Đề thi học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Văn Tám (Có đáp án)

Phần I. Đọ c - hiểu văn bản (3,0 điểm )
Đọc khổ thơ sau và tr ả lời các câu hỏi :

“Trăng cứ tròn vành vạnh
k ể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắ c
đủ cho ta giật mình”
(Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập mộ t - NXBGD năm 2014 )
Câu 1 (0,5 điểm) . Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ .
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ .
Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như th ế nào ?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm )
Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) v ề lòng v ị
tha .

pdf 12 trang Phương Ngọc 14/03/2023 2420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Văn Tám (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_truong_t.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Văn Tám (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 Phần I. Đọ c - hiểu văn bản (3,0 điểm ) Đọc khổ thơ sau và tr ả lời các câu hỏi : “Trăng cứ tròn vành vạnh k ể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắ c đủ cho ta giật mình” (Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập mộ t - NXBGD năm 2014 ) Câu 1 (0,5 điểm) . Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên . Câu 2 (0,5 điểm). Ch ỉ ra các từ láy có trong khổ thơ . Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ . Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như th ế nào ? Phần II. Làm văn (7,0 điểm ) Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) v ề lòng v ị tha . Câu 2 (5,0 điểm). Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, k ể lại truyện ngắ n Làng của nhà văn Kim Lân. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 PHẦN I. ĐỌC – HIỂU Câu 1 : Các phương thức biểu đạt có trong đoạn thơ trên: Tự sự, miêu t ả và biểu cảm. Câu 2 : Trang | 1
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Từ láy có trong khổ thơ: vành vạnh, phăng phắc. Lưu ý: - HS đưa ra đầy đủ các nội dung trên đạt điểm tối đa; - HS trả lời thiếu một từ trừ 0,25 điểm. Câu 3 Nội dung chính của khổ thơ: Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn luôn tròn đầy, bất diệt. Câu 4 HS đưa ra các cách khác nhau theo quan điểm của bản thân nhưng cần phù hợp, không vi phạm đạo đức, pháp luật. GV chấm cần linh hoạt. PHẦN II. LÀM VĂN Câu 1. Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) về lòng vị tha. HS viết đoạn văn: Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức. a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn và đảm bảo số câu b. Xác định đúng vấn đề: lòng vị tha c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Có thể viết đoạn văn theo ý sau: - Nêu khái niệm của lòng vị tha. - Biểu hiện của lòng vị tha. - Ý nghĩa của lòng vị tha. - Rút ra bài học cho bản thân. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Câu 2: Đề: Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng nội dung kể c. Học sinh sắp xếp được các đoạn văn thống nhất theo mạch kể - Giới thiệu nhân vật kể chuyện - Nêu hoàn cảnh (nỗi nhớ, lòng tự hào) của nhân vật ông Hai về làng Chợ Dầu. - Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc - Tâm trạng khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc. - Liên hệ bản thân về tình yêu quê hương, đất nước d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. ĐỀ SỐ 2 Phần I (5.5 điểm): Cho đoạn văn sau: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. 1. Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản. 2. Xác định các hình thức ngôn ngữ trong đoạn văn và nêu ngắn gọn tác dụng của chúng. 3. Từ hoàn cảnh sống và vẻ đẹp của nhân vật “cháu”- anh thanh niên- trong văn bản trên, hãy viết bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về giá trị của cuộc sống. Phần II (4.5 điểm): Bằng bút pháp lãng mạn và trí tưởng tượng phong phú, Huy Cận đã đem đến cho người đọc những câu thơ tuyệt đẹp: Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng. Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng. (Trích "Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận) 1. Liệt kê các từ ngữ thuộc trường từ vựng thiên nhiên và trường từ vựng chỉ hoạt động của con người trong đoạn thơ trên. Nêu tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ thuộc hai trường từ vựng đó trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ. 2. Cho câu chủ đề: “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận không chỉ là một bức tranh sơn mài lộng lẫy về vẻ đẹp của thiên nhiên như đã phân tích ở trên mà bài thơ còn là lời ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động mới. a. Xác định đề tài của đoạn văn đứng trước câu chủ đề trên. b. Viết tiếp khoảng 12 câu để tạo thành đoạn văn tổng – phân – hợp hoàn chỉnh, trong đó có sử dụng 1 lời dẫn trực tiếp và 1 câu bị động (gạch dưới lời dẫn trực tiếp và câu bị động). HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần I (5.5 điểm) Câu 1. - Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long - Xuất xứ: Trích từ truyện ngắn cùng tên; truyện ngắn được viết sau chuyến đi Lào Cai vào mùa hè năm 1970 của tác giả Câu 2. - Hình thức ngôn ngữ trong đoạn văn: Đối thoại và độc thoại (học sinh nếu không giải thích rõ cũng cho điểm tối đa) - Tác dụng: cho thấy những suy nghĩ, trăn trở của anh thanh niên với công việc, ý thức trách nhiệm của anh với con người, với cuộc đời, ; khiến ta thêm yêu quý, khâm phục anh.
  5. Câu 3. * Hình thức: Có cấu trúc đúng yêu cầu cần đạt của một bài văn * Nội dung: - Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa đã tìm được gì cho mình? Ý nghĩa của nó? - Suy nghĩ của cá nhân về giá trị của cuộc sống - Liên hệ với cuộc sống hiện tại và bản thân (Học sinh có thể có những cách lập luận khác nhau nhưng phải thể hiện được những giá trị truyền thống, nhân văn trong suy nghĩ) Phần II (4.5 điểm) Câu 1. - Các từ ngữ thuộc: + Trường từ vựng thiên nhiên: trăng, biển, sao, trời, rạng đông, nắng.(Chỉ ra được 2 từ đúng cho 0,5, Nhưng sai 1 từ trừ 0,25đ) + Trường từ vựng chỉ hoạt động của con người: hát, gọi, kéo, xếp, đón (HS có thể kể cả các từ: gõ, cho, nuôi) - Tác dụng: Tô đậm vẻ đẹp của thiên nhiên, vũ trụ và vẻ đẹp của con người lao động; khắc họa tư thế làm chủ biển khơi của người ngư dân, người lao đông mới Câu 2. a. Đề tài của đoạn văn đứng trước câu chủ đề: “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là một bức tranh sơn mài lộng lẫy về vẻ đẹp của thiên nhiên. b. Viết đoạn văn cần đạt các yêu cầu sau: * Hình thức: đúng đoạn văn tổng phân hợp, độ dài khoảng 12 câu, có câu dùng lời dẫn trực tiếp, có câu bị động (mỗi yêu cầu 0,25 điểm) * Nội dung: HS biết phân tích các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ; việc sử dụng nhiều động từ, tính từ, các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên, chỉ hoạt động của con người, đã cho thấy tinh thần phấn khởi, lạc quan; khí thế lao động mạnh mẽ đầy tính tập thể của những con người lao động mới đang chinh phục và làm chủ biển khơi
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai (Nếu nội dung đoạn văn không nếu bật nội dung: bài thơ còn là lời ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động mới. Mọi phân tích đều không có giá trị. Cho điểm Không phần nội dung. ĐỀ SỐ 3 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm) Viết phương án đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi. Câu 1. Tác phẩm nào sau đây không được viết trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước? A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính. B. Ánh trăng. C. Lặng lẽ Sa Pa. D. Chiếc lược ngà. Câu 2. Bài thơ nào viết cùng đề tài với bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu? A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính. B. Đoàn thuyền đánh cá. C. Mùa xuân nho nhỏ. D. Bếp lửa. Câu 3. Thành ngữ “đánh trống lảng” liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng. B. Phương châm cách thức. C. Phương châm về chất. D. Phương châm quan hệ. Câu 4. Câu văn nào sau đây thể hiện rõ yếu tố nghị luận? A. Nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. B. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. C. Thế nhưng, đối với chính nhà họa sĩ, vẽ bao nhiêu cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan. D. Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến. II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm) Câu 5 (3,0 điểm). Cho hai câu thơ sau:
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. a) Hai câu thơ trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? b) Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ “Biển cho ta cá như lòng mẹ”. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. c) Từ ý thơ trên em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của biển đảo. Câu 6 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 1. B 2. A 3. D 4. C II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 5 a. - Hai câu thơ trên được trích trong văn bản “ Đoàn thuyền đánh cá” - Tác giả Huy Cận. b. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ: So sánh. - Tác dụng: Thể hiện lòng biết ơn sâu nặng của ngư dân đối với biển cả quê hương. - Nội dung. * Giải thích khái quát nội dung ý thơ: + Biển rất giàu đẹp: cho con người nguồn hải sản vô cùng phong phú.
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Biển cả đối với ngư dân có ý nghĩa bao la như lòng mẹ, chở che, nuôi nấng họ lớn lên, bao bọc họ bằng một tình cảm trìu mến, thân thương. * Bàn luận: + Khẳng định được vai trò quan trọng của biển. + Bàn về tình yêu biển, thái độ trách nhiệm. * Bài học nhận thức: Ra sức học tập, lao động, tham gia vào những hoạt động hướng về biển đảo. Câu 6 * Về kĩ năng: Học sinh biết viết bài văn cảm nhận về nhân vật trong tác phẩm văn học có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: a. Mở bài Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Vũ Nương (giới thiệu khái quát vẻ đẹp của Vũ Nương: đẹp người, đẹp nết ). b. Thân bài 1. Cảm nhận về vẻ đẹp của Vũ Nương: * Đẹp người: tư dung tốt đẹp -> Vẻ đẹp dịu dàng, thuần hậu. * Đẹp nết: - Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo: + Khi mẹ chồng ốm hết lòng chăm sóc, lễ bái thần phật.(d/c) + Khi mẹ chồng chết lo tang ma chu tất.(d/c) - Vũ Nương là người vợ thủy chung hết lòng yêu thương chồng, vun vén hạnh phúc gia đình: + Khi mới về nhà chồng. ( d/c) + Khi tiễn chồng ra trận. ( d/c) + Khi chồng đi xa. ( d/c ) + Khi chồng trở về. ( mong được hưởng hạnh phúc nhưng bị chồng nghi oan nàng vẫn nhu mì, thùy mị.) - Vũ Nương là một người mẹ yêu con, đảm đang, tháo vát.
  9. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Đảm đang: sinh nở một mình, một mình nuôi con thơ, chăm mẹ già đau ốm, thay chồng vun vén quán xuyến việc gia đình, lo tang ma cho mẹ chu tất. (d/c). - Vũ Nương là một người tình nghĩa, nhân hậu, vị tha. + Dù ở thủy cung vẫn luôn quan tâm đến người thân. (d/c). + Sẵn sàng tha thứ cho Trương Sinh. (d/c). 2. Đánh giá về nghệ thuật. - Truyện có kết cấu hai phần để làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp của Vũ Nương, tạo nên cái kết có hậu, làm nên tính truyền kì cho tác phẩm, là bài học đắt giá cho Trương Sinh. - Truyện có kịch tính, thắt nút mở nút gây bất ngờ. - Truyện có sự đan xen giữa yếu tố thực và yếu tố ảo. c. Kết bài - Khẳng định vẻ đẹp của Vũ Nương. - Liên hệ đến hình ảnh người phụ nữ trong xã hội ngày nay. ĐỀ SỐ 4 Phần I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm) Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” (Trích Ánh trăng - Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên. Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ. Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ. Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào ? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) về lòng vị tha.
  10. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 2 (5,0 điểm). Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. Đọc hiểu Câu 1 Các phương thức biểu đạt có trong đoạn thơ trên: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. Câu 2: Từ láy có trong khổ thơ: vành vạnh, phăng phắc. Câu 3: Nội dung chính của khổ thơ: Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn luôn tròn đầy, bất diệt. Câu 4: HS đưa ra các cách khác nhau theo quan điểm của bản thân nhưng cần phù hợp, không vi phạm đạo đức, pháp luật. GV chấm cần linh hoạt. II. Làm văn Câu 1. Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 8-10 câu) về lòng vị tha. * Xác định đúng nội dung trình bày trong đoạn văn. - Nêu khái niệm của lòng vị tha. - Biểu hiện của lòng vị tha. - Ý nghĩa của lòng vị tha. - Rút ra bài học cho bản thân. Câu 2. - Giới thiệu nhân vật kể chuyện - Nêu hoàn cảnh (nỗi nhớ, lòng tự hào) của nhân vật ông Hai về làng Chợ Dầu. - Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc - Tâm trạng khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc. - Liên hệ bản thân về tình yêu quê hương, đất nước. ĐỀ SỐ 5 Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường.
  11. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng. (Trích Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ) (Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục VN, 2013) Câu 1. Tìm từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên. (0,5 điểm) Câu 2. Từ ngữ xưng hô trên gợi sắc thái gì? (0,5 điểm) Câu 3. Nêu nội dung khái quát đoạn trích. (1,0 điểm) Câu 4. Vì sao Vũ Nương chỉ mong Trương Sinh trở về “bình yên”, chứ không mong “đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về”? (1,0 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày ý kiến của em về nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam. Câu 2. (5,0 điểm) Em hãy đóng vai Lục Vân Tiên kể lại Truyện Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu). HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: Từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên là: - Chàng, thiếp. Câu 2: Từ ngữ xưng hô trên gợi sắc thái: Cổ xưa. Câu 3: Nội dung khái quát đoạn trích là: - Lời dặn dò chồng một cách đằm thắm đầy tình nghĩa và lòng khắc khoải nhớ thương. Câu 4: Vũ Nương chỉ mong Trương Sinh trở về “bình yên”, chứ không mong “đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về”: - Thể hiện sự cảm thông của Vũ Nương với những vất vả gian lao mà Trương Sinh phải gánh chịu ở chiến trường.
  12. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Phê phán cuộc chiến tranh phi nghĩa. Phần II: Làm văn Câu 1. HS viết được đoạn văn theo yêu cầu, song cần đảm bảo nội dung: trình bày được suy nghĩ về nét đẹp trong tâm hồn của người phụ nữ VN: hiền lành, hết lòng chăm lo cho gia đình; đảm đang tích cực trong công việc; giỏi việc nước, đảm việc nhà Câu 2. - Về hình thức:Yêu cầu HS xác định được thể loại bài viết: tự sự kết hợp với yếu tố nghị luận, miêu tả; trình bày đảm bảo bố cục văn bản, lời văn diễn đạt rõ ràng - Về nội dung:HS cần đảm bảo các ý sau. + Mở bài: Lời giới thiệu của Trương Sinh (Về quê quán, gia cảnh, về người vợ của mình) + Thân bài: * Trước khi đi lính: - Cuộc sống vợ chồng hạnh phúc. - Đất nước có chiến tranh, triều đình bắt đi lính đánh giặc. Tuy con nhà hào phú nhưng không có học nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu. - Xa gia đình trong cảnh mẹ già, vợ bụng mang dạ chửa. * Khi trở về: - Mẹ đã mất, con trai đang tuổi học nói. - Tin vào câu nói của con nên đã hiểu lầm vợ. - Ghen tuông mù quáng nên đã đẩy người vợ đến cái chết oan uất. - Sau đó biết là minh đã nghi oan cho vợ nhưng việc trót đã qua rồi + Kết bài: - Ân hận vì mình đã mù quáng nghi oan cho vợ khiến gia đình tan nát. - Mong mọi người nhìn vào bi kịch gia đình để rút ra bài học.