Đề thi học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đặng Thai Mai (Có đáp án)

ĐỀ SỐ 1 
I. Đọc hiểu văn bản (4đ): 
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: 
“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ 
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, 
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa 
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa” 
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên) 
Câu 1 (1đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? 
Câu 2 (1,5đ): Tâm trạng của tác giả khi gặp lại nhân dân được thể hiện như thế nào? 
Câu 3 (1,5đ): Đoạn thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng. 
II. Làm văn (6đ):
pdf 12 trang Phương Ngọc 14/03/2023 3660
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đặng Thai Mai (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_truong_t.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đặng Thai Mai (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS ĐẶNG THAI MAI ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa” (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên) Câu 1 (1đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (1,5đ): Tâm trạng của tác giả khi gặp lại nhân dân được thể hiện như thế nào? Câu 3 (1,5đ): Đoạn thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng. II. Làm văn (6đ): Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. Đọc hiểu văn bản Câu 1 (1đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do. Câu 2 (1,5đ): Tâm trạng của tác giả khi gặp lại nhân dân được thể hiện: như nai về suối cũ; cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa; đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Trang | 1
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai → Như được hồi sinh trở lại, tràn đầy năng lượng và sức sống. Câu 3 (1,5đ): - Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: so sánh (niềm vui của nhà thơ khi gặp lại nhân dân được so sánh với nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa; đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. - Tác dụng: nhấn mạnh, lột tả niềm vui mừng khôn siết khi gặp lại nhân dân của tác giả đồng thời làm cho câu thơ thêm giàu hình ảnh hơn, thu hút bạn đọc. II. Làm văn (6đ): Dàn ý Suy nghĩ về nhân vật Vũ Nương 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, “Chuyện người con gái Nam Xương” và vẻ đẹp, số phận bi kịch của Vũ Nương. 2. Thân bài a. Vẻ đẹp của Vũ Nương - Vũ Nương là cô gái xinh đẹp: tư dung tốt đẹp. - Là cô gái có đức tính tốt đẹp: thùy mị, nết na. → Khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ. - Ngày chồng tòng quân: nàng đau lòng, dặn dò và mong chồng bình an trở về. - Khi chồng ra trận: ở nhà một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sóc mẹ chồng những ngày cuối đời. → Là người vợ hiền lành, đảm đang, đầy đủ “công - dung - ngôn - hạnh” đáng ngưỡng mộ. → Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ với những phẩm hạnh tốt đẹp. b. Số phận bi kịch của Vũ Nương - Nguyên nhân: khi chồng bế con ra thăm mộ mẹ, đứa nhỏ đã tiết lộ bố nó đêm nào cũng đến thăm nó → Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông. - Khi Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi mặc cho nàng van xin và thanh minh. → Người phụ nữ không được tự quyết định số phận của mình mà phải phụ thuộc vào người đàn ông tỏng gia đình. Tuy mình bị oan nhưng không được thanh minh. Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã nhảy sông tự tử.
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai → Đau khổ, xót thương trước số phận bất hạnh của nàng sau những điều tốt đẹp nàn dã làm cho nhà chồng. - Sau này, khi Trương Sinh hiểu ra oan khuất của nàng đã vô cùng đau xót nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa mà mãi ở lại nơi thủy cung. → Đây được coi là cái kết vừa có hậu vừa đoản hậu của Vũ Nương: có hậu vì cuối cùng nàng cũng được minh oan và khiến cho người làm nàng đau khổ là Trương Sinh nhận ra lỗi lầm, ân hận về lỗi lầm đó; đoản hậu vì nàng không được quay lại nhân gian để sống tiếp kiếp người, để nhận lại phúc đức sau những nghĩa cử cao đẹp nàng đã làm. 3. Kết bài - Khẳng định lại vẻ đẹp, số phận của Vũ Nương và giá trị của tác phẩm. ĐỀ SỐ 2 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? (Tiếng thu - Lưu Trọng Lư) Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0,5đ): Kể tên những sự vật được nhắc đến trong hai khổ thơ trên. Câu 3 (1đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng. Câu 4 (2đ): Từ bài thơ trên hãy trình bày cảm nhận của em về mùa thu. II. Làm văn (6đ): Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa pa. HẾT
  4. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. Đọc hiểu văn bản Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ năm chữ. Câu 2 (0,5đ): Những sự vật được nhắc đến trong khổ thơ: mùa thu, trăng mờ, rừng thu, lá thu, con nai vàng. Câu 3 (0,75đ): - Biện pháp nghệ thuật: điệp cấu trúc: “Em không nghe ?” - Tác dụng: Làm cho bài thơ giàu chất nhạc như là lời tâm tình với người yêu. Câu 4 (2đ): Cảm nhận về mùa thu: - Thiên nhiên: thời tiết dịu mát hơn, lá xanh dần úa vàng, không gian gợi chút buồn man mác. - Con người: mùa tựu trường, rằm trung thu II. Làm văn (6đ): Dàn ý phân tích nhân vật anh thanh niên 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long, tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa và dẫn dắt vào nhân vật anh thanh niên. 2. Thân bài - Anh thanh niên là người làm công tác khí tượng thủy văn, đó gió, đo mây. - Anh tự sắp xếp cuộc sống, dù một mình ở trên đỉnh núi cao anh vẫn có bầy gà đẻ trứng, có trà ngon, có vườn hoa. - Anh chàng này “thèm người”, sống một mình trên núi nên anh luôn muốn gặp con người dù chỉ một chút, anh muốn nhìn thấy họ, muốn nghe giọng nói của họ. Có khi anh còn để cây ngang đường để có thể gặp người nói chuyện vài câu. - Anh luôn sống trong tinh thần lạc quan, một trái tim ấm áp, yêu đời. Anh đã vui sướng biết bao khi kể về câu chuyện khi kịp phát hiện ra các đám mây khô mà từ đó quân ta đã hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Anh rất khiêm tốn, khi biết họa sĩ muốn vẽ mình, anh đã từ chối, anh kể ra rất nhiều người khác phải hi sinh như thế nào, chứ mình không là gì cả. - Anh tâm sự với mọi người “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Qua chi tiết này, anh thanh niên hiện lên là một người không ngại khó khăn, thử thách vẫn dấn thân vào con đường biết rằng không mấy bình lặng. 3. Kết bài - Khái quát lại nhân vật anh thanh niên và nội dung, ý nghĩa của tác phẩm. ĐỀ SỐ 3 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa! (Bếp lửa - Bằng Việt) Câu 1 (0,5đ): Thói quen của bà là gì? Câu 2 (0,5đ): Kể tên những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ. Câu 3 (1đ): Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng. Câu 4 (2đ): Từ nội dung chính của đoạn thơ, viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình cảm bà cháu. II. Làm văn (6đ): Đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng kể lại câu chuyện. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. Đọc hiểu văn bản
  6. Câu 1 (0,5đ): Thói quen của người bà là dậy sớm và nhóm bếp lửa. Câu 2 (0,5đ): Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ: lận đận, tâm tình, thiêng liêng. Câu 3 (1đ): - Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ: đảo ngữ (đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ (lận đận đời bà ; nhóm ) - Tác dụng: nhấn mạnh vào từ ngữ ở đầu câu, giúp bạn đọc hình dung ra nỗi vất vả của bà cũng như hiểu hơn về cuộc đời bà. Câu 4 (2đ): - Nội dung của đoạn thơ: nỗi nhớ của người cháu về những kỉ niệm bên bà đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương với bà. - Suy nghĩ về tình cảm bà cháu: tình cảm bà cháu là tình cảm cao đẹp, nhất là khi từ nhỏ cháu đã gắn bó bên bà, được bà yêu thương, chăm sóc. II. Làm văn (6đ): Dàn ý đóng vai người lính kể lại bài thơ Ánh trăng 1. Mở bài Dẫn dắt, giới thiệu bản thân và hoàn cảnh câu chuyện. 2. Thân bài a. Tuổi thơ trong kí ức người lính - Sống cùng sông rừng biển cả, hòa mình trong thiên nhiên mát lành và hồn nhiên vô lo vô nghĩ. - Chiến tranh bất ngờ ập đến, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc và bảo vệ quê hương, cùng các bạn lên đường nhập ngũ. - Những năm tháng chiến tranh gian khổ: vẫn hòa mình giữa thiên nhiên núi rừng chiến khu, cảnh vật ít nhiều có sự thay đổi. - Mỗi lần ngẩng đầu lên, vầng trăng tình nghĩa vẫn yên lặng ở đó: ngỡ bản thân sẽ không bao giờ quên vầng trăng ấy. b. Cuộc sống đầy đủ tiện nghi thời hiện đại
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Hai miền Nam - Bắc của Tổ quốc được thống nhất, độc lập và tự do: rời đơn vị và trở về quê nhà, sống một cuộc sống bình thường, an ổn. - Chuyển về thành phố xa hoa rực rỡ ánh đèn, gian khổ khó nhọc trước kia bỗng chốc phai mờ trong tâm trí → Những kí ức cùng vầng trăng tình nghĩa cũng vô tình bị lãng quên từ bao giờ chẳng hay. c. Sự bừng tỉnh và hối hận - Ánh sáng vầng trăng đã đột nhiên ghé tới, đánh thức tâm hồn và gợi lên nhiều cảm xúc khó tả. Trên cao, trăng vẫn tròn vành vạnh, tỏa ánh sáng bàng bạc bao phủ khắp muôn nơi → hối hận, bừng tỉnh, nhận ra bấy lâu bản thân đã thờ ơ hững hờ với quá khứ tình nghĩa, với vầng trăng chung thủy. 3. Kết bài Khép lại dòng cảm xúc và nêu bài học chiêm nghiệm của bản thân. ĐỀ SỐ 4 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu đến bóng cây ta hãy uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2: Nêu những chi tiết miêu tả cuộc sống của tác giả? Câu 3: Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của hai câu thơ: Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao Câu 4: Qua bài thơ, em hiểu thế nào về cách sống của tác giả? Từ đó rút ra bài học gì cho bản thân? II. Làm văn (6đ):
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. Đọc hiểu văn bản Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Câu 2: Những chi tiết miêu tả cuộc sống của tác giả: một mai, một cuốc, một cần câu, thơ thẩn, sống ở nơi vắng vẻ, ăn uống đạm bạc (thu ăn măng trúc, đông ăn giá), xuân tắm hồ sen hạ tắm ao, uống rượu dưới bóng cây và coi thường vinh hoa phú quý. Câu 3: - Nét nghệ thuật đặc sắc: đối lập: (ta - người, dại - khôn, vắng vẻ - lao xao). - Tác dụng: nhấn mạnh sự an nhàn, mặc kệ sự đời, mặc kệ người đời cho là dại để tác giả sống một cuộc sống của mình. Câu 4: - Cách sống của tác giả: an nhàn, đạm bạc nhưng bình yên không bon chen, vướng bận sự đời. - Điều học tập được: không nên tranh giành, đấu đá nhau, bon chen trong xã hội mà cố gắng sống một cuộc sống bình yên, thanh thản, tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của cuộc sống. II. Làm văn (6đ): Dàn ý Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai. 2. Thân bài a. Khái quát về hoàn cảnh của nhân vật ông Hai - Nghe theo chính sách của Đảng, gia đình ông phải đi tản cư. - Ở nơi ở mới, ông tích cực tăng gia sản xuất nhưng luôn nhớ về ngôi làng của mình, không biết làng đã thay đổi ra sao. - Luôn nhớ về những kỉ niệm lúc còn ở làng.
  9. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Chán ngán nơi ở hiện tại và luôn mong được quay trở về làng. - Trước khi nghe tin làng theo giặc: Náo nức nghe ngóng thông tin của cuộc kháng chiến. b. Khi nghe tin làng theo giặc - Khi có người nhắc đến làng mình thì giật bắn người. - Khi nghe tin làng mình theo giặc: cổ nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân, lặng người đi, tưởng như không thể thở được, không tin vào những gì đã nghe. - Cố gắng lảng tránh tin đồn đó: đau đớn đến uất nghẹn, trả tiền nước, đứng dậy chèm chẹp miệng, cố cười nói to và đi về. - Nghe tiếng người khác chửi làng Việt gian theo giặc mà tưởng chửi mình, chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi, về đến nhà nằm vật ra giường, nhìn lũ con tủi thân nước mắt ông cứ giàn ra. - Cảm thấy tủi nhục, không dám đối mặt với người khác. Sợ bị đuổi phải quay lại làng nhưng lại kiên quyết không về cái làng theo giặc ấy. - Suốt mấy ngày chỉ ở nhà, khi nghe ai nhắc đến Việt gian hoặc chuyện đó thì giật mình, tủi nhục. - Sau khi biết làng mình không theo giặc thì vui vẻ trở lại, đi khoe khắp nơi về quá trình đánh giặc của làng mình như thể mình vừa trực tiếp tham gia chiến đấu với giọng đầy tự hào. 3. Kết bài Khái quát lại nhân vật ông Hai và nội dung, nghệ thuật của câu chuyện. ĐỀ SỐ 5 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “ Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều Rễ siêng không sợ đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
  10. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm ” (Trích "Tre Việt Nam", Nguyễn Duy) Câu 1: Cây tre ở đoạn thơ trên mang những phẩm chất gì? Câu 2: Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng. Câu 3: Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị về những đức tính quý báu được rút ra từ hình ảnh cây tre. II. Làm văn (6đ): Phân tích bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 I. Đọc hiểu văn bản Câu 1: Cây tre mang những phẩm chất: khiêm tốn, chịu thương chịu khó, lạc quan, đoàn kết. Câu 2: - Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ: nhân hóa (cây tre mang những phẩm chất tốt đẹp của con người). - Tác dụng: tô điểm, nhấn mạnh vẻ đẹp của cây tre. Câu 3: - Cảm nhận về những đức tính quý báu được rút ra từ hình ảnh cây tre: Là hình ảnh đại diện cho những đức tính quý báu của con người Việt Nam. Là tấm gương để con người học tập noi theo. Thêm tự hào về bản chất mộc mạc mà cao đẹp đó. II. Làm văn (6đ): Dàn ý Phân tích bài thơ Đồng chí 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí. 2. Thân bài
  11. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai a. Đoạn thơ thứ nhất (Quê hương anh Đồng chí!). - Giới thiệu quê hương, xuất thân của mình và đồng đội: “nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá” → cùng chung cảnh ngộ nghèo khó, là những người nông dân chất phác, mộc mạc. - Hoàn cảnh quen biết: “chẳng hẹn quen nhau”: chiến tranh đã đưa những người nông dân này thành chiến sĩ chiến đấu cùng nhau, thân quen nhau và trở thành đôi bạn thân thiết. - “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”: sự kề vai sát cánh, song hành cùng nhau trên khắp những ngả đường chiến đấu. - “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”: không chỉ bên nhau trong những chặng đường chiến đấu, họ còn bên nhau trong cuộc sống thường nhật ở chiến trường, chia sẻ với nhau những điều nhỏ nhặt nhất và trở thành người bạn tri kỉ của nhau. - “Đồng chí!”: hai tiếng đồng chí thiêng liêng vang lên để khẳng định cho tình bạn keo sơn của hai người chiến sĩ từ sự thấu hiểu đến việc cùng chung lí tưởng. → Hình ảnh người chiến sĩ hiện lên chất phác, mộc mạc nhưng giàu tình cảm khiến người đọc thêm thương mến, yêu thương. b. Đoạn thơ tiếp theo (Ruộng nương trán ướt mồ hôi) - Sự thấu hiểu cho hoàn cảnh của người đồng chí: ruộng nương gửi lại cho người bạn ở quê hương, gian nhà để trống mặc kệ gió có lay động, giếng nước gốc đa trống trải vì thiếu đi bóng dáng con người. → Cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn nhưng, phải vất vả mưu sinh nhưng họ vẫn gửi lại phía sau để chiến đấu dành độc lập cho tổ quốc. - Quay lại thực tại chiến đấu: cơn sốt rét rừng (từng cơn ớn lạnh, sốt run người, trán đẫm mồ hôi) → hoàn cảnh chiến đấu vô cùng khắc nghiệt, gian khổ. c. Đoạn thơ tiếp theo (Áo anh rách vai nắm lấy bàn tay) - Thực tế ở chiến trường: người chiến sĩ không có lấy một manh áo lành lặn để mặc, chiếc quần cũng là từ chắp vá từ mảnh vải bỏ đi mà thành thế mà vẫn phải chống chọi với cái rét. Sự lạc quan của người lính được thể hiện ở nụ cười tươi rói giữa mùa đông buốt giá. - Giữa nơi rừng núi hoang vu đầy gai góc, chưa kể đến bom đạn nguy hiểm, người chiến sĩ không có lấy một đôi giày để đi bảo vệ đôi chân của mình, chính vì hoàn cảnh khó khăn thế mà họ hiểu nhau hơn, họ trao nhau cái nắm tay thay cho tình thương, sự đồng cảm, thấu hiểu. d. Khổ thơ cuối cùng - Không gian: ban đêm, nơi rừng hoang sương muốn.
  12. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Hình ảnh người lính: đứng canh gác cạnh nhau giữa trời đất để chờ giặc tới. - “Đầu súng trăng treo” hình ảnh liên tưởng thú vị, mũi súng ngửa lên trời giống như chiếc giá đỡ ánh trăng tròn, tạo cảm giác thi vị, làm cho người đọc hiểu thêm về khung cảnh chiến đấu. 3. Kết bài Nêu khái quát lại nội dung, nghệ thuật và giá trị của tác phẩm.