Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 8 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn giải)
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to mà lưng mẹ ngỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1đ): Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn thơ? Nêu
tác dụng.
Câu 3 (2,5đ): Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về hình ảnh người mẹ trong đoạn
thơ trên.
II. Làm văn (6đ):
Nêu cảm nhận của em về nhân vật anh Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to mà lưng mẹ ngỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1đ): Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn thơ? Nêu
tác dụng.
Câu 3 (2,5đ): Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về hình ảnh người mẹ trong đoạn
thơ trên.
II. Làm văn (6đ):
Nêu cảm nhận của em về nhân vật anh Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 8 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_8_nam_hoc_2021_2022_co_huon.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 8 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn giải)
- Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ Văn năm học 2021 - 2022 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi Lưng núi thì to mà lưng mẹ ngỏ Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2 (1đ): Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn thơ? Nêu tác dụng. Câu 3 (2,5đ): Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về hình ảnh người mẹ trong đoạn thơ trên. II. Làm văn (6đ): Nêu cảm nhận của em về nhân vật anh Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà. Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của tác giả Nguyễn Khoa Điềm. Câu 2 (1đ): Biện pháp nghệ thuật: so sánh (Lưng núi - lưng mẹ) và ẩn dụ (ví em bé là mặt trời của mẹ). | |
- Tác dụng: phép so sánh nhấn mạnh nỗi vất vả của người mẹ khi phải một tay làm cả nương ngô rộng lớn. Ẩn dụ để thể hiện tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho đứa con bé bỏng, con giống như mặt trời của cuộc đời mẹ. Câu 3 (2,5đ): - Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào những gợi ý sau: Người mẹ trong đoạn văn trên là người mẹ chăm chỉ, tần tảo làm việc không chỉ để nuôi con mà còn để giúp đỡ người chiến sĩ, giúp đỡ cách mạng. Người mẹ trên có một tình yêu thương con vô bờ bến, sẵn sàng hi sinh mọi thứ vì con. Là người mẹ đại diện cho Người mẹ Việt Nam anh hùng. II. Làm văn (6đ): Dàn ý cảm nhận nhân vật ông Sáu 1. Mở bài Giới thiệu truyện ngắn Chiếc lược ngà và nhân vật anh Sáu. 2. Thân bài a. Ngày trở về Tâm trạng: vui vẻ, háo hức vì được gặp lại bố mẹ, vợ sau bao ngày xa cách, đặc biệt là cô con gái bé bỏng. Không biết con gái đã lớn thế nào, trong nó ra sao, nó có vui khi gặp lại mình không. Cảnh quê nhà: không có gì thay đổi nhiều, vẫn thân thuộc, gần gũi như xưa. b. Khi gặp con gái Cất tiếng gọi xúc động nhưng nó chỉ tròn mắt nhìn, coi mình như người xa lạ → xúc động đến mức vết thẹo trên mặt giật giật. | |
- Vẫn kiên trì gọi con, muốn ôm con vào lòng, thấy nó sợ hãi, chạy lại chỗ vợ thì buồn bã, thất vọng, đáng thương. Suốt ba ngày ở nhà chỉ quanh quẩn bên cô con gái, nhưng càng vỗ về thì nó càng đẩy anh ra xa. Mong muốn được gọi một tiếng ba nhưng bé chẳng bao giờ chịu gọi. c. Cuộc đối thoại của hai cha con Khi má bảo gọi ba vào ăn cơm, bé chỉ nói trống không “Vô ăn cơm, cơm chín rồi”. chỉ biết cười gượng gạo vì buồn mà không thể khóc. Khi bé nói trống không nhờ anh Sáu chắt nước cơm, anh Sáu vờ như không nghe thấy với mong mỏi nó gọi tiếng ba nhưng nó tự loay hoay làm mà không cần anh Sáu giúp đỡ. Trong bữa cơm, anh Sáu gặp cho nó miếng trứng cá ngon nhất nhưng nó đã dùng đũa hất ra, quá cáu giận, anh Sáu đã vung tay đánh vào manh nó. Những tưởng nó sẽ khóc nhưng không, nó im lặng, gắp miếng trứng cá bỏ lại bát rồi bỏ đi sang ngoại → anh Sáu vô cùng buồn bã và ăn năn. d. Cảnh chia tay Anh Sáu bận rộn tiếp đón bà con làng xóm mà không để ý gì đến con nữa. Nhưng khuôn mặt nó không còn bướng bỉnh như mọi khi mà trở nên buồn rầu. Đến lúc chia tay, anh Sáu chào mọi người và quay sang chào con. Lúc này, mọi thứ như vỡ òa, bé cất tiếng gọi ba đầu tiên. Bé chạy đến ôm lấy anh Sáu, hôn cùng khắp và giữ không cho anh Sáu đi ra chiến trường. Anh Sáu ôm con, rút khăn lau nước mắt, nhưng nó dứt khoát không cho anh Sáu đi. Mọi người khuyên bảo Thu để anh Sáu ra chiến trường, nó muốn anh Sáu mua cho nó chiếc lược. anh Sáu đồng ý. Anh Sáu và con chia tay nhau trong cảnh vô cùng bịn rịn, xúc động. Anh Sáu trở lại chiến trường nhưng trong lòng không bao giờ quên lời hứa với con. 3. Kết bài | |
- Khái quát lại ý nghĩa câu chuyện. | |