Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 5 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

PHẦN I (4.5 điểm)

Cho câu sau:

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật trích từ tập thơ Việt Bắc được sáng tác 
trong thời kì kháng chiến chống Pháp

Câu 1: Sửa lỗi kiến thức trong câu trên

Câu 2: Giải thích nhan đề

Câu 3: Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính có câu thơ “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”. 
Hình ảnh bắt tay qua cửa kính vỡ gợi cho em nhớ đến câu thơ nào trong chương trình Ngữ văn 
9 viết về đề tài người lính. Chép lại chính xác câu thơ đó, nêu rõ tên tác phẩm, tác giả.

Câu 4: Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong cách miêu tả cảm xúc của lính. Miêu tả hành 
động ấy, tác giả muốn nói gì về tình đồng chí, đồng đội 

pdf 7 trang Quốc Hùng 02/08/2023 1540
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 5 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_so_5_co_huong_dan_giai_chi.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 5 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ SỐ 5 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I (4.5 điểm) Cho câu sau: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật trích từ tập thơ Việt Bắc được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp Câu 1: Sửa lỗi kiến thức trong câu trên Câu 2: Giải thích nhan đề Câu 3: Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính có câu thơ “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”. Hình ảnh bắt tay qua cửa kính vỡ gợi cho em nhớ đến câu thơ nào trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài người lính. Chép lại chính xác câu thơ đó, nêu rõ tên tác phẩm, tác giả. Câu 4: Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong cách miêu tả cảm xúc của lính. Miêu tả hành động ấy, tác giả muốn nói gì về tình đồng chí, đồng đội PHẦN II (5.5 điểm) Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu nghĩ ngay ngôi sao lẻ loi kia một mình. Bây giờ làm nghề này cháy không nghĩ như vậy nữ. Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao an hem, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đ, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai chả “them” ở bác? Minh sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục) Câu 1. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai? Lời nói đó được nói trong hoàn cảnh nào. Hình thức ngôn ngữ nào được sử dụng trong đoạn trích? Dấu hiệu giúp em nhận ra điều ấy? 1
  2. Câu 2. Câu văn: “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc” giúp em hiểu gì về nhân vật trong truyện Câu 3. Trình bày cảm nhận của em về nhân vật “cháu” được nói đến bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu, trong đó có sử dụng một câu ghép. 2
  3. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT PHẦN I: Câu 1. Sửa lỗi kiến thức trong câu trên Phương pháp: Đọc và chỉ ra lỗi sai Lời giải chi tiết: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật trích từ tập thơ Vầng trăng quầng lửa được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Câu 2. Giải thích nhan đề Phương pháp: Đọc kĩ nhan đề kết hợp nội dung bài thơ Lời giải chi tiết: - “Bài thơ”: chất thơ toát lên từ hiện thực cuộc sống và chiến đấu của người lính lái xe Trường Sơn. - “Tiểu đội xe không kính”: + Là một hiện tượng phổ biến trên tuyến đường Trường Sơn. + Gợi hiện thực chiến tranh ác liệt và vẻ đẹp của người lính dũng cảm, giàu ý chí. 3
  4. ⟹ Vừa thể hiện được hiện thực nóng hổi nơi chiến trường, vừa tô đậm chất thơ của cuộc đời người lính. Câu 3. Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính có câu thơ “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”. Hình ảnh bắt tay qua cửa kính vỡ gợi cho em nhớ đến câu thơ nào trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài người lính. Chép lại chính xác câu thơ đó, nêu rõ tên tác phẩm, tác giả. Phương pháp: Nhớ lại tác phẩm có sử dụng hình ảnh bắt tay qua cửa kính vỡ và chép lại câu thơ đó Lời giải chi tiết: - Câu thơ: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay - Tác phẩm: Đồng chí - Tác giả: Chính Hữu Câu 4. Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong cách miêu tả cảm xúc của lính. Miêu tả hành động ấy, tác giả muốn nói gì về tình đồng chí, đồng đội Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thơ Lời giải chi tiết: - Giống nhau: cái bắt tay tiếp thêm sức mạnh, tinh thần chiến đấu - Khác nhau: + Cái nắm tay trong bài Đồng chí là của những người nông dân áo lính, cùng nắm tay nhau vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn về vật chất 4
  5. + Cái bắt tay của người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính thể hiện sự ung dung, lạc quan, ⟹ Qua đó khẳng định tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng PHẦN II: Câu 1. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai? Lời nói đó được nói trong hoàn cảnh nào. Hình thức ngôn ngữ nào được sử dụng trong đoạn trích? Dấu hiệu giúp em nhận ra điều ấy? Phương pháp: Đọc kĩ đoạn văn Lời giải chi tiết: - Lời của anh thanh niên nói với bác họa sĩ - Hoàn cảnh: cuộc trò chuyện của anh thanh niên với bác họa sĩ khi bác lên thăm nhà của anh trên đỉnh Yên Sơn - Hình thức ngôn ngữ: Đối thoại - Dấu hiệu: Bắt đầu bằng gạch đầu dòng, báo hiệu lời nói đối thoại trong cuộc giao tiếp. Câu 2. Câu văn: “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc” giúp em hiểu gì về nhân vật trong truyện. Phương pháp: Nhớ lại nội dung truyện Lời giải chi tiết: 5
  6. - Anh thanh niên là người: Anh đã có những suy nghĩ thật đúng, thật giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc sống. Có lẽ đây là những tâm sự chân thành và sâu sắc nhất của anh: “ mình vì ai mà làm việc”. Dù đang một mình nhưng anh tự hiểu mình đang cùng với bao nhiêu người khác làm việc, làm việc vì con người, vì cuộc sống, nên không còn thấy cô đơn nữa. Câu 3. Trình bày cảm nhận của em về nhân vật “cháu” được nói đến bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu, trong đó có sử dụng một câu ghép. Phương pháp: Nêu cảm nhận của em. Chú ý hình thức đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu Lời giải chi tiết: Yêu cầu: - Đoạn văn khoảng 10 câu - Trong đoạn văn sử dụng câu ghép - Không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt Yêu cầu nội dung: Đoạn văn cần đảm bảo các ý - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật anh thanh niên - Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật: + Hoàn cảnh sống, làm việc + Phẩm chất tốt đẹp: . Có tinh thần trách nhiệm với công việc. Yêu công việc 6
  7. . Lý tưởng sống cao đẹp . Xây dựng cho bản thân cuộc sống văn minh, làm giàu tri thức cho mình . Là con người cởi mở, khiêm tốn luôn biết quan tâm đến những người xung quanh. - Tổng kết. 7