Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 3 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn giải)

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
(Tiếng thu - Lưu Trọng Lư)
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,5đ): Kể tên những sự vật được nhắc đến trong hai khổ thơ trên.
Câu 3 (1đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng.
Câu 4 (2đ): Từ bài thơ trên hãy trình bày cảm nhận của em về mùa thu.
pdf 3 trang Quốc Hùng 11/08/2023 620
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 3 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_3_nam_hoc_2021_2022_co_huon.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 3 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn giải)

  1. Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ Văn năm học 2021 - 2022 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? (Tiếng thu - Lưu Trọng Lư) Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0,5đ): Kể tên những sự vật được nhắc đến trong hai khổ thơ trên. Câu 3 (1đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng. Câu 4 (2đ): Từ bài thơ trên hãy trình bày cảm nhận của em về mùa thu. II. Làm văn (6đ): Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa pa. Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ năm chữ. | |
  2. Câu 2 (0,5đ): Những sự vật được nhắc đến trong khổ thơ: mùa thu, trăng mờ, rừng thu, lá thu, con nai vàng. Câu 3 (0,75đ): Biện pháp nghệ thuật: điệp cấu trúc: “Em không nghe ?” Tác dụng: Làm cho bài thơ giàu chất nhạc như là lời tâm tình với người yêu. Câu 4 (2đ): Cảm nhận về mùa thu: Thiên nhiên: thời tiết dịu mát hơn, lá xanh dần úa vàng, không gian gợi chút buồn man mác. Con người: mùa tựu trường, rằm trung thu II. Làm văn (6đ): Dàn ý phân tích nhân vật anh thanh niên 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long, tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa và dẫn dắt vào nhân vật anh thanh niên. 2. Thân bài Anh thanh niên là người làm công tác khí tượng thủy văn, đó gió, đo mây. Anh tự sắp xếp cuộc sống, dù một mình ở trên đỉnh núi cao anh vẫn có bầy gà đẻ trứng, có trà ngon, có vườn hoa. Anh chàng này “thèm người”, sống một mình trên núi nên anh luôn muốn gặp con người dù chỉ một chút, anh muốn nhìn thấy họ, muốn nghe giọng nói của họ. Có khi anh còn để cây ngang đường để có thể gặp người nói chuyện vài câu. | |
  3. Anh luôn sống trong tinh thần lạc quan, một trái tim ấm áp, yêu đời. Anh đã vui sướng biết bao khi kể về câu chuyện khi kịp phát hiện ra các đám mây khô mà từ đó quân ta đã hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Anh rất khiêm tốn, khi biết họa sĩ muốn vẽ mình, anh đã từ chối, anh kể ra rất nhiều người khác phải hi sinh như thế nào, chứ mình không là gì cả. Anh tâm sự với mọi người “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Qua chi tiết này, anh thanh niên hiện lên là một người không ngại khó khăn, thử thách vẫn dấn thân vào con đường biết rằng không mấy bình lặng. 3. Kết bài Khái quát lại nhân vật anh thanh niên và nội dung, ý nghĩa của tác phẩm. | |