Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 6 (Có hướng dẫn và thang điểm)
Câu 1: ( 2 điểm)
Đọc câu thơ sau:
“Bỗng nhận ra hương ổi”
a) Chép tiếp ba câu còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ trên. Cho biết khổ thơ đó trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
b) Viết một đoạn văn ngắn diễn tả sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ đối với khổ thơ trên.
Câu 2: (1điểm)
Nêu điều kiện sử dụng hàm ý?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 6 (Có hướng dẫn và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_9_de_6_co_huong_dan_va_thang_die.doc
Nội dung text: Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 6 (Có hướng dẫn và thang điểm)
- Đề thi Học kì 2 Văn 9 có đáp án - Đề 6 ĐỀ BÀI: I - VĂN_TIẾNG VIỆT: ( 4 điểm). Câu 1: ( 2 điểm) Đọc câu thơ sau: “Bỗng nhận ra hương ổi” a) Chép tiếp ba câu còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ trên. Cho biết khổ thơ đó trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? b) Viết một đoạn văn ngắn diễn tả sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ đối với khổ thơ trên. Câu 2: (1điểm) Nêu điều kiện sử dụng hàm ý? Câu 3: (1điểm) Hãy xác định nội dung hàm ý của câu in đậm sau: a) Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên: - Cơm sôi rồi, nhão bây giờ! ( Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà ) b) Người nhà một bệnh nhân bệnh nặng hỏi bác sĩ: - Tình trạng của nhà tôi như thế nào bác sĩ? - Anh cứ yên tâm, còn nước còn tát! II - LÀM VĂN: ( 6 điểm). Hãy phân tích nét đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. HẾT
- HƯỚNG DẪN VÀ THANG ĐIỂM: Thang Câu Nội dung điểm I- VĂN_TIẾNG VIỆT a) Chép 3 câu thơ tiếp theo: ( Mỗi câu đúng cho 0,25đ) Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về - Khổ thơ trích trong bài “Sang thu” của Hữa Thỉnh. (0,25đ) 1.0đ b) Học sinh viết đoạn văn diễn tả cảm nhận tinh tế của nhà thơ bảo đảm các nội dung chính: - Cảm nhận tinh tế về buổi giao mùa từ cuối hạ sang thu qua các hình ảnh, cảnh vật: hương ổi chín nồng nàn trong gió se, lan tỏa, làn sương mỏng chùng chình, chuyển động chầm chậm Câu 1 từ cuối ngõ đến đầu thôn (0,5đ) - rạng thái, cảm giác của nhà thơ: ngạc nhiên, bất ngờ và thú vị qua từ “bỗng”, “hình như” (0,5đ) Điều kiện sử dụng hàm ý : Câu 2 - Người nói ( người viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. 0,5 đ - Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. 0,5đ Hàm ý in đậm a): Hãy chắt nước dùm để cơm khỏi nhão. 0,5đ Hàm ý in đậm b): Bệnh của người nhà anh tuy nặng nhưng Câu 3 chúng tôi sẽ hết sức cố gắng. ( Học sinh có thể viết câu khác nhưng bảo đảm nội dung chính 0,5đ của đáp án là đạt). * Mở bài: 1đ Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm; nét đẹp tính cách và tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong. * Thân bài: 4đ
- - Phân tích những nét chung của ba cô gái: II-LÀM VĂN + Họ đều rất trẻ, dễ xúc cảm, nhiều mơ ước + Họ thích làm đẹp cho cuộc sống của mình: Ngăn nắp, lạc quan, yêu đời. + Họ có lòng yêu nước nồng nàn, không ngại hy sinh. + Họ có tinh thần trách nhiệm cao, trong công việc phá bom hằng ngày, có tình đồng đội gắn bó, yêu thương - Phân tích những nét riêng của từng người: + Phương Định: cô gái Hà Nội mơ mộng, kín đáo, duyên dáng, thích hát, hay nghĩ về tuổi thơ và quê hương + Nho: cứng cỏi và tinh nghịch, thích màu sắc, thích thêu gối hoa + Chị Thao: lớn tuổi, trầm tĩnh, chu đáo hết lòng vì đồng đội, hay mơ ước về tương lai - Phân tích tâm trạng nhân vật lúc phá bom - Tác phẩm ca ngợi nữ thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ; chúng ta cảm thấy tự hào, trân trọng hơn người phụ nữ Việt Nam * Kết bài: Khẳng định: Họ chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. * Biểu điểm: 1đ - Điểm 5, 6: Đảm bảo nội dung như dàn bài, văn mạch lạc, trôi chảy; không sai lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu. Không sai chính tả, dùng từ. - Điểm 3, 4: Đảm bảo nội dung như dàn bài, nhưng có chỗ còn lúng túng trong diễn đạt, đặt câu; sai vài lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 1, 2: Bài viết chỉ đạt 1/3 nội dung dàn bài. Sai nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.