Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 9 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1. (2 điểm) Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài “ Sang thu” của Hữu Thỉnh:

                                   Sấm cũng bớt bất ngờ

                                   Trên hàng cây đứng tuổi

Câu 2.(2 điểm) Chỉ  ra các thành phần biệt lập trong các câu thơ sau:

                                   -  Sương chùng chình qua ngõ

                                      Hình như thu đã về.

                                                 (Hữu Thỉnh – Sang thu)

                                   -Ơi con chim chiền chiện

                                     Hót chi mà vang trời

                                                 ( Thanh Hải- Mùa xuân nho nhỏ).

docx 3 trang Quốc Hùng 07/08/2023 2180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 9 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_9_de_9_co_huong_dan_cham.docx

Nội dung text: Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 9 (Có hướng dẫn chấm)

  1. ĐỀ 9 ĐỀ THI HỌC KỲ II Môn: Ngữ Văn Lớp 9 Thời gian: 90 phút Câu 1. (2 điểm) Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài “ Sang thu” của Hữu Thỉnh: Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi Câu 2.(2 điểm) Chỉ ra các thành phần biệt lập trong các câu thơ sau: - Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. (Hữu Thỉnh – Sang thu) -Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời ( Thanh Hải- Mùa xuân nho nhỏ). Câu 3. (1 điểm) Chỉ ra các phép liên kết câu trong đoạn văn sau: Có thể nói, ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu, Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. (Lê AnhTrà) Câu 4.(5 điểm) Em hãy phân tích và nêu cảm nhận của mình về bài thơ “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương Hết A. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
  2. Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1 Sấm cũng bớt bất ngờ 2 điểm Trên hàng cây đứng tuổi - Tả thực về thiên nhiên: lúc sang thu sấm đã bớt bất 1 điểm ngờ, hàng cây đã vững vàng không còn giật mình vì tiếng sấm. -Ẩn dụ: Khi con người đứng tuổi, từng trải thì sẽ vững 1 điểm vàng hơn trước những tác động của ngoại cảnh, của cuộc đời. Câu 2 1 điểm - Thành phần tình thái (Hình như) 0,5 điểm - Thành phần gọi đáp (Ơi) 0,5 điểm Câu 3 * Yêu cầu: 2 điểm Chỉ ra đúng 2 phép liên kết câu trong đoạn * Cho điểm: - Phép thế “Người” thay cho “Chủ tịch Hồ Chí Minh” 1 điểm - Phép lặp: các từ “ văn hóa”, “ Người” được lặp lại nhiều lần trong các câu 1 điểm Câu 4 Yêu cầu chung : 5 điểm Thí sinh phải viết được một văn bản nghị luận thơ, cụ Biểu điểm thể là phân tích một bài thơ. Thí sinh phải trình bày được chấm: nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của - Điểm 4-5: Bài bài thơ “Viếng lăng Bác”. viết đúng các 2).Yêu cầu cụ thể: (Các ý chính cần có) yêu cầu trên, đủ *Mở bài: bố cục 3 phần, - Giới thiệu đôi nét về tác giả Viễn Phương. trình bày mạch - Niềm xúc động thiêng liêng của tác giả khi từ lạc, hành văn miền Nam ra thăm lăng Bác. lưu loát, bộc lộ *Thân bài: ( Phân tích nội dung và nghệ thuật từng khổ được cảm xúc, thơ) không sai lỗi ▪ Khổ thơ thứ nhất: chính tả, câu, - Câu thơ mở đầu: Như một lời thông báo, giọng điệu trang từ. nghiêm, tha thiết phù hợp với cảm xúc của người con miền - Điểm 2-3: Bài Nam lần đầu tiên ra thăm lăng Bác. viết đủ bố cục 3 phần; đúng
  3. - Hình ảnh ẩn dụ: “ Hàng tre” => thân thuộc của làng quê kiểu bài tự sự; Việt Nam, là biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường sử dụng đúng của dân tộc “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. - Hình ngôi kể; đảm ảnh “Hàng tre” được lặp lại ở cuối bài với một nét nghĩa bảo nội dung bổ sung “ cây tre trung hiếu” gây ấn tượng sâu sắc và thể sự việc được kể hiện dòng cảm xúc được trọn vẹn. nhưng vận ▪ Khổ thơ thứ 2: dụng các yếu tố - Được tạo nên từ hai cặp câu với hình ảnh thực và hình miêu tả, miêu ảnh ẩn dụ sóng đôi. tả nội tâm, biểu “Mặt trời trong lăng” nói lên sự vĩ đại của Bác, biểu hiện cảm, nghị luận sự tôn kính của nhà thơ đối với Bác. chưa sâu sắc; “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh còn sai ít lỗi ẩn dụ đẹp và rất sáng tạo, thể hiện lòng thành kính của chính tả, câu, nhân dân với Bác. từ. ▪ Khổ thơ thứ 3: - Điểm 1-2: Bài - Diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong viết sơ sài, lăng. thiếu nhiều ý; - Hình ảnh “Vầng trăng sáng dịu hiền” gợi nghĩ đến tâm hồn không kết hợp trong sáng và cao đẹp của Bác. được các yếu tố - Nỗi đau xót của nhà thơ được thể hiện trực tiếp Mà sao miêu tả, miêu nghe nhói ở trong tim. tả nội tâm, biểu ▪ Khổ thơ cuối: cảm, nghị luận; - Điệp từ Muốn làm thể hiện tâm trạng lưu luyến của tác hành văn lủng giả, muốn được ở mãi bên lăng Bác, muốn hoá thân vào củng, rời rạc; cảnh vật bên lăng Bác. bố cục không *Kết bài: đầy đủ, sai - Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ. nhiều lỗi câu, - Tác dụng, liên hệ. chữ. - Điểm 0: Lạc đề (lạc sang văn nghị luận hoặc kể lại truyện).