tự của câu chuyện; kết hợp tốt các yếu tố miêu tả, biểu 3.0 cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. - Xác định đúng ngôi kể chuyện: Ngôi thứ nhất Học sinh có thể trình bày các chi tiết theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những ý cơ bản sau: 1. Cơ sở của tình đồng chí: - Giới thiệu về làng quê của người lính: nghèo khó, xuất thân từ nông dân. - Cùng chung lí tưởng, cùng chung nhiệm vụ chiến đấu chống giặc ngoại xâm nên họ đã gặp nhau trong hàng ngũ cách mạng và trở thành đồng chí, tri kỉ của nhau. 2. Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí: - Họ sẵn sàng gác lại tình cảm riêng: gia đình, quê hương, vì nghĩa lớn. - Mặc dù dứt khoát ra đi nhưng trong lòng người lính vẫn không nguôi thương nhớ về gia đình, nhớ về quê nhà. - Họ cùng nhau trải qua những khó khăn, gian khổ của cuộc đời người lính: sốt rét rừng, thiếu thốn vật chất, thuốc men, thời tiết khắc nghiệt, - Tình đồng chí, đồng đội giúp người lính vượt qua mọi khó khăn.
  7. 3. Biểu tượng đẹp của tình đồng chí: - Đêm đông, giữa cảnh rừng hoang sương muối, người lính đứng phục kích trong tư thế chủ động, họ luôn sát cánh bên nhau trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt. - Trong khung cảnh đó, người lính còn có thêm một người bạn nữa, đó là trăng. Trên trời, vầng trăng tròn đang tỏa sáng, người lính cảm nhận như trăng treo đầu súng. Hình ảnh đầu súng trăng treo mang nhiều ý nghĩa, hài hòa bổ sung cho nhau, trở thảnh biểu tượng đẹp của tình đồng chí. - Suy nghĩ về người lính trong thời kì kháng chiến và liên hệ, rút ra bài học cho bản thân. d. Sáng tạo: trong cách kể chuyện, kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả, biểu cảm, 0.5 nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. Lời kể mạch lạc, trong sáng e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa 0.5 của từ Tổng điểm 10.0 Lưu ý chung 1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải hợp lý. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ kể chung chung, sắp xếp ý lộn xộn. 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. HẾT