Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 15 (Kèm hướng dẫn giải chi tiết)
Phần I. (7 điểm)
Trong một đoạn trích sách Ngữ Văn 9 (Tập 1) có viết:
“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
Câu 1: Chép chính xác tám câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ?
Câu 2: Cho biết đoạn thơ em vừa chép trích trong văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào? Của ai?
Vị trí của văn bản đó trong tác phẩm?
Câu 3: Theo em, có thể thay thế từ “hờn” trong câu thơ thứ hai thành từ “buồn” được không?
Vì sao?
Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 12-15 câu theo cách tổng phân hợp để làm nổi bật vẻ đẹp
sắc sảo mặn mà của nhân vật trong đoạn thơ trên (trong đó có dùng một câu ghép, phép thế và
gạch chân).
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 15 (Kèm hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_so_15_kem_huong_dan_giai_ch.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 15 (Kèm hướng dẫn giải chi tiết)
- ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ SỐ 15 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I. (7 điểm) Trong một đoạn trích sách Ngữ Văn 9 (Tập 1) có viết: “Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” Câu 1: Chép chính xác tám câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ? Câu 2: Cho biết đoạn thơ em vừa chép trích trong văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào? Của ai? Vị trí của văn bản đó trong tác phẩm? Câu 3: Theo em, có thể thay thế từ “hờn” trong câu thơ thứ hai thành từ “buồn” được không? Vì sao? Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 12-15 câu theo cách tổng phân hợp để làm nổi bật vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của nhân vật trong đoạn thơ trên (trong đó có dùng một câu ghép, phép thế và gạch chân). Phần II. (1,5 điểm) “Hoàng Lê nhất thống chí” là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt những thành công xuất sắc về nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết của văn học Việt Nam thời trung đại. Câu 1: Hãy giải thích nhan đề tác phẩm. Câu 2: Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh nhân vật chính Quang Trung-Nguyễn Huệ? 1
- Phần III. (1,5 điểm) Bác Hồ không chỉ là một con người vĩ đại trong cuộc sống mà còn là một hình tượng tuyệt đẹp trong tác phẩm văn học. Trong chương trình Ngữ Văn 9 có một văn bản nhật dụng viết rất hay về vẻ đẹp phong cách của người. Câu 1: Hãy cho biết đó là văn bản nào? Của ai? Câu 2: Viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày những bài học phong cách tư tưởng đạo đức mà em học được từ Người qua tác phẩm đó. 2
- HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I. Câu 1. Chép chính xác tám câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ? Phương pháp: Chép chính xác 8 câu thơ tiếp theo Lời giải chi tiết: “Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm Cung thương làu bặc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương Khúc nhà tay lựa nên chương Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân Phong lưu rất mực hồng quần Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” Câu 2. 3
- Cho biết đoạn thơ em vừa chép trích trong văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào? Của ai? Vị trí của văn bản đó trong tác phẩm? Phương pháp: Nhớ lại thông tin tác giả, tác phẩm Lời giải chi tiết: - Văn bản: “Chị em Thúy Kiều “ - Tác phẩm:” Truyện Kiều “ - Tác giả: Nguyễn Du - Vị trí: Phần 1 “Gặp gỡ và đính ước” Câu 3. Theo em, có thể thay thế từ “hờn” trong câu thơ thứ hai thành từ “buồn” được không? Vì sao? Phương pháp: Thử thay thế và nhận xét ngữ cảnh Lời giải chi tiết: - Từ “hờn” và “buồn” đều là những từ chỉ tâm trạng nhưng sắc thái ý nghĩa khác nhau: + “Buồn” chỉ tâm trạng không vui khi gặp việc đau thương hoặc đnag có điều không được như ý. Với từ “uồn” thiên nhiên dường như khuất phục trước vẻ đẹp của Kiều + “Hờn” chỉ nỗi bực bội, dằn dỗi. Qua từ này, ta thấy dụng ý nghệ thuật sâu sắc của nhà thơ, ông muốn nhấn mạnh vẻ đẹp vượt trội của Kiều, Kiều đẹp hơn những gì mĩ lệ của thiên nhiên. Vẻ đẹp đó khiến thiên nhiên đố kỵ, ghen ghét, dự báo về cuộc đời đầy sóng gió của Kiều sau này. 4
- ⟹ Vì vậy, không thể thay thế từ “hờn” bằng từ “buồn”. Chỉ bằng một chi tiết nhỏ, người đọc đã thấy nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt. Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 12-15 câu theo cách tổng phân hợp để làm nổi bật vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của nhân vật trong đoạn thơ trên (trong đó có dùng một câu ghép, phép thế và gạch chân). Phương pháp: Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của nhân vật Thúy Kiều. Chú ý hình thức đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12-15 câu. Lời giải chi tiết: Đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Hình thức: + Đúng kiểu đoạn văn theo phương thức tổng phân hợp + Đủ dung lượng (khoảng 12-15 câu) , diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, trình bày sạch đẹp + Đoạn văn có sử dụng một câu ghép, phép thế (có chú thích rõ ràng) -Nội dung: Làm rõ những nét đẹp của Kiều trên các phương diện: + Về nhan sắc: * Tác giả vẫn dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thủy “ ( nước mùa thu ) “ xuân sơn “ ( núi mùa xuân ) , “hoa”,”liễu” để khắc học vẻ đẹp của Thúy Kiều. Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi, tạo một ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. * Nguyễn Du sử dụng bút pháp điểm nhãn, đặc tả đôi mắt để vẽ hồn cho bức tranh chân dung. Hình ảnh ước lệ:” Làn thu thủy nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” gợi tả 5
- đôi mắt Kiều long lanh như làn nước mùa thu, lông mày uốn cong xinh đẹp như dáng núi mùa xuân, dung nhan đằm thắm mơn mởn đến nỗi hoa phải ghen, liễu phải hờn. + Về trí tuệ, tài năng: * Kiều là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa * Tài của Kiều đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả: cầm, kì, họa, thi. Tài nào cũng xuất sắc, cũng thành “nghề riêng “tài đàn và tài soạn nhạc ăn đứt thiên hạ. + Về tâm hồn: Cực tả cái tài của Kiều cũng là để Nguyễnu ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của nàng. Cung đàn Bạc mệnh mà Thúy Kiều tự sáng tác chính là tự ghi lại tiếng long của một trái tim đa sầu đa cảm. - Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc tài tình, tất cả đều đến mức lí tưởng. ⟹ Qua chân dung Thúy Kiều, Nguyễn Du muốn dự báo số phận của nàng sau này sẽ đầy sóng gió. Phần II: Câu 1. Hãy giải thích nhan đề tác phẩm. Phương pháp: Đọc kĩ nhan đề kết hợp với nội dung Lời giải chi tiết: Ý nghĩa nhan đề “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” ghi chép về sự thống nhất của Vương triều nhà Lê (thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê) Câu 2. 6
- Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh nhân vật chính Quang Trung-Nguyễn Huệ? Phương pháp: Nêu suy nghĩ của em, kết hợp bối cảnh lịch sử văn bản Lời giải chi tiết: Nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái vốn là những cựu thần, chịu ơn sâu nghĩa của vua Lê, vậy mà viết rất hay mà thực về người anh hung Nguyễn Huệ vì: - Họ là những người viết tiểu thuyết lịch sử, họ phải tôn trọng lịch sử và phản ánh khách quan nhân vật, sự kiện lịch sử. - Mặc dù các tác giả dòng họ Ngô Thì vốn là những người yêu nước không thể bỏ qua sự thật là vua Lê đã hèn nhát “cõng rắn cắn gà nhà”. Do đó họ không thể phủ nhận chiến thắng lẫy lừng của ma Quang Trung, xứng đáng là niềm tự hoà dân tộc. Phần III: Câu 1. Hãy cho biết đó là văn bản nào? Của ai? Phương pháp: Nhớ lại thông tin tác giả, tác phẩm Lời giải chi tiết: - Tác phẩm: “Phong cách Hồ Chí Minh” - Tác giả: Lê Anh Trà Câu 2. 7
- Viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày những bài học phong cách tư tưởng đạo đức mà em học được từ Người qua tác phẩm đó. Phương pháp: Nêu suy nghĩ của em về những bài học về phong cách tư tưởng đạo đức của Người Lời giải chi tiết: Viết đoạn văn nghị luận xã hội - Hình thức: Đoạn văn - Nội dung: Từ vể đẹp phong cách Hồ Chí Minh, học sinh có thể rút ra những bài học sau: + Phong cách giản dị trong lối sống. + Tinh thần ham học hỏi nâng cao với hiểu biết. + Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại một cách có chọn lọc. + Giữ gìn bản sắc văn hoa dân tộc . 8