Đề thi học kì 1 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Lợi (Có đáp án)

I. Trắc nghiệm (4 điểm) 
Câu 1: Đơn phân cấu tạo nên ADN là 
A. axit amin.              B. glucôzơ.             C. nuclêôtit.           D. ribôzơ. 
Câu 2: Trong cấu trúc không gian của prôtêin có mấy loại cấu trúc khác nhau? 
A. 3 cấu trúc.             B. 4 cấu trúc.          C. 5 cấu trúc.          D. 6 cấu trúc. 
Câu 3: Thường biến thuộc nhóm biến dị nào sau đây? 
A. Đột biến gen. 
B. Đột biến cấu trúc NST. 
C. Đột biến số lượng NST. 
D. Biến dị làm thay đổi kiểu hình không ảnh hưởng đến kiểu gen. 
Câu 4: Có thể sử dụng phương pháp nào sau đây để nghiên cứu các quy luật di truyền ở người khi 
không thể tiến hành các phép lai theo ý muốn? 
A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ. 
B. Phương pháp nghiên cứu tế bào. 
C. Phương pháp nghiên cứu tế bào kết hợp với nghiên cứu trẻ đồng sinh. 
D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. 
Câu 5: Số lượng trứng và tinh trùng kết hợp với nhau để tạo ra trẻ sinh đôi khác trứng là 
A. 1 trứng và 1 tinh trùng.                        B. 1 trứng và 2 tinh trùng.                      
C. 2 trứng và 1 tinh trùng.                        D. 2 trứng và 2 tinh trùng.
pdf 15 trang Phương Ngọc 14/03/2023 3320
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Lợi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2021_2022_truong.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Lợi (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HK I TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021-2022 LÊ LỢI MÔN SINH HỌC 9 Thời gian: 45 phút ĐỀ SỐ 1. I. Trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1: Đơn phân cấu tạo nên ADN là A. axit amin. B. glucôzơ. C. nuclêôtit. D. ribôzơ. Câu 2: Trong cấu trúc không gian của prôtêin có mấy loại cấu trúc khác nhau? A. 3 cấu trúc. B. 4 cấu trúc. C. 5 cấu trúc. D. 6 cấu trúc. Câu 3: Thường biến thuộc nhóm biến dị nào sau đây? A. Đột biến gen. B. Đột biến cấu trúc NST. C. Đột biến số lượng NST. D. Biến dị làm thay đổi kiểu hình không ảnh hưởng đến kiểu gen. Câu 4: Có thể sử dụng phương pháp nào sau đây để nghiên cứu các quy luật di truyền ở người khi không thể tiến hành các phép lai theo ý muốn? A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ. B. Phương pháp nghiên cứu tế bào. C. Phương pháp nghiên cứu tế bào kết hợp với nghiên cứu trẻ đồng sinh. D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. Câu 5: Số lượng trứng và tinh trùng kết hợp với nhau để tạo ra trẻ sinh đôi khác trứng là A. 1 trứng và 1 tinh trùng. B. 1 trứng và 2 tinh trùng. C. 2 trứng và 1 tinh trùng. D. 2 trứng và 2 tinh trùng. Câu 6: Cây cà độc dược lưỡng bội có bộ NST 2n = 24. Dạng dị bội thể (2n – 1) của chúng có số lượng NST là A. 23 NST. B. 24 NST. C. 25 NST. D. 26 NST. Trang | 1
  2. Câu 7: Ở bí, quả tròn là tính tạng trội (B) và quả bầu dục là tính trạng lặn (b). Nếu cho lai quả bí tròn (Bb) với quả bí bầu dục (bb) thì kết quả F1 sẽ là A. 25% BB : 50% Bb : 25% bb. B. 100% BB. C. 50% Bb : 50% bb. D. 100% Bb. Câu 8: Ở cà chua, gen A là trội quy định cà chua quả đỏ so với gen a quy định cà chua quả vàng, gen B là trội quy định cà chua quả tròn so với gen b quy định cà chua quả bầu. Hai cặp alen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng và liên kết hoàn toàn. Khi P có kiểu gen cho tỉ lệ kiểu hình là A. 75% quả đỏ, bầu : 25% quả vàng, tròn. B. 50% quả đỏ, tròn : 50% quả vàng, bầu. C. 50% quả đỏ, bầu : 50% quả vàng, tròn. D. 75% quả đỏ, tròn : 25% quả vàng, bầu. II. Tự luận (6 điểm) Câu 1 (3 điểm): So sánh nguyên phân và giảm phân? Câu 2 (3 điểm): Giả sử trên mạch 1 của ADN có số lượng của các nuclêôtit là: A1= 50; G1 = 100. Trên mạch 2 có A2 = 150; G2 = 200. Hãy xác định: a. Số lượng nuclêôtit các loại còn lại trên mỗi mạch đơn. b. Số lượng từng loại nuclêôtit cả đoạn ADN. c. Chiều dài của đoạn ADN. ĐÁP ÁN I. Trắc Nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 C B D A D A C C II. Tự Luận Câu 1: - Giống nhau: + Đều là quá trình phân bào có thoi nên NST phân chia trước, tế bào chất phân chia sau. + Sự phân chia đều xảy ra với các kì giống nhau. Trang | 2
  3. + Sự biến đổi hình thái NST qua các kì tương tự nhau. - Khác nhau: Tiêu chí Nguyên phân Giảm phân so sánh Thời điểm Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào Xảy ra ở tế bào sinh dục khi chín. xảy ra sinh dục sơ khai. Cơ chế Chỉ 1 lần phân bào. 2 lần phân bào liên tiếp. Sự biến đổi Chỉ 1 chu kì biến đổi. Trải qua 2 chu kì biến đổi. hình thái NST Kì đầu NST kép chỉ đính vào thoi vô sắc ở Ở kì đầu của giảm phân I, NST phần tâm động, không có sự tiếp hợp kép trong cặp tương đồng tiếp và xảy ra trao đổi chéo. hợp và có thể xảy ra trao đổi chéo. Kì giữa NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt Ở kì giữa của giảm phân I, NST phẳng xích đạo. kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Kì sau NST kép tách nhau ra thành 2 NST Ở kì sau của giảm phân I, NST đơn và phân li về 2 cực tế bào. kép trong cặp đồng dạng tách nhau ra và phân li về 2 cực tế bào. Kì cuối Hình thành 2 tế bào con giống nhau Ở kì cuối của giảm phân I, hình và giống hệt mẹ. thành 2 tế bào con có bộ NST n kép. Kết quả Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con có Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 4 tế bào bộ NST 2n. con có bộ NST n. Ý nghĩa Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng - Hình thành nên nhiều loại giao của loài qua các thế hệ. tử khác nhau. Trang | 3
  4. - Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp làm phong phú, đa dạng cho sinh giới. Câu 2: a. Xác định số lượng nuclêôtit các loại còn lại trên mỗi mạch đơn: Theo NTBS: A1 = T2 = 50; G1 = X2 = 100; A2 = T1 = 150; G2 = X1 = 200. b. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit cả đoạn ADN: A1 + A2 = T1 + T 2 = A = T = 200 G1 + G2 = X1 + X2 = G = X = 300 c. Xác định chiều dài của đoạn ADN: - Tổng số nuclêôtit là: N = A + G + T + X = 200 + 300 + 200 + 300 = 1000 nuclêôtit. - Chiều dài của ADN là: L = N : 2 x 3,4 = 1000 : 2 x 3,4 = 1700 Å. ĐỀ SỐ 2. I. Trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc một loại prôtêin được gọi là A. nhiễm sắc thể. B. crômatit. C. mạch của ADN. D. gen cấu trúc. Câu 2: Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về A. số lượng, trạng thái, cấu trúc. B. số lượng, hình dạng, cấu trúc. C. số lượng, hình dạng, trạng thái. D. hình dạng, trạng thái, cấu trúc. Câu 3: Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là A. axit amin. B. nuclêôxôm. C. nuclêôtit. D. ribônuclêôtit. Câu 4: Điểm khác nhau cơ bản của quá trình giảm phân so với nguyên phân là A. từ 1 tế bào mẹ (2n) cho 4 tế bào con (n). B. từ 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con. C. là hình thức sinh sản của tế bào. Trang | 4
  5. D. trải qua kì trung gian và giảm phân. Câu 5: Dạng đột biến cấu trúc sẽ gây ung thư máu ở người là A. chuyển đoạn NST 21. B. mất đoạn NST 21. C. đảo đoạn NST 21. D. lặp đoạn NST 21. Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng? I. Tính trạng số lượng rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường. II. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. III. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. IV. Bố mẹ truyền đạt cho con các alen chứ không truyền cho con tính trạng có sẵn. A. I, II, III. B. I, III, IV. C. II, III, IV. D. III, IV. Câu 7: Phát biểu nào đúng khi nói về trẻ đồng sinh khác trứng? A. Luôn giống nhau về giới tính. B. Luôn khác nhau về giới tính. C. Có thể giống hoặc khác nhau về giới tính. D. Ngoại hình luôn giống nhau. Câu 8: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: AAAXAATGGGGA. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là A. AAAGTTAXXGGT. B. GTTGAAAXXXXT. C. GGXXAATGGGGA. D. TTTGTTAXXXXT. II. Tự luận (6 điểm) Câu 1 (2 điểm): Phân biệt thường biến với đột biến? Câu 2 (1 điểm): Giải thích vì sao tỉ lệ nam : nữ trong tự nhiên là 1 : 1. Câu 3 (3 điểm): Ở đậu Hà Lan, màu hoa do 1 gen quy định, người ta đem lai bố mẹ có kiểu hình hoa đỏ với hoa trắng thu được F1 có 100% kiểu hình hoa đỏ. Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình khi cho cây F1 lai với cây hoa đỏ? ĐÁP ÁN I. Trắc Nghiệm Trang | 5
  6. 1 2 3 4 5 6 7 8 D B A A B C C D II. Tự Luận Câu 1: Thường biến Đột biến - Có sự biến đổi kiểu hình nhưng không có sự biến - Có sự biến đổi kiểu gen. đổi kiểu gen. - Xuất hiện đồng loạt, theo hướng xác định. - Xuất hiện riêng lẻ, đột ngột, vô hướng. - Không có khả năng di truyền cho thế hệ sau. - Di truyền cho thế hệ sau. - Có lợi, giúp cho sinh vật thích nghi với môi trường - Có thể có lợi, có hại hoặc trung tính. sống. - Có ý nghĩa gián tiếp đối với tiến hóa và chọn - Là nguyên liệu sơ cấp cho quá trình chọn giống. lọc tự nhiên, có ý nghĩa quan trọng cho tiến hóa. Câu 2: - Ở người, nữ có cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính là XX, nam có cặp NST giới tính là XY. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, nữ chỉ cho một trứng mang NST X; nam cho hai loại tinh trùng một mang NST X, một mang NST Y với tỉ lệ ngang nhau. - Qua quá trình thụ tinh, hai loại tinh trùng này kết hợp với trứng mang NST X, tạo ra hai loại tổ hợp XX (phát triển thành con gái) và XY (phát triển thành con trai). Hai tổ hợp này có tỉ lệ ngang nhau nên tỉ lệ nam/nữ thường xấp xỉ 1/1. Câu 3: - Xác định kiểu hình trội, lặn Đem lai bố mẹ có kiểu hình hoa đỏ với hoa trắng (phép lai phân tích) thu được F1 có 100% kiểu hình hoa đỏ → Hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng. - Quy ước gen: A – đỏ > a - trắng. - Xác định kiểu gen P F1 đồng tính → Cây hoa đỏ P có kiểu gen đồng hợp trội AA. Trang | 6
  7. → Kiểu gen P: AA × aa - Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình khi cho cây F1 lai với cây hoa đỏ Kiểu gen P: AA × aa → Kiểu gen của F1 là: Aa. Cây hoa đỏ sẽ có kiểu gen là AA hoặc Aa. → Xét 2 trường hợp: - TH1: Cây F1 lai với cây hoa đỏ có kiểu gen AA Ta có sơ đồ lai: Aa x AA Hoa đỏ Hoa đỏ G: A, a A F1: 1AA : 1Aa (100% hoa đỏ) - TH2: Cây F1 lai với cây hoa đỏ có kiểu gen Aa Ta có sơ đồ lai: Aa x Aa Hoa đỏ Hoa đỏ G: A, a A,a F1: 1AA : 2Aa : 1Aa (3 hoa đỏ : 1 hoa trắng) ĐỀ SỐ 3. A. Trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1: Người đã đặt nền móng cho di truyền học là A. Menđen. B. Moocgan. C. J.Oatxơn. D. F. Crick. Câu 2: Thực chất của quá trình thụ tinh là A. sự kết hợp theo nguyên tắc 1 giao tử đực với 1 giao tử cái. Trang | 7
  8. B. sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử. C. sự tạo thành hợp tử. D. sự kết hợp 2 nhân lưỡng bội. Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Người nữ tạo ra 2 loại trứng là X và Y. B. Người nam chỉ tạo ra 1 loại tinh trùng X. C. Người nữ chỉ tạo ra 1 loại trứng Y. D. Người nam tạo 2 loại tinh trùng là X và Y. Câu 4: Thí nghiệm của Menđen đem lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản, F2 thu được số kiểu hình là A. 2 kiểu hình. B. 3 kiểu hình. C. 4 kiểu hình. D. 5 kiểu hình. Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trẻ bị bệnh Đao có nguyên nhân là bố. B. Trẻ bị bệnh bạch tạng có nguyên nhân là do mẹ. C. Trẻ sơ sinh bị bệnh Đao có tỉ lệ tăng theo theo độ tuổi sinh để của mẹ. D. Trẻ sơ sinh dễ bị bệnh di truyền khi mẹ sinh đẻ ở độ tuổi từ 20 - 24. Câu 6: Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô tế bào được dựa trên A. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong giảm phân. B. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân. C. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân. D. quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào con giống với tế bào mẹ. Câu 7:Thường biến xảy ra mang tính chất A. riêng lẻ, cá thể và không xác định. B. luôn luôn di truyền cho thế hệ sau. C. đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. D. chỉ đôi lúc mới di truyền. Câu 8: Dạng đột biến gen làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen là Trang | 8
  9. A. mất một cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit. B. mất một cặp nuclêôtit và thêm một cặp nuclêôtit. C. thêm một cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit. D. thay thế một cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác. B. Phần tự luận (6 điểm) Câu 1 (2 điểm): Trình những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân? Câu 2 (2 điểm): Cho cấu trúc mạch 1 của phân tử ADN có trình tự như sau : – A – T – G – T –X –A – T – T – G – X – Viết cấu trúc mạch mARN được tổng hợp từ mạch 2 của phân tử ADN trên? Câu 3 (2 điểm): Khi cho hoa đỏ lai với hoa trắng thu được F1 100% hoa đỏ. a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P → F1? b. F1 lai phân tích thu được kết quả như thế nào? Viết sơ đồ lai minh họa? ĐÁP ÁN I. Trắc Nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 A B D C C B C B II. Tự Luận Câu 1: Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân: - Kì trung gian: NST dãn xoắn cực đại, nhân đôi từ 2n → 2n kép . - Kì đầu: NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn lại (mỗi tế bào chứa 2n kép). - Kì giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào (mỗi tế bào chứa 2n kép). - Kì sau: Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào ( mỗi tế bào chứa 4n đơn). - Kì cuối: Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc. Trang | 9
  10. Câu 2: - Mạch 2 của ADN: – T – A – X – A – G – T – A – A – X – G – - Mạch mARN : – A – U – G – U – X – A – U – U – G – X – Câu 3: a. F1: 100% hoa đỏ → P thuần chủng, hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng. - Quy ước gen: A - hoa đỏ >> a - hoa trắng. → P thuần chủng: Hoa đỏ x hoa trắng có kiểu gen: AA x aa → F1 hoa đỏ có kiểu gen: Aa. - Sơ đồ lai: PT/C Hoa đỏ x Hoa trắng AA aa GP A a F1 100% Aa (100% hoa đỏ) b. F1 Aa lai phân tích thu được FB phân tính theo tỉ lệ: 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Sơ đồ lai: F1 lai phân tích: Hoa đỏ x Hoa trắng Aa aa G A, a a FB 1Aa : 1aa (1 hoa đỏ : 1 hoa trắng) ĐỀ SỐ 4. A. Trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1: Phép lai nào dưới đây là phép lai phân tích hai cặp tính trạng? A. P: AaBb x Aabb. B. P: AaBb x aabb. C. P: aaBb x AABB. D. P: AaBb x aaBB. Câu 2: Phương pháp nào sau đây phù hợp với việc nghiên cứu di truyền học người? A. Nghiên cứu phả hệ. B. Tạo đột biến. C. Lai giống. D. Nhân giống trong ống nghiệm. Trang | 10
  11. Câu 3: Thường biến thuộc loại biến dị nào sau đây? A. Biến dị di truyền. B. Biến dị không di truyền. C. Biến dị tổ hợp. D. Biến dị số lượng NST. Câu 4: Trong tế bào sinh dưỡng, thể ba nhiễm của người có số lượng NST là A. 3. B. 49. C. 47. D. 45. Câu 5: Kiểu hình của một cá thể được quy định bởi yếu tố nào sau đây? A. Kiểu gen trong giao tử. B. Điều kiện môi trường sống. C. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. D. Kĩ thuật chăm sóc. Câu 6: Ở người, các NST thường được kí hiệu chung là A, cặp NST giới tính ở nữ được kí hiệu là XX và ở nam được kí hiệu là XY. Hợp tử được tạo thành do sự kết hợp giữa loại tinh trùng và loại trứng nào sau đây sẽ phát triển thành con trai? A. Tinh trùng 22A + X và trứng 22A + X. B. Tinh trùng 22A + Y và trứng 22A + X. C. Tinh trùng 22A + X và trứng 22A + XX. D. Tinh trùng 22A + 0 và trứng 22A + X. Câu 7: Lông dài trội hoàn toàn so với lông ngắn. Khi lai hai cơ thể thuần chủng bố lông dài và mẹ lông ngắn thì kết quả F1 sẽ là A. toàn lông ngắn. B. 1 lông ngắn : 1 lông dài. C. 3 lông ngắn : 1 lông dài. D. toàn lông dài. Câu 8: Quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây sẽ tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau? A. Aabb. B. AaBb. C. AABB. D. aabb. B. Tự luận (6 điểm) Câu 1 (2 điểm): Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó? Trang | 11
  12. Câu 2 (3 điểm): Giả sử trên mạch 1 của ADN (gen) có số lượng của các nuclêôtit là: A1= 90 Nu ; G1 = 360 Nu. Trên mạch 2 có A2 = 180 Nu; G2 = 270 Nu. Dựa vào nguyên tắc bổ sung hãy xác định: a. Số lượng nuclêôtit các loại còn lại trên mỗi mạch đơn? b. Số lượng từng loại nuclêôtit trên cả đoạn ADN (gen)? c. Tổng số nuclêôtit của ADN (gen). Câu 3 (1 điểm): Gia đình bạn Hùng làm nghề chăn nuôi heo. Một hôm, Tuấn sang nhà bạn Hùng chơi và thấy cả ba bạn Hùng đang pha thuốc vào chậu cám heo để cho heo ăn. Tuấn thắc mắc thì được bạn Hùng giải thích thuốc đó là thuốc tăng trưởng cho động vật giúp heo tăng cân nhanh. Nếu là Tuấn, em sẽ giải quyết tình huống này như thế nào? Vì sao? ĐÁP ÁN I. Trắc Nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 B A B C C B D A II. Tự Luận Câu 1: - Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào nên có hình dạng: hình hạt, hình que, hình chữ V. - Mô tả cấu trúc: + Ở kì giữa NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (2 crômatit) gắn với nhau ở tâm động. Mỗi crômatit gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn. + Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ trong thoi phân bào. Câu 2: Theo NTBS, ta có: a. A1 = T2 = 90 Nu; G1 = X2 = 360 Nu A2 = T1 = 180 Nu; G2 = X1 = 270 Nu b. A = T = A1 + A2 = T1 + T 2 = 90 + 180 = 270 Nu. G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = 270 + 360 = 630 Nu. Trang | 12
  13. c. Tổng số nuclêôtit là: N = A + G + T + X = (A + G) x 2 = (T + X ) x 2 = ( 270 + 630) x 2 = 1800 Nu Câu 3: Khuyên bạn Hùng và gia đình không nên sử dụng thuốc tăng trưởng vì nó sẽ gây ô nhiễm môi trường và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng thịt heo. Thuốc này là hóa chất sẽ tác động gây đột biến gen/NST → Gây bệnh ung thư hoặc các bệnh và tật di truyền, ĐỀ SỐ 5. A. Trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1: Loại tế bào nào sau đây có bộ NST đơn bội? A. Tinh trùng. B. Hợp tử. C. Noãn nguyên bào. D. Tinh nguyên bào. Câu 2: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng? A. Đột biến gen là những biến đổi về số lượng gen trên NST. B. Đột biến gen có thể có lợi, có thể có hại cho bản thân sinh vật. C. Đột biến gen luôn dẫn đến biến đổi cấu trúc của loại prôtêin do gen đó mã hóa. D. Đột biến gen chỉ có thể phát sinh trong điều kiện tự nhiên. Câu 3: Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp những khó khăn chủ yếu nào? A. Người là động vật bậc cao nhất. B. Người sinh sản muộn, đẻ ít con. C. Vì lí do xã hội, không thể áp dụng các phương pháp lai, gây đột biến. D. Cả B và C. Câu 4: Thường biến là A. những biến đổi kiểu gen và kiểu hình của cơ thể sinh vật. B. những biến đổi về kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới sự ảnh hưởng trực tiếp của môi trường biểu hiện hàng loạt và không di truyền được. C. những biến đổi về kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới sự ảnh hưởng gián tiếp của môi trường. Trang | 13
  14. D. sự biểu hiện riêng rẽ, lẻ tẻ, theo hướng xác định, di truyền được. Câu 5: Nguồn nguyên liệu chủ yếu trong chọn giống là A. đột biến gen. B. thường biến. C. đột biến NST. D. đột biến gen và đột biến NST. Câu 6: Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội phát sinh từ loài này có số lượng NST là A. 36. B. 48. C. 72. D. 108. Câu 7: Có 2 phân tử ADN thực hiện nhân đôi liên tiếp 3 lần, số phân tử AND con tạo thành là A. 2. B. 4. C. 8. D. 16. Câu 8: Một noãn bào bậc 1 có kí hiệu là AaBb khi giảm phân cho mấy loại trứng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. B. Tự luận (6 điểm) Câu 1 (3 điểm): Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm hình thái nào? Nêu nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật bệnh đó. Câu 2 (1 điểm): Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ sau: Gen (một đoạn ADN) → mARN → Prôtêin → Tính trạng Câu 3 (2 điểm): Ở đậu Hà Lan, tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp. Cho đậu Hà Lan thân cao thuần chủng lai với đậu thân thấp. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P → F2. ĐÁP ÁN A. Trắc Nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 A B D B D B D D B. Tự Luận Câu 1: - Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm hình thái: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi thè ra, mắt hơi sâu, 1 mí, ngón cái ngắn. - Nêu nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền: Trang | 14
  15. + Do tác nhân lí hóa sinh học trong tự nhiên. + Do rối loạn trong môi trường trong của tế bào. - Một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật bệnh đó: + Hạn chế ô nhiễm môi trường. + Sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật. + Đấu tranh chống vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân. + Hạn chế kết hôn với người có nguy cơ gây bệnh di truyền. Câu 2: Gen (một đoạn ADN) → mARN → Prôtêin → Tính trạng Trình tự các nuclêôtit trong ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong ARN nhờ nguyên tắc bổ sung trong quá trình phiên mã, qua đó, quy định trình tự các axit amin của phân tử prôtêin tham gia hoạt động tế bào nhờ nguyên tắc bổ sung trong quá trình dịch mã → biểu hiện tính trạng. Câu 3: - Ở đậu Hà Lan, tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp → Quy ước gen: A quy định tính trạng thân cao, a quy định tính trạng thân thấp. - Xác định kiểu gen của P: + Cây thân cao thuần chủng có kiểu gen là AA. + Cây thâp thấp có kiểu gen là aa. - Viết sơ đồ lai: P Thân cao x Thân thấp AA aa G A a F1 Aa (100% thân cao) F1 x F1 Aa x Aa GF1 A, a A, a F2 1AA : 2Aa : 1aa (3 thân cao : 1 thân thấp) HẾT . Trang | 15