Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 11 (Có hướng dẫn giải chi tiết)
Câu 1: (2.0 điểm)
Cho câu thơ: “Trăng cứ tròn vành vạnh”
a. Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo để kết thúc khổ thơ
b. Cho biết tên tác giả, tên bài thơ
c. Nêu chủ đề và khái quát ý nghĩa bài thơ
Câu 2. (2,0 điểm)
a) Em hãy nêu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
b) Giải thích các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm
hội thoại nào: nói băm nói bổ; nửa úp nửa mở.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 11 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_so_11_co_huong_dan_giai_chi.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 11 (Có hướng dẫn giải chi tiết)
- ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ SỐ 11 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: (2.0 điểm) Cho câu thơ: “Trăng cứ tròn vành vạnh” a. Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo để kết thúc khổ thơ b. Cho biết tên tác giả, tên bài thơ c. Nêu chủ đề và khái quát ý nghĩa bài thơ Câu 2. (2,0 điểm) a) Em hãy nêu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. b) Giải thích các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào: nói băm nói bổ; nửa úp nửa mở. Câu 3. (6.0 điểm) Hãy tưởng tượng em gặp gỡ và trò chuyện với bé Thu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. 1
- HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Cho câu thơ: “Trăng cứ tròn vành vạnh” a. Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo để kết thúc khổ thơ b. Cho biết tên tác giả, tên bài thơ c. Nêu chủ đề và khái quát ý nghĩa bài thơ Phương pháp: Nhớ lại bài thơ Ánh trăng. Nhớ lại thông tin tác giả, tác phẩm và chủ đề, nội dung, ý nghĩa bài thơ Lời giải chi tiết: a. kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình b. - Tác phẩm: Ánh trăng - Tác giả: Nguyễn Duy c. - Chủ đề: Thông qua hình tượng nghệ thuật "Ánh trăng" và cảm xúc của nhà thơ, bài thơ đã diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa. 2
- - Ý nghĩa: gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Câu 2: a) Em hãy nêu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. b) Giải thích các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào: nói băm nói bổ; nửa úp nửa mở. Phương pháp: Vận dụng kiến thức về phương châm hội thoại Lời giải chi tiết: a. Không tuân thủ phương châm về: - Lượng: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả” Thừa thông tin: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này - Chất: ăn ốc nói mò Nói những điều không có thật, chưa xác minh được đúng sai. - Quan hệ: Ông nói gà, bà nói vịt Nói lạc đề tài giao tiếp - Cách thức: Dây cà ra dây muống Cách nói lằng ngoằng, không rõ ý tứ. - Lịch sự: Cậu học dốt lắm Cách nói thiếu tế nhị với người đối thoại. 3
- b. - Nói băm nói bổ: nói bộp chát, xỉa xói, thô bạo. (Vi phạm phương châm lịch sự) - Nửa úp nửa mở: thái độ mập mờ, ỡm ờ, không nói hết ý (Vi phạm phương châm cách thức) Câu 3: Hãy tưởng tượng em gặp gỡ và trò chuyện với bé Thu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. Phương pháp: Nhớ lại nội dung truyện, liên hệ với trí tưởng tượng của bản thân Lời giải chi tiết: 1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề 2. Thân bài - Tình huống gặp gỡ với bé Thu là gì? (khi bé Thu đã lớn, là một cô giao liên hay khi bé Thu vẫn còn nhỏ) - Miêu tả đôi nét ấn tượng về ngoại hình. - Cuộc trò chuyện với nhân vật về cuộc gặp gỡ với cha? - Nêu lí do chia tay với nhân vật 3. Kết bài: Cảm nghĩ chung về nhân vật 4