Đề thi học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đỗ Đăng Tuyển (Có đáp án)

I. Đọc hiểu văn bản (4đ): 
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: 
“Trên bao dặm đường dài của cuộc đời, có thể cũng có lúc con chồn chân, mỏi gối và đớn đau. Đó chưa 
hẳn là bất hạnh đâu con ạ. Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị 
của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc. 
Mẹ không cầu chúc con may mắn. Mẹ không cầu chúc con sung sướng, hạnh phúc hơn người. Mẹ chỉ mong 
muốn con của mẹ luôn là một CON NGƯỜI có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và với non sông, 
đất nước này. 
(Trích: Thư mừng sinh nhật con gái 21 tuổi – nguồn: Giáo dục, Vietnamnet) 
Câu 1: Người mẹ cầu chúc điều gì cho con mình? 
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản. 
Câu 3: Em hiểu thế nào về câu: “Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ 
các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc.” 
II. Làm văn (6đ):
pdf 12 trang Phương Ngọc 14/03/2023 3580
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đỗ Đăng Tuyển (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_truong_t.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đỗ Đăng Tuyển (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS ĐỖ ĐĂNG TUYỂN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Trên bao dặm đường dài của cuộc đời, có thể cũng có lúc con chồn chân, mỏi gối và đớn đau. Đó chưa hẳn là bất hạnh đâu con ạ. Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc. Mẹ không cầu chúc con may mắn. Mẹ không cầu chúc con sung sướng, hạnh phúc hơn người. Mẹ chỉ mong muốn con của mẹ luôn là một CON NGƯỜI có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và với non sông, đất nước này. (Trích: Thư mừng sinh nhật con gái 21 tuổi – nguồn: Giáo dục, Vietnamnet) Câu 1: Người mẹ cầu chúc điều gì cho con mình? Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 3: Em hiểu thế nào về câu: “Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc.” II. Làm văn (6đ): Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. Đọc hiểu văn bản Câu 1: Người mẹ cầu chúc cho con mình luôn là một CON NGƯỜI có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và với non sông, đất nước này. Câu 2: Trang | 1
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Nội dung: người mẹ đã giúp con nhìn ậnh n cuộc sống, hướng con đến giá trị làm một con người chân chính, đó là con người có trách nhiệm với chính mình từ suy nghĩ, hành động, ứng xử, có trách nhiệm với cộng đồng, mình vì mọi người và trách nhiệm cống hiến với non sông đất nước. Câu 3: Câu nói mang ý nghĩa: cuộc đời của mỗi con người từ khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành sẽ phải trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió thì mới có thể đúc rút ra ữnh ng bài học để hoàn thiện bản thân. Có trải qua sóng gió, chúng ta mới thêm trân trọng và thấy những lúc bình yên, hạnh phúc vô cùng đáng giá. II. Làm văn (6đ): Dàn ý Phân tích nhân vật Vũ Nương 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, “Chuyện người con gái Nam Xương” vàẻ v đẹp, số phận bi kịch của Vũ Nương. 2. Thân bài a. Vẻ đẹp của Vũ Nương - Vũ Nương là cô gái xinh đẹp: tư dung tốt đẹp. - Là cô gái có đức tính tốt đẹp: thùy mị, nết na. → Khiến chàng Trương đem lòng yêu ếm n và cưới về làm vợ. - Ngày chồng tòng quân: nàng đau lòng, dặn dò và mong chồng bình an trở về. - Khi chồng ra trận: ở nhà một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sócẹ m chồng những ngày cuối đời. → Là người vợ hiền lành, đảm đang, đầy đủ “công - dung - ngôn - hạnh” đáng ngưỡng mộ. → Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ với những phẩm hạnh tốt đẹp. b. Số phận bi kịch của Vũ Nương - Nguyên nhân: khi chồng bế con ra thăm mộ mẹ, đứa nhỏ đã tiết lộ bố nó đêm nào cũng đến thăm nó → Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông. - Khi Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi ặm c cho nàng van xin và thanh minh. → Người phụ nữ không được tự quyết định số phận của mình mà phải phụ thuộc vào người đàn ông tỏng gia đình. Tuy mình bị oan nhưng không được thanh minh. - Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã ảnh y sông tự tử. → Đau khổ, xót thương trước số phận bất hạnh của nàng sau những điều tốt đẹp nàn dã làm cho nhà chồng.
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Sau này, khi Trương Sinh hiểu ra oan khuất của nàng đã vô cùng đau xót nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa mà mãi ở lại nơi thủy cung. → Đây được coi là cái kết vừa có hậu vừa đoản hậu của Vũ Nương: cóậ h u vì cuối cùng nàng cũng được minh oan và khiến cho người làm nàng đau ổkh là Trương Sinh nhận ra lỗi lầm, ân hận về lỗi lầm đó; đoản hậu vì nàng không được quay lại nhân gian để sống tiếp kiếp người, để nhận lại phúc đức sau những nghĩa cử cao đẹp nàng đã làm. 3. Kết bài - Khẳng định lại vẻ đẹp, số phận của Vũ Nương và giá trị của tác phẩm. ĐỀ SỐ 2 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Trên bao dặm đường dài của cuộc đời, có thể cũng có lúc con chồn chân, mỏi gối và đớn đau. Đó chưa hẳn là bất hạnh đâu con ạ. Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc. Mẹ không cầu chúc con may mắn. Mẹ không cầu chúc con sung sướng, hạnh phúc hơn người. Mẹ chỉ mong muốn con của mẹ luôn là một CON NGƯỜI có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và với non sông, đất nước này. (Trích: Thư mừng sinh nhật con gái 21 tuổi – nguồn: Giáo dục, Vietnamnet) Câu 1: Người mẹ cầu chúc điều gì cho con mình? Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 3: Em hiểu thế nào về câu: “Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc.” II. Làm văn (6đ): Phân tích vẻ đẹp người lao động trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. Đọc hiểu văn bản Câu 1: Người mẹ cầu chúc cho con mình luôn là một CON NGƯỜI có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và với non sông, đất nước này.
  4. Câu 2: Nội dung: người mẹ đã giúp con nhìn ậnh n cuộc sống, hướng con đến giá trị làm một con người chân chính, đó là con người có trách nhiệm với chính mình từ suy nghĩ, hành động, ứng xử, có trách nhiệm với cộng đồng, mình vì mọi người và trách nhiệm cống hiến với non sông đất nước. Câu 3: Câu nói mang ý nghĩa: cuộc đời của mỗi con người từ khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành sẽ phải trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió thì mới có thể đúc rút ra ữnh ng bài học để hoàn thiện bản thân. Có trải qua sóng gió, chúng ta mới thêm trân trọng và thấy những lúc bình yên, hạnh phúc vô cùng đáng giá. II. Làm văn (6đ): Dàn ý phân tích vẻ đẹp người lao động trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá 1. Mở bài - Giới thiệu nhà thơ Huy Cận và bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. 2. Thân bài a. Khổ thơ 1 và 2: - Hoàn cảnh ra khơi: Buổi hoàng hôn ấm áp, yên bình. - Vũ trụ là một ngôi nhà lớn mà màn đêm là cánh cửa, ngọn sóng là then. → Giữa lúc thiên nhiên nghỉ ngơi thì con người lại bắt đầu công cuộc lao động của mình. - "Đoàn thuyền đánh cáạ l i ra khơi", từ "lại" vừa tạo ra sự đối lập giữa tứ thơ ở hai câu trên và hai câu thơ dưới, vừa biểu hiện sự lặp lại của công việc giống như mọi ngày, giống như bao nhiêu năm tháng đã đã qua đoàn thuyền đánh cá vẫn tiếp tục ra khơi không ngừng nghỉ. - Con người lao động không mệt mỏi, luôn vững tinh thần, công việc dù có lặp lại nhưng không hề nhàm chán vẫn mang đến những cảm giác, phấn chấn, náo nức, say mê ở người ngư dân. b. Khổ 3: - Những câu hát vui tươi cất lên đã sưởi ấm cái màn đêm tăm tối, khơi gợi niềm phấn khởi trong con người, xua đi những khó khăn ệm t mỏi, mang lại một không khí lao động vô cùng hào hùng và lãng mạn. - "Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!", câu hát ớv i một tâm hồn ngập tràn niềm vui và sức sống, niềm trông đợi vào một mẻ lưới đầy. Cách xưng hô, thân thiết mời gọi ấy càng kéo gần khoảng cách giữa mẹ thiên nhiên và con người. c. Khổ 4 và 5
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Hình ảnh con thuyền đánh cá ữgi a đêm trăng, vừa mang vẻ đẹp lãng mạn, thi vị lại vừa hào hùng và mạnh mẽ, đồng thời miêu tả sự giàu có nơi ểbi n cả. - Con người không chỉ lao động bằng sức mạnh mà còn dựa vào lòng dũng cảm, sẵn sàng ra tận khơi xa "dò bụng bể", đồng thời còn vận dụng đầu óc để vạch ra kế hoạch rõ ràng, tạo "thế trận lưới vây giăng" sao cho được nhiều cá, tôm. d. Khổ 6: - Vẻ đẹp của người ngư dân còn hiện lên thông qua tấm lòng yêu mến và trân trọng thiên nhiên. "Ta kéo xoăn tay chùm cá ặn ng", câu thơ vừa thể hiện chuyến ra khơi bội thu của những người nông dân, cũng thể hiện sức mạnh của họ trong công việc kéo lưới giữa biển khơi đầy vất vả. e. Khổ 7: - Khúc ca khải hoàn trở về với chuyến bội thu. - Vẻ đẹp lớn lao kì vĩ của người lao động sánh ngang với thiên nhiên, con người đã dần đứng lên trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, họ có lòng tự tin, tinh thần hăng say lao động không ngừng nghỉ. 3. Kết bài Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. ĐỀ SỐ 3 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi Lưng núi thì to mà lưng mẹ ngỏ Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2 (1đ): Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn thơ? Nêu tác dụng. Câu 3 (2,5đ): Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về hình ảnh người mẹ trong đoạn thơ trên.
  6. II. Làm văn (6đ): Nêu cảm nhận của em về nhân vật anh Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. Đọc hiểu văn bản Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của tác giả Nguyễn Khoa Điềm. Câu 2 (1đ): - Biện pháp nghệ thuật: so sánh (Lưng núi - lưng mẹ) và ẩn dụ (ví em bé là mặt trời của mẹ). - Tác dụng: phép so sánh nhấn mạnh nỗi vất vả của người mẹ khi phải một tay làm cả nương ngô rộng lớn. Ẩn dụ để thể hiện tình yêu thương vô ờb bến của mẹ dành cho đứa con bé bỏng, con giống như mặt trời của cuộc đời mẹ. Câu 3 (2,5đ): - Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào những gợi ý sau: Người mẹ trong đoạn văn trên là người mẹ chăm chỉ, tần tảo làm việc không chỉ để nuôi con mà còn để giúp đỡ người chiến sĩ, giúp đỡ cách mạng. Người mẹ trên có một tình yêu thương con vô bờ bến, sẵn sàng hi sinh mọi thứ vì con. Là người mẹ đại diện cho Người mẹ Việt Nam anh hùng. II. Làm văn (6đ): Dàn ý cảm nhận nhân vật ông Sáu 1. Mở bài - Giới thiệu truyện ngắn Chiếc lược ngà và nhân vật anh Sáu. 2. Thân bài a. Ngày trở về - Tâm trạng: vui vẻ, háo hức vì được gặp lại bố mẹ, vợ sau bao ngày xa cách, đặc biệt là cô con gái bé bỏng. Không biết con gái đã ớl n thế nào, trong nó ra sao, nó có vui khi gặp lại mình không. - Cảnh quê nhà: không có gì thay đổi nhiều, vẫn thân thuộc, gần gũi như xưa. b. Khi gặp con gái
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Cất tiếng gọi xúc động nhưng nó chỉ tròn mắt nhìn, coi mình như người xa lạ → xúc động đến mức vết thẹo trên mặt giật giật. - Vẫn kiên trì gọi con, muốn ôm con vào lòng, thấy nó sợ hãi, chạy lại chỗ vợ thì buồn bã, thất vọng, đáng thương. - Suốt ba ngày ở nhà chỉ quanh quẩn bên cô con gái, nhưng càngỗ v về thì nó càng đẩy anh ra xa. Mong muốn được gọi một tiếng ba nhưng bé chẳng bao giờ chịu gọi. c. Cuộc đối thoại của hai cha con - Khi má bảo gọi ba vào ăn cơm, bé chỉ nói trống không “Vô ăn cơm, cơm chín rồi”. chỉ biết cười gượng gạo vì buồn mà không thể khóc. - Khi bé nói trống không nhờ anh Sáu chắt nước cơm, anh Sáu ờv như không nghe thấy với mong mỏi nó gọi tiếng ba nhưng nó tự loay hoay làm mà không cần anh Sáu giúp đỡ. - Trong bữa cơm, anh Sáu gặp cho nó miếng trứng cá ngon nhất nhưng nó đã dùng đũaấ h t ra, quá cáu giận, anh Sáu đã vung tay đánh vào manh nó. Những tưởng nó sẽ khóc nhưng không, nó imặ l ng, gắp miếng trứng cá bỏ lại bát rồi bỏ đi sang ngoại → anh Sáu vô cùng buồn bã và ăn năn. d. Cảnh chia tay - Anh Sáu bận rộn tiếp đón bà con làng xóm mà không để ý gì đến con nữa. Nhưng khuôn mặt nó không còn bướng bỉnh như mọi khi mà trở nên buồn rầu. - Đến lúc chia tay, anh Sáu chào mọi người và quay sang chào con. Lúc này, mọi thứ như vỡ òa, bé cất tiếng gọi ba đầu tiên. Bé chạy đến ôm lấy anh Sáu, hôn cùng khắp và giữ không cho anh Sáu đi ra chiến trường. - Anh Sáu ôm con, rút khăn lau nước mắt, nhưng nó dứt khoát không cho anh Sáu đi. - Mọi người khuyên bảo Thu để anh Sáu ra chiến trường, nó muốn anh Sáu mua cho nó chiếc lược. anh Sáu ồđ ng ý. Anh Sáu và con chia tay nhau trong cảnh vô cùng bịn rịn, xúc động. - Anh Sáu trở lại chiến trường nhưng trong lòng không bao giờ quên lời hứa với con. 3. Kết bài - Khái quát lại ý nghĩa câu chuyện. ĐỀ SỐ 4 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Nếu là chim tôi sẽ làm loài bồ câu trắng Nếu là hoa tôi sẽ làm một đóa hướng dương Nếu là mây tôi sẽ làm một vầng mây ấm Là người tôi sẽ chết cho quê hương. Là chim tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm Cùng muôn trái tim ngất say hòa bình (Trích: Tự nguyện - Nhạc và lời : Trương Quốc Khánh) Câu 1: Nếu được trở thành những thứ khác, tác giả muốn trở thành gì? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Câu 3: Viết đoạn văn nêu bài ọh c mà em rút ra từ đoạn thơ trên. II. Làm văn (6đ): Phân tích vẻ đẹp và số phận bi kịch của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. Đọc hiểu văn bản Câu 1: Tác giả muốn trở thành: chim bồ câu trắng, đóa hoa hướng dương, vầng mây ấm. Câu 2: Nội dung chính của văn bản: Thể hiện những khát vọng về lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên: Sống ngay thẳng, vượt qua khó khăn gian khổ, cống hiến, hi sinh vì hòa bình, vì độc lập dân tộc. Câu 3: - Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào những gợi ý sau: Bài học được rút ra từ đoạn văn: Khát ọv ng sống cao đẹp, nguyện dâng hiến, hi sinh bản thân vì quê hương, đất nước. Bàn luận: Tuổi trẻ ngày nay tiếp bước lí tưởng sống cao đẹp của cha anh, ra sức học tập, rèn luyện bản thân, đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
  9. Cần nhận thức được tính thôi thúc trong lời câu hát: Hãy sống vì Tổ Quốc. Từ đó rút ra ữnh ng bài học hành động phù hợp cho bản thân. II. Làm văn (6đ): Dàn ý Phân tích vẻ đẹp và số phận bi kịch của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, “Chuyện người con gái Nam Xương” vàẻ v đẹp, số phận bi kịch của Vũ Nương. 2. Thân bài a. Vẻ đẹp của Vũ Nương - Vũ Nương là cô gái xinh đẹp: tư dung tốt đẹp. - Là cô gái có đức tính tốt đẹp: thùy mị, nết na. → Khiến chàng Trương đem lòng yêu ếm n và cưới về làm vợ. - Ngày chồng tòng quân: nàng đau lòng, dặn dò và mong chồng bình an trở về. - Khi chồng ra trận: ở nhà một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sócẹ m chồng những ngày cuối đời. → Là người vợ hiền lành, đảm đang, đầy đủ “công - dung - ngôn - hạnh” đáng ngưỡng mộ. → Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ với những phẩm hạnh tốt đẹp. b. Số phận bi kịch của Vũ Nương - Nguyên nhân: khi chồng bế con ra thăm mộ mẹ, đứa nhỏ đã tiết lộ bố nó đêm nào cũng đến thăm nó → Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông. - Khi Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi ặm c cho nàng van xin và thanh minh. → Người phụ nữ không được tự quyết định số phận của mình mà phải phụ thuộc vào người đàn ông tỏng gia đình. Tuy mình bị oan nhưng không được thanh minh. - Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã ảnh y sông tự tử. → Đau khổ, xót thương trước số phận bất hạnh của nàng sau những điều tốt đẹp nàn dã làm cho nhà chồng. - Sau này, khi Trương Sinh hiểu ra oan khuất của nàng đã vô cùng đau xót nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa mà mãi ở lại nơi thủy cung. → Đây được coi là cái kết vừa có hậu vừa đoản hậu của VũNương: có ậh u vì cuối cùng nàng cũng được minh oan và khiến cho người làm nàng đau ổkh là Trương Sinh nhận ra lỗi lầm, ân hận về lỗi lầm đó; đoản hậu vì nàng không được quay lại nhân gian để sống tiếp kiếp người, để nhận lại phúc đức sau những nghĩa cử cao đẹp nàng đã làm.
  10. 3. Kết bài - Khẳng định lại vẻ đẹp, số phận của Vũ Nương và giá trị của tác phẩm. ĐỀ SỐ 5 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta trông thấy đều là cơ ộh i, bởi vì càng khó khăn cơộ h i càng lớn. Tôi nghĩ rằng không lười biếng và phải dũng ảc m, hai cái đấy tạo ra cơ hội. Các bạn đừng sợ. Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng. Mọi khó khăn là ềđi m báo tạo cơ hội. Câu 1: Theo tác giả, kẻ thù lớn nhất của chúng ta là gì? Các yếu tố tạo nên cơ hội là gì? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. Câu 3: Từ nội dung của đoạn văn, hãy nêu bài ọh c mà anh/chị rút ra được để hoàn thiện mình. II. Làm văn (6đ): Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 I. Đọc hiểu văn bản Câu 1: Kẻ thù lớn nhất của chúng ta là sự lười biếng. Các yếu tố tạo nên cơ hội là không lười biếng và phải dũng cảm. Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn: nêu ra những tác hại của việc lười biếng, thuyết phục con người nên dũng cảm, không lười biếng để tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn. Câu 3: Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau: - Nêu ra tác hại của sự lười biếng đối với bản thân. - Tại sao chúng ta không nên lười biếng và phải dũng ảc m. - Bản thân em đã, đang và sẽ làm gì để có thể nắm bắt được mọi cơ hội.
  11. II. Làm văn (6đ): Dàn ý Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”. 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, Truyện Kiều, đoạn thơ “Chị em Thúy Kiều” và nhân ậv t Kiều. 2. Thân bài a. Bốn câu thơ đầu - Kiều được giới thiệu là con gái viên quan ngoại đang ở tuổi cập kê. - Là cô gái xinh đẹp mười phân vẹn mười. → Gây ấn tượng sâu sắc với bạn đọc. b. “Kiều càng sắc sảo mặn mà Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” - Nguyễn Du giới thiệu vẻ đẹp của Kiều sau Vân càng làm nổi bật vẻ đẹp của nàng. - Kiều đẹp vẻ đẹp “sắc sảo, mặn mà” khiến người ta phải say đắm. - Vân vốn là cô gái tài sắc vẹn toàn thì Kiều cả tài và sắc “lại là phần hơn”, trong xã hội khó ai sánh bằng nàng. - Vẻ đẹp đằm thắm, xanh tươi mơn mởn: Mắt đẹp trong như sắc nước mùa thu, lông mày thanh tú xinh xắn như dáng núi mùa xuân khiến cho "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh" - Các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, thậm xứng với sự vận dụng tinh tế thi liệu cổ tạo nên những vần thơ đẹp gợi cảm. c. “Một hai nghiêng nước nghiêng thành Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương” - Hóa công như đã ưu đãi dành cho ềKi u tất cả "Sắc đành đòi ộm t, tài đànhọ h a hai". Sắc đẹp của Kiều chỉ có một trên đời, còn phần tài năng, ọh a lắm mới có người thứ hai. - Thông minh bẩm sinh "tính trời", tài hoa lỗi lạc xuất chúng: thơ tài,ọ h a giỏi, đàn hay; môn nghệ thuật nào nàng cũng ệtuy t giỏi, cũng thành "nghề", "ăn đứt" thiên hạ.
  12. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Nguyễn Du đã không tiếc lời ca ngợi Thúy Kiều bằng một số từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối: vốn sẵn tính trời, pha nghề, đủ mùi làu bậc nghề riêng ăn đứt d. “Khúc nhà tay dựng nên chương Tường đông ong bướm đi về mặc ai.” - Sắc đẹp kiều diễm "hoa ghen liễu hờn " với bản đàn "Bạc mệnh" mà nàng sáng tác ra "lại càng não nhân" như gợi ra trong tâm hồn chúng ta một ám ảnh "định mệnh". - Thúy Kiều không chỉ có tài sắc mà còn có đức hạnh. Nàng được hưởng một nền giáo dục theo khuôn khổ của lễ giáo, của gia phong. Tuy sống trong cảnh "phong lưu rất mực hồng quần", đã tới "tuần cập kê" nhưng nàng là một thiếu nữ có gia giáo, đức hạnh. 3. Kết bài - Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.