Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 3 (Kèm hướng dẫn giải chi tiết)
Phần I: (6 điểm)
Trăng là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác nghệ thuật. Mở đầu khổ thơ trong tác phẩm của
mình, một nhà thơ đã viết:
Trăng cứ tròn vành vạnh
Câu 1: Câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả của bài thơ đó? Hãy chép những câu
tiếp theo để hoàn thành khổ thơ có chứa câu thơ trên.
Câu 2: Nêu vài nét về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm trên. Hoàn cảnh sáng tác ấy có mối liên
hệ như thế nào với chủ đề của bài thơ.
Câu 3: Dựa vào khổ thơ em vừa chép ở trên, hãy viết một đoạn văn có độ dài khoảng 10 câu
theo cách lập luận tổng – phân – hợp để làm rõ nội dung: Khổ thơ thể hiện tập trung nhất ý
nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác
phẩm. Đoạn văn có sử dụng câu bị động, lời dẫn trực tiếp (Gạch chân, chú thích câu bị động
và lời dẫn trực tiếp.
Câu 4: Em hãy chép một câu thơ có hình ảnh trăng trong chương trình Ngữ văn 9 và nêu rõ
tên tác phẩm, tác giả.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_so_3_kem_huong_dan_giai_chi.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 3 (Kèm hướng dẫn giải chi tiết)
- ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ SỐ 3 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: (6 điểm) Trăng là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác nghệ thuật. Mở đầu khổ thơ trong tác phẩm của mình, một nhà thơ đã viết: Trăng cứ tròn vành vạnh Câu 1: Câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả của bài thơ đó? Hãy chép những câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ có chứa câu thơ trên. Câu 2: Nêu vài nét về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm trên. Hoàn cảnh sáng tác ấy có mối liên hệ như thế nào với chủ đề của bài thơ. Câu 3: Dựa vào khổ thơ em vừa chép ở trên, hãy viết một đoạn văn có độ dài khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp để làm rõ nội dung: Khổ thơ thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm. Đoạn văn có sử dụng câu bị động, lời dẫn trực tiếp (Gạch chân, chú thích câu bị động và lời dẫn trực tiếp. Câu 4: Em hãy chép một câu thơ có hình ảnh trăng trong chương trình Ngữ văn 9 và nêu rõ tên tác phẩm, tác giả. Phần II (4 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu nghĩ ngay ngôi sao lẻ loi kia một mình. Bây giờ làm nghề này cháy không nghĩ như vậy nữa. Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anhem, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất 1
- nó đ, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai chả “them” ở bác? Minh sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục) Câu 1: Nhân vật cháu trong đoạn trích trên là ai? Đoạn trích sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Chỉ ra dấu hiệu hình thức ngôn ngữ đó. Câu 2: Đọc đoạn trích trên em thấy nhận vật cháu có những phẩm chất gì? Câu 3: Từ phẩm chất của nhân vật cháu trong đoạn trích trên và những hiểu biết về thực tế cuộc sống, em hãy trình bày suy nghĩ về nhiệt huyết của thế hệ trẻ Việt Nam đối với con người và cuộc đời trong giai đọa hiện nay trong khoảng 2/3 trang giấy thi. 2
- HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I: Câu 1. Câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả của bài thơ đó? Hãy chép những câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ có chứa câu thơ trên. Phương pháp: Đọc kĩ câu thơ, nhớ lại thông tin xuất xứ, tác giả Lời giải chi tiết: - Tác phẩm: Ánh trăng - Tác giả: Nguyễn Duy - Chép thơ: kể chi người vô tình/ ánh trăng im phăng phắc/ đủ cho ta giật mình. Câu 2. Nêu vài nét về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm trên. Hoàn cảnh sáng tác ấy có mối liên hệ như thế nào với chủ đề của bài thơ. Phương pháp: Nhớ lại thông tin tác giả, tác phẩm Lời giải chi tiết: - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Mối liên hệ với chủ đề: Là 3 năm sau ngày giải phóng miền Nam, kết thúc chiến tranh giải phóng đất nước. Những người chiến sĩ trở về với đồng bằng, miền xuôi và bị cuốn đi bởi những 3
- lo toan tất bật của đời sống thường nhật ⟶ không ít người trong số họ lãng quên, bội bạc quá khứ. Tác giả viết bài thơ này như một lời nhắc nhở, tự vấn. Câu 3. Dựa vào khổ thơ em vừa chép ở trên, hãy viết một đoạn văn có độ dài khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp để làm rõ nội dung: Khổ thơ thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm. Đoạn văn có sử dụng câu bị động, lời dẫn trực tiếp (Gạch chân, chú thích câu bị động và lời dẫn trực tiếp. Phương pháp: Từ nội dung khổ thơ nêu cảm nhận về ý kiến được nhắc tới. Chú ý hình thức đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng – phân - hợp Lời giải chi tiết: * Yêu cầu chung - Đoạn văn khoảng 10 câu. - Trong đoạn văn có câu bị động và lời dẫn trực tiếp - Viết đúng, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả * Yêu cầu cụ thể Đảm bảo nội dung sau: - “Trăng”: + “tròn vành vạnh”: ẩn dụ cho nghĩa tình không bao giờ thay đổi, không bao giờ vơi cạn của nhân dân, đất nước. + “im phăng phắc”: bao dung, độ lượng và nghiêm khắc ⟶ cái im lặng chứa đựng lời nhắc nhở, cảnh báo, thức tỉnh con người. 4
- - Người “giật mình” ⟶ thức tỉnh: + Nhận ra những cám dỗ vật chất khiến con người đánh mất đi những giá trị tinh thần đẹp đẽ, khiên tâm hồn họ trống rỗng, nghèo nàn. + Nhận ra: không được lãng quên quá khứ, không được thờ ơ, bội bạc với nghĩa tình sâu nặng, thiêng liêng. + Biết trở về nâng niu, trân trọng quá khứ; biết sống ân nghĩa, thủy chung. ⟶ Với khoảnh khắc giật mình, nhà thơ đã gieo vào lòng người đọc niềm tin và sức sống mãnh liệt của lương tri con người. Câu 4. Em hãy chép một câu thơ có hình ảnh trăng trong chương trình Ngữ văn 9 và nêu rõ tên tác phẩm, tác giả. Phương pháp: Nhớ lại bài thơ có sử dụng hình ảnh trăng trong chương trình Ngữ văn 9 và chép lại Lời giải chi tiết: - Câu thơ: Đầu súng trăng treo. - Tác giả: Chính Hữu - Tác phẩm: Đồng chí Phần II. Câu 1. Nhân vật cháu trong đoạn trích trên là ai? Đoạn trích sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Chỉ ra dấu hiệu hình thức ngôn ngữ đó. Phương pháp: 5
- Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: - Tên nhân vật: anh thanh niên - Hình thức ngôn ngữ: đối thọai - Dấu hiệu: dấu gạch đầu dòng đánh dấu lời nói trực tiếp Câu 2. Đọc đoạn trích trên em thấy nhận vật cháu có những phẩm chất gì? Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích, chú ý các chi tiết về nhân vật cháu Lời giải chi tiết: Phẩm chất của anh thanh niên: - Có quan niệm đúng đắn về công việc: ta với việc là một đôi, không thấy cô đơn, lẻ loi. - Anh không lẻ loi, đơn độc mà tìm thấy những người bạn đồng hành trên con đường mình đã chọn: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ địa chất lập bản đồ sét - Yêu công việc của mình - Lối sống đẹp, có tinh thần trách nhiệm cao. Câu 3. Từ phẩm chất của nhân vật cháu trong đoạn trích trên và những hiểu biết về thực tế cuộc sống, em hãy trình bày suy nghĩ về nhiệt huyết của thế hệ trẻ Việt Nam đối với con người và cuộc đời trong giai đọa hiện nay trong khoảng 2/3 trang giấy thi. Phương pháp: Nêu suy nghĩ của em 6
- Lời giải chi tiết: Bài văn cần đảm bảo một số nội dung sau: - Nhiệt huyết là lòng đam mê, hăng say khi thực hiện một công việc nào đó ⟹ Lòng nhiệt huyết là yếu tố cần thiết để giúp chúng ta thành công đặc biệt là thế hệ trẻ - Ý nghĩa của lòng nhiệt huyết: + Động lực thôi thúc ta không ngừng cố gắng. + Là động lực giúp ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách + Giúp ta vươn đến thành công + Thúc đẩy xã hội phát triển + - Dẫn chứng - Mở rộng: + Bên cạnh đó vẫn còn những kẻ sống hợi hợt không có mục tiêu, không có nhiệt huyết phấn đấu + Những kẻ như vậy dễ dàng thất bại, và là một trong những yếu tố khiến xã hội thụt lùi - Liên hệ bản thân 7