Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 9 (Có hướng dẫn và thang điểm)

Câu 1. Văn bản nào sau đây không phải là văn bản tự sự?

A. Bàn về đọc sách.

B. Những ngôi sao xa xôi.

C. Bến quê.

D. Bố của Xi - mông.

Câu 2. Bài thơ “Nói với con” được sáng tác trong thời kì nào?

A. Trước Cách mạng tháng 8.

B. Trong kháng chiến chống Pháp.

C. Trong kháng chiến chống Mĩ.

D. Sau 1975.

Câu 3. Câu văn sau đây chứa thành phần biệt lập nào?

“Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.”(Lão Hạc - Nam Cao)

A. Thành phần cảm thán.

B. Thành phần phụ chú.

C. Thành phần tình thái.

D. Thành phần gọi - đáp.

doc 5 trang Quốc Hùng 02/08/2023 1520
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 9 (Có hướng dẫn và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_9_de_9_co_huong_dan_va_thang_die.doc

Nội dung text: Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 9 (Có hướng dẫn và thang điểm)

  1. Đề thi Học kì 2 Văn 9 có đáp án - Đề 9 ĐỀ BÀI: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM(2,0 điểm) Viết phương án trả lời đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi Câu 1. Văn bản nào sau đây không phải là văn bản tự sự? A. Bàn về đọc sách. B. Những ngôi sao xa xôi. C. Bến quê. D. Bố của Xi - mông. Câu 2. Bài thơ “Nói với con” được sáng tác trong thời kì nào? A. Trước Cách mạng tháng 8. B. Trong kháng chiến chống Pháp. C. Trong kháng chiến chống Mĩ. D. Sau 1975. Câu 3. Câu văn sau đây chứa thành phần biệt lập nào? “Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.”(Lão Hạc - Nam Cao) A. Thành phần cảm thán. B. Thành phần phụ chú. C. Thành phần tình thái. D. Thành phần gọi - đáp. Câu 4. Trong những đề bài sau, đề bài nào thuộc kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí? A. Suy nghĩ về tình trạng bạo lực học đường hiện nay. B. Suy nghĩ về những con người không chịu thua số phận.
  2. C. Suy nghĩ về ý nghĩa câu tục ngữ “Có chí thì nên”. D. Suy nghĩ về hiện tượng ô nhiễm môi trường hiện nay. II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 5 (3,0 điểm). Cho đoạn văn sau: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.” (Ngữ văn 9 - Tập 2) a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? b) Chỉ rõ những phép liên kết trong đoạn trích. c) Câu văn “Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.”là câu đơn hay câu ghép? Câu 6 (5,0 điểm). Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” ( Lê Minh Khuê). HẾT HƯỚNG DẪN VÀ THANG ĐIỂM: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm Câu hỏi Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Đáp án A D B C II. PHẦN TỰ LUẬN(8.0 điểm) Câu 5: (3.0 điểm) Phần Nội dung Điểm
  3. - Trích trong văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ” 0.5 a - Tác giả: Nguyễn Đình Thi. 0.5 - Phép thế (anh - nghệ sĩ; cái đã có rồi – những vật liệu mượn ở 0.5 thực tại) 0.25 b - Phép lặp (tác phẩm) 0.25 - Phép nối (nhưng) 0.25 - Phép liên tưởng (nghệ thuật - nghệ sĩ - tác phẩm) c - Câu ghép 0.75 Câu 6: (5.0 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng tiêu biểu, cảm xúc chân thực, diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp *Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể nêu cảm nhận của mình theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tùy tiện. Bài viết phải làm nổi bật được vẻ đẹp của nhân vật Phương Định. Cụ thể cần đảm bảo những ý cơ bản sau: Phần Nội dung Điểm - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. A. Mở bài 0.5 - Dẫn vấn đề nghị luận: vẻ đẹp của nhân vật Phương Định. 1. Khái quát: -Hoàn cảnh sống và chiến đấu: vô cùng khắc nghiệt , nguy hiểm, luôn cận kề cái chết (ở trong một cái hang dưới chân cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mỹ diễn ra ác liệt.Công việc hàng ngày là quan sát địch ném bom, đếm số bom chưa nổ và phá 0.5 bom)
  4. 2. Vẻ đẹp của Phương Định: a. Vẻ đẹp hình thức: - Là cô gái Hà Nội trẻ trung xinh đẹp: B. Thân bài + Bím tóc dày, mềm + Cổ cao kiêu hãnh 0.5 + Mắt đẹp + Được nhiều anh lính để ý b. Vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn: - Mang vẻ đẹp tâm hồn trong sáng của một cô gái Hà Nội thích làm 0.75 đẹp cuộc sống của mình ngay trong hoàn cảnh chiến trường: + Là cô gái nhạy cảm, tự ý thức được vẻ đẹp của bản thân (dẫn chứng) 0.5 + Hồn nhiên, mơ mộng, dễ xúc động, giàu ước mơ, lạc quan, yêu đời (dẫn chứng) - Tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác cao, quyết tâm hoàn thành 0.75 nhiệm vụ được giao (dẫn chứng) - Gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh, không quản khó khăn nguy hiểm nhất là trong một lần phá bom (dẫn chứng). 0.5 - Tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn (dẫn chứng) 3. Đánh giá: - Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định được xây dựng qua nghệ thuật truyện đặc sắc: sử dụng ngôi kể là nhân vật chính, có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung, đặc biệt thành công ở nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. - Phương Định vừa mang vẻ đẹp chung của các cô gái thanh niên xung 0.5 phong vừa có vẻ đẹp riêng rất đáng yêu: hồn nhiên, trong sáng, mơ mộng, nhưng cũng rất gan dạ dũng cảm. Ở nhân vật có sự kết hợp giữa vẻ đẹp bình dị và phẩm chất anh hùng. Đó là hình ảnh đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
  5. C. Kết bài - Khái quát vấn đề vừa trình bày. - Liên hệ với thế hệ trẻ hiện nay. 0.5