Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ (Có đáp án)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển 
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng 
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không?
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo 
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về 
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất 
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
(Trích Tổ quốc nhìn từ biển- Nguyễn Việt Chiến, Báo Thanh niên, 28/05/2011)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính ? Thể thơ? (0.5)
b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? (1.0)
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ có trong hai câu thơ in đậm? (1.5).
PHẦN II: LÀM VĂN( 7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Từ đoạn thơ trong phần Đọc - hiểu ,em hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ về trách nhiệm 
của mình đối với biển cả quê hương.
pdf 14 trang Phương Ngọc 14/03/2023 2600
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2022_2023_truong_t.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm ) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi : Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa Trong hồn người có ngọn sóng nào không ? Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo Lạc Long cha nay chưa thấy trở về Lời cha dặn phải giữ từng thước đất Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi (Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến, Báo Thanh niên, 28/05/2011 ) a. Xác định phương thức biểu đạt chính ? Thể thơ ? (0.5 ) b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? (1.0 ) c. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ có trong hai câu thơ in đậm ? (1.5). PHẦN II: LÀM VĂN( 7 điểm ) Câu 1 (2 điểm): Từ đoạn thơ trong phần Đọc - hiểu ,em hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với biển cả quê hương . Câu 2 (5 điểm): Từ nội dung bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt ( Trích SGK Ngữ văn 9 -Tập 1), trong vai nhân vật người cháu, em hãy kể lại câu chuyện cảm động ấy . HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Trang | 1
  2. PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Câu 1. Đoạn văn trên được sử dụng phương thức biểu đạt: biểu cảm. Câu 2. - Nỗi trăn trở, lo lắng về tình hình biển đảo đang bị đe dọa bởi bao hiểm họa, nguy cơ. - Từ đó toát lên tình yêu biển đảo, yêu đất nước sâu sắc. Câu 3. - Các phép tu từ : Hs xác định được 1 trong 2 biện pháp ẩn dụ, câu hỏi tu từ. - Tác dụng : làm nổi bật những nguy cơ, hiểm họa đang liên tục bủa vây quanh biển và nỗi niềm trăn trở, âu lo đối với tình hình biển đảo. PHẦN II: LÀM VĂN( 7 điểm) Câu 1. a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề: giá trị của biển cả. c. Nội dung: - Nêu lên được một số giá trị của biển cả + Cung cấp nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế; + Giao thông đi lại giữa nước ta với cá nước khác trên thế giới; + An ninh quốc gia, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước. -> Tình cảm của em đối với biển và ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Câu 2: a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự với đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. b. Xác định đúng vấn đề tự sự - Nêu tình huống truyện: Kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ bên bà. - Kể lại kỉ niệm với bà: + Nhân vật “tôi” kể lại những kỉ niệm sống với bà.
  3. + Hạnh phúc khi được ở với bà, được nghe bà kể lại niềm vui những câu chuyện, được bà chăm sóc, dạy bảo + Những hành động, việc làm của bà khiến cháu nhớ mãi. + Thái độ, tình cảm của nhân vật tôi đối với bà. - Rút ra bài học nhận thức: Tình cảm gia đình chính là nền tảng giúp mỗi nhân vật thành công trong cuộc sống. - Tình yêu sâu sắc với bà của mình. c. Sáng tạo: - Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện cái nhìn đẹp đẽ về người bà. - Vận dụng hợp lí và hiệu quả miêu tả nội tâm và nghị luận d. Chính tả, dùng từ, đặt câu : đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. ĐỀ SỐ 2 PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay. (Trích Quê hương - Đỗ Trung Quân) a. Xác định phương thức biểu đạt chính? Thể thơ? (0.5) b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? (1.0) c. Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ có trong đoạn thơ trên? (1.5). PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)
  4. Câu 1 (2 điểm): Từ đoạn thơ trong phần Đọc - hiểu em hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về quê hương . Câu 2 (5 điểm): Từ truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), trong vai nhân vật bé Thu ,em hãy kể lại những ngày được sống bên cạnh ba của mình. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 PHẦN I : ĐỌC HIỂU 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm, thể thơ: 6 chữ 2. HS nêu ngắn gọn, khái quát về nội dung của đoạn thơ 3. - HS xác định được ít nhất 1 trong 2 phép tu từ: Điệp ngữ và ẩn dụ. - Tác dụng:Phép tu từ : Điệp ngữ nhằm nhấn mạnh làm nổi bật tình yêu thương sâu đậm và tha thiết của mỗi người , đồng thời nó nhắc nhở chúng ta phải yêu thương , luôn nhớ về quê hương của mình. PHẦN II: LÀM VĂN Câu 1. Viết đoạn văn nghị luận a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề c. Nội dung: Tùy từng suy nghĩ của Hs nhưng cần nêu được các ý sau: - Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh ra, lớn lên, trưởng thành - Quê hương là nơi có những người thân yêu như ông bà cha mẹ ngày đêm mong ta trưởng thành . -> Dù làm gì, ở đâu, mình luôn khắc ghi những tình cảm đối với quê hương, tự hào và có ý thức góp phần dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp thể thơ: 6 chữ Câu 2. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: - Ngôi kể thứ nhất, người kể bé Thu - Nội dung: a. Mở bài: Giới thiệu về mình và câu chuyện sắp kể
  5. b. Thân bài: Kể được các sự việc chính (từ lúc Thu gặp ông Sáu đến lúc chia tay). c. Kết bài: Kết thúc hoặc cảm xúc, suy nghĩ của người kể chuyện - Ngôn ngữ kể tự nhiên, linh hoạt, phù hợp. b. Vận dụng hợp lí và hiệu quả miêu tả nội tâm và nghị luận ĐỀ SỐ 3 Phần I. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Chân trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) 1. Đoạn thơ nằm trong tác phẩm nào? Của ai? 2. Tìm hai điển cố trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó? 3. Trong đoạn thơ trên, tại sao khi nói tới nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, tác giả sử dụng từ “tưởng”, còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ, nhà thơ lại dùng từ “xót” 4. Viết một đoạn văn khoảng 12- 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động (gạch dưới câu bị động) Phần II. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. - Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu. Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi. (Trích Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
  6. 1. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì? 2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn này. 3. Bằng đoạn văn ngắn, hãy nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà trong đoạn trích trên. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Phần I (6 điểm) 1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích, của tác giả Nguyễn Du (1 điểm) 2. Hai điển tích điển cố được sử dụng: - Quạt nồng ấp lạnh: nói về người con có hiếu, phụng dưỡng cha mẹ, mùa hè trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông trời giá lạnh thì vào nằm trong giường trước cho ấm (0,25 điểm) - Sân Lai: sân nhà Lão Tử người nước Sở thời Xuân Thu rất có hiếu với cha mẹ, tuy đã già mà còn nhảy múa ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ. (0,25 điểm) - Sử dụng điển tích điển cố nhằm thể hiện, nhấn mạnh nỗi nhớ nhà, nhớ mong, lo lắng cho cha mẹ của Thúy Kiều (0,5 điểm) 3. - Nỗi nhớ Kiều dành cho Kim Trọng sử dụng động từ “tưởng” (hồi tưởng, nhớ lại) để nói về những kỉ niệm đẹp đẽ trong quá khứ. Trong nỗi nhớ của Thúy Kiều về tình yêu đẹp có cả hình dung về không gian đêm trăng thề nguyền, sự khắc khoải trông chờ của Kim Trọng khi trở lại vườn Thúy Tưởng là vừa nhớ, vừa hoài niệm. (0,5 điểm) - Nhớ về cha mẹ Nguyễn Du dùng từ “xót” thể hiện nỗi khổ tâm đau xót của người con giàu lòng vị tha hiếu thảo khi không chăm sóc được cha mẹ. (0,5 điểm) 4. Viết đoạn văn * Nỗi nhớ Kim Trọng (1 điểm) - Chữ “tưởng” nhớ lại, hồi tưởng lại + Nhớ đêm trăng thề nguyền + Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn hình dùng ra khi chàng trở về không hề biết Kiều đã bán mình chuộc cha
  7. - Động từ “gột rửa” diễn tả tấm lòng son sắt, thủy chung của mối tình đầu, nhưng cũng xót thương cho tấm thân không còn gột rửa được nữa → Nỗi nhớ người yêu tha thiết, đau đáu * Nỗi nhớ cha mẹ (1 điểm) - Sử dụng thành ngữ, điển tích, điểm cố để nói tới nỗi nhớ cha mẹ - Kiều xót xa khi nghĩ tới cảnh cha mẹ già yếu mà hằng ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con - Kiều lo lắng cho cha mẹ khi cha mẹ đã già không biết có ái chăm sóc, đỡ đần → Kiều là người con hiếu thảo, tình nghĩa - Sử dụng được câu bị động (0,5 điểm) * Trình bày sạch đẹp, đầy đủ ý (0,5 điểm) Phần II (4 điểm) 1. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến. 2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” để chỉ cái chết nhẹ nhàng, thanh thản (0,5 điểm) Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”: biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng nhằm giảm bớt sắc thái đau đớn khi diễn tả cái chết của ông Sáu (0,5 điểm) 3. Ý nghĩa hình tượng chiếc lược ngà - Chiếc lược ngà ở đây được lựa chọn làm tên nhan đề tác phẩm. Câu chuyện cảm động về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu được trong hoàn cảnh chiến tranh đã làm rõ tư tưởng của tác phẩm (0,5 điểm) - Nêu tóm tắt lại nội dung câu chuyện, trước khi trở về mặt trận ông Sáu hứa tặng bé Thu chiếc lược ngà (0,25 điểm) - Chiếc lược ngà là tất cả tình cảm, sự yêu thương và hối hận của ông Sáu dành cho con “Anh cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ thận trọng cố công như người thợ bạc, gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” (0,25 điểm) - Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh. - Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh. Chiếc lược ngà trở thành biểu tượng của tình thương con, chăm sóc cho con, nỗi nhớ mong con gái của ông Sáu (0,25 điểm) - Ông Sáu hi sinh vẫn không kịp trao tận tay con chiếc lược ngà, đây là chi tiết gây xúc động trong lòng người đọc, cũng mang giá trị tố cáo chiến tranh chia cắt tình thân, gây ra nhiều đau đớn. (0,25 điểm)
  8. → Chiếc lược ngà đạt giá trị sâu sắc về mặt nội dung và hình thức, trở thành biểu tượng đẹp đẽ về tình phụ tử, và để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc. (0,5 điểm) - Trình bày sáng rõ, bố cục khoa học, không mắc lỗi chính tả (0,5 điểm) ĐỀ SỐ 4 I. Phần trắc nghiệm Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là gì? A. Tả lại vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều B. Tả cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết thanh minh C. Tả lại cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân D. Tả lại cảnh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ Câu 2: Hai câu thơ sau nói lên tâm trạng gì của Thúy Kiều? “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” A. Nhớ cha mẹ, nhớ quê hương B. Xót xa cho duyên phận lỡ làng C. Buồn nhớ người yêu D. Lo sợ cho cảnh ngộ của mình Câu 3: Cụm từ “Súng bên súng” trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu” nói lên điều gì? A. Tả thực những khẩu súng đặt nằm bên cạnh nhau B. Nói lên sự đụng độ giữa quân ta và địch. C. Những người lính cùng chung nhiệm vụ chiến đấu D. Những người lính đang canh gác trên chiến hào. Câu 4: Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm lịch sự B. Phương châm về chất C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức
  9. Câu 5: Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật con người và sự việc trở nên sinh động, cần sử dụng kết hợp với yếu tố nào? A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Thuyết minh D. Nghị luận II. Phần tự luận Câu 1: (3 điểm) a. Nhớ và chép thuộc lòng khổ thơ cuối bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy. (0,5 điểm) b. Xác định từ láy và biện pháp tu từ có trong khổ thơ vừa chép. (1,0 điểm) c. Qua bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 6 đến 8 câu) (1,5 điểm) Câu 2: (5 điểm) Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. Phần trắc nghiệm 1. B 2. D 3. C 4. A 5. B II. Phần tự luận Câu 1: (3 điểm) Chép thuộc khổ thơ cuối Ánh trăng của Nguyễn Duy (0,5 điểm) Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình
  10. Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình. - Từ láy được sử dụng “vành vạnh”, “phăng phắc” để diễn tả trạng thái của ánh trăng. - Từ láy “vành vạnh”: từ láy tượng hình, gợi lên hình ảnh vầng trăng chung thủy, tròn vạnh, trong sáng. Người đọc liên tưởng tới sự son sắt, trước sau như một, không thay đổi. - Từ láy “phăng phắc” gợi hình ảnh, gợi tả trạng thái, từ láy này bổ sung cho từ “im” gợi tả sự im lặng tuyệt đối, sự âm thầm lặng lẽ, trước sau như một không thay đổi. → Sự bao dung âm thầm, lặng lẽ mà cao thượng trước sự thay đổi của con người. - Biện pháp tu từ được sử dụng: Biện pháp nhân hóa: Ánh trăng, vầng trăng lúc này trở thành con người sống động, có cảm xúc, có cách hành xử. Ánh trăng vừa bao dung, độ lượng vừa nghiêm khắc. - Thái độ sống: + Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống + Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý. Câu 2: (5 điểm) Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó. Xác định rõ đề bài, đây là dạng kể chuyện sáng tạo 1. Mở bài: Tạo dựng tình huống gặp gỡ giữa bản thân với ông Hai. Thời điểm, thời gian, dẫn dắt hợp lý. 2. Thân bài: - Nói được hoàn cảnh khiến nhân vật ông Hai phải tản cư. Kể về niềm kiêu hãnh, tự hào, nỗi nhớ quê hương da diết và sự quan tâm tới kháng chiến của nhân vật ông Hai - Nêu diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, thấy được tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước, Tổ quốc - Từ sự bàng hoàng, sững sờ, tới cảm giác xấu hổ, lo lắng, buồn, chán nản - Sự bế tắc, tuyệt vọng của ông Hai, sự đấu tranh nội tâm gay gắt giữa việc lựa chọn làng, hay lựa chọn kháng chiến, giữa đi nơi khác hay trở về làng.
  11. - Lời tâm sự của ông Hai với đứa con thể hiện tấm lòng chung thủy, son sắc của ông Hai với cách mạng và kháng chiến, tình yêu nước, yêu Tổ Quốc rộng lớn bao trùm lên tình yêu quê hương của ông Hai 3. Kết bài - Ấn tượng, cảm xúc của em sau cuộc trò chuyện đó. ĐỀ SỐ 5 Phần I. (7 điểm) Trong một đoạn trích sách Ngữ Văn 9 (Tập 1) có viết: “Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” Câu 1: Chép chính xác tám câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ? Câu 2: Cho biết đoạn thơ em vừa chép trích trong văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào? Của ai? Vị trí của văn bản đó trong tác phẩm? Câu 3: Theo em, có thể thay thế từ “hờn” trong câu thơ thứ hai thành từ “buồn” được không? Vì sao? Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 12-15 câu theo cách tổng phân hợp để làm nổi bật vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của nhân vật trong đoạn thơ trên (trong đó có dùng một câu ghép, phép thế và gạch chân). Phần II. (1,5 điểm) “Hoàng Lê nhất thống chí” là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt những thành công xuất sắc về nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết của văn học Việt Nam thời trung đại. Câu 1: Hãy giải thích nhan đề tác phẩm. Câu 2: Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh nhân vật chính Quang Trung - Nguyễn Huệ? Phần III. (1,5 điểm) Bác Hồ không chỉ là một con người vĩ đại trong cuộc sống mà còn là một hình tượng tuyệt đẹp trong tác phẩm văn học. Trong chương trình Ngữ Văn 9 có một văn bản nhật dụng viết rất hay về vẻ đẹp phong cách của người. Câu 1: Hãy cho biết đó là văn bản nào? Của ai? Câu 2: Viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày những bài học về phong cách tư tưởng đạo đức mà em học được từ Người qua tác phẩm đó. HẾT
  12. Phần I. (7 điểm) Câu 1: Chép thuộc thơ (1 điểm) “Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đỏi một tài đành họa hai Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương. Khúc nhà tay lựa nên chương Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” Câu 2: Đoạn thơ vừa chép nằm trong văn bản Chị em Thúy Kiều, thuộc tác phẩm Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du - Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều. Tác giả tập trung tả tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều. (0,5 điểm) Câu 3: Không thể thay thế từ “hờn” thành từ “buồn” bởi ghen- hờn đi liền với nhau. - Từ “buồn” chỉ sự âu sầu, không vui - Từ “hờn” thể hiện thái độ ghen ghét, đố kị - Ở đây, vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hóa, tự nhiên phải ghen ghét, đô kị dự báo trước cuộc đời sóng gió (0,5 điểm) Câu 4: Phân tích vẻ đẹp của Kiều (5 điểm) - Mở đoạn: Giới thiệu nhân vật Thúy Kiều, được xây dựng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng với vẻ đẹp có một không hai (1 điểm) - Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều được tả khái quát. Tác giả tả vẻ đẹp của Vân làm đòn bẩy khéo léo miêu tả vẻ đẹp của Kiều nổi bật hơn cả (0,5 điểm)
  13. - Đặc tả đôi mắt của Kiều, gợi lên khí chất, nét đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”. Tài năng của Kiều được miêu tả lên tới đỉnh điểm của sự sắc sảo, tài năng (tài đàn hát, cầm kì thi họa ) (0,5 điểm) - Vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hóa ghen tị, hờn dỗi điều này dự báo trước số phận lận đận của Kiều (0,5 điểm) - Bút pháp ước lệ tượng trưng, làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều (0,5 điểm) → Vẻ đẹp của Kiều được lý tưởng hóa “mười phân vẹn mười” xưa nay hiếm gặp, điều đó khẳng định được tài năng của Nguyễn Du khi tạo nhân vật (1 điểm) - Đoạn văn sử dụng câu ghép, phép thế (1 điểm) Phần II. (1,5 điểm) Câu 1: Nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí (0,5 điểm) - Chí là thể loại ghi chép lại sự vật, sự việc - Nhan đề được viết bằng chữ Hán ghi chép quá trình thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Tác phẩm còn tái hiện được giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào 30 năm cuối thế kỉ XVIII, mấy năm đầu thế kỉ XIX. Tiểu thuyết có 17 hồi. Câu 2: Nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh nhân vật chính Nguyễn Huệ (1 điểm) - Các tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê nhưng vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca, họ đứng trên tinh thần dân tộc phản ánh. Nhờ điều đó, càng tạo ra cho tác phẩm sức thuyết phục, tính chân thực, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử - Đây là đặc điểm đặc sắc của thể loại truyền thuyết lịch sử. Phần III. (1,5 điểm) Câu 1: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của nhà báo Lê Anh Trà (0,5 điểm) Câu 2: Bài học từ phong cách đạo đức của Hồ Chí Minh: - Nói được Hồ Chí Minh: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và nét đẹp trong lối sống giản dị, thanh cao của Người - Học hỏi sự giản dị trong: lối sinh hoạt (ăn, ở, mặc ), tác phong làm việc - Sự thanh cao trong nhân cách: thường xuyên học tập, nuôi dưỡng tâm hồn - Người có đức tính khiêm tốn, chân thành, cởi mở Bác hi sinh tất cả, quên mình lo cho dân cho nước
  14. → Tỏ lòng yêu mến, biết ơn Bác Hồ, phán đấu rèn luyện theo gương Bác.