Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tùng Thiện Vương (Có đáp án)

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm )
Đọc kĩ các câu hỏi dưới đây và chọn câu tr ả lời đúng ghi vào giấy kiểm tra :
Câu 1. Bài thơ v ề tiểu đội xe không kính ra đời trong hoàn cảnh nào ?
A. Trước Cách mạng tháng Tám            
B. Trong kháng chiến chống Pháp
C. Trong kháng chiến chống Mĩ             
D. Sau năm 1975
Câu 2. Bài thơ Bếp lử a có sự kết hợp phương thức biểu đạt nào ?
A. Biểu cảm, miêu t ả                              
B. Biểu cảm, tự sự , miêu tả, bình luậ n 
C. Biểu cảm, tự sự, miêu t ả 
D. Biểu cảm, tự sự
Câu 3. Sự lựa chọn dứt khoát của ông Hai trong truyện ngắn Làng " Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây 
mất rồi thì phải thù " phản ánh điều gì ?
A. Ông quyết định dứt bỏ tình cảm với làng. 
B. Ông s ẽ không bao giờ quay v ề làng nữa . 
C. Ông đã bị đẩy vào tình trạng b ế tắc, tuyệt vọng. 
D.Tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm c ả tình cảm làng quê .
Câu 4. Các câu văn sau trích trong Lặng l ẽ Sa Pa) câu nào chứa thuật ngữ ?
A. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to .
B. Hai người lững thững đi v ề phía chiếc xe rồi im lặng rất lâu.
pdf 14 trang Phương Ngọc 14/03/2023 3440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tùng Thiện Vương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_truong_t.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tùng Thiện Vương (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS TÙNG THIỆN VƯƠNG ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Đọc kĩ các câu hỏi dưới đây và chọn câu trả lời đúng ghi vào giấy kiểm tra: Câu 1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Trước Cách mạng tháng Tám B. Trong kháng chiến chống Pháp C. Trong kháng chiến chống Mĩ D. Sau năm 1975 Câu 2. Bài thơ Bếp lửa có sự kết hợp phương thức biểu đạt nào? A. Biểu cảm, miêu tả B. Biểu cảm, tự sự, miêu tả, bình luận C. Biểu cảm, tự sự, miêu tả D. Biểu cảm, tự sự Câu 3. Sự lựa chọn dứt khoát của ông Hai trong truyện ngắn Làng " Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù" phản ánh điều gì? A. Ông quyết định dứt bỏ tình cảm với làng. B. Ông sẽ không bao giờ quay về làng nữa. C. Ông đã bị đẩy vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng. D.Tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm cả tình cảm làng quê. Câu 4. Các câu văn sau trích trong Lặng lẽ Sa Pa) câu nào chứa thuật ngữ? A. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. B. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe rồi im lặng rất lâu. Trang | 1
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai C. Mà đã mười một giờ đã đến giờ "ốp" đâu. D.Tại sao anh ta không tiễn mình ra đến tận xe nhỉ ? Câu 5. Việc vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp cần phù hợp điều gì? A. Mục đích giao tiếp B. Nội dung giao tiếp C. Đối tượng giao tiếp D. Đặc điểm của tình huống giao tiếp Câu 6. Để người đọc phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết cần đưa vào bài văn tự sự yếu tố nào? A. Nghị luận B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Đối thoại, độc thoại II. Tự luận (8,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm): Trong cảnh ngộ của mình khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều đã nhớ về Kim Trọng trước khi nhớ cha mẹ. Trình tự tâm trạng đó có hợp lí không? Vì sao? (Giải thích không quá 3 câu văn). Câu 2 (7,0 điểm): Hãy kể về một giấc mơ để lại trong em ấn tượng sâu sắc,(trong bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. Trắc nghiệm 1. C 2. B 3. D 4. C 5. D 6. A 7. B, D II. Tự luận
  3. Câu 1 * HS bày tỏ quan điểm và có kiến giải phù hợp - Trình tự tâm trạng đó là hợp lí: + Vầng trăng nơi lầu Ngưng Bích gợi nàng nhớ đến kỉ niệm hẹn ước của hai người, Kiều cảm thấy mình có lỗi với Kim Trọng khi không giữ được lời hẹn ước. Nỗi đau ấy vò xé tâm can nàng. + Trong cơn gia biến, Kiều đã hi sinh mối tình đầu để cứu gia đình, Kiều đã phần nào đã làm tròn chữ hiếu. + Miêu tả tâm trạng nhớ thương của Thúy Kiều vượt qua những định kiến của tư tưởng phong kiến thể hiện rõ sự tinh tế trong ngòi bút của Nguyễn Du Câu 2 Hãy kể về một giấc mơ để lại trong em ấn tượng sâu sắc( trong bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.) * Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về kiểu bài tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Yêu cầu cụ thể: a. Hình thức: Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự - Mức tối đa: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài giới thiệu nhân vật, sự việc; phần thân bài tổ chức thành các đoạn văn liên kết chặt chẽ, kể chuỗi sự việc theo thứ tự hợp lí, phần kết bài thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu sắc của người kể - Mức chưa tối đa (0,25): Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài song diễn đạt khô khan chưa hấp dẫn b. Nội dung * Mở bài - Giới thiệu về giấc mơ: Giấc mơ đó là gì? Ấn tượng, cảm xúc chung về giấc mơ. * Thân bài - Kể chi tiết về giấc mơ: + Giấc mơ xảy ra bao giờ, trong hoàn cảnh nào? Câu chuyện trong giấc mơ diễn ra thế nào? Em đã đi đâu, làm gì, gặp ai? Đáng nhớ ở chỗ nào? Hình ảnh đối tượng được kể đến trong giấc mơ khi ấy như thế nào (
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai hình dáng, nét mặt, thái độ, cử chỉ, lời nói ). Cảm xúc, tâm trạng của mình khi ấy ? (Mình đã suy nghĩ gì về sự việc, đối tượng ). + Kết thúc giấc mơ - Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận được thể hiện qua cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ như thế nào? * Kết bài - Cảm xúc, suy nghĩ về giấc mơ. - Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố miêu tả, biểu cảm ) thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc; văn viết giàu cảm xúc. ĐỀ SỐ 2 I. Phần đọc - hiểu: 5 điểm Câu 1 (2,0 điểm): Nêu các hình thức trau dồi vốn từ? Cho ví dụ minh họa. Câu 2 (3.0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời yêu cầu ở dưới. “Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái. Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
  5. Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nửa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”. a. Đoạn thơ trên, thuộc bài thơ nào? Của nhà thơ nào? b. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? c. Đoạn thơ thể hiện nội dung gì? II. Phần tạo lập văn bản: 5 điểm Câu 3 (5.0 điểm): Hãy tưởng tượng em được gặp gỡ và trò chuyện với anh bộ đội Cụ Hồ trong tác phẩm “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. Phần đọc - hiểu: 5 điểm Câu 1 (2,0 điểm): Nêu các hình thức trau dồi vốn từ? - Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ. (0,5 điểm) - Rèn luyện để nắm thật đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ.(0,5 điểm) - Học sinh nêu ví dụ minh họa đúng. (1,0 điểm) Câu 2 (3.0 điểm): a. Đoạn thơ trên thuộc bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính. (0.5đ) - Của nhà thơ Phạm Tiến Duật. (0.5đ) b. Thể thơ: Kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ và 8 chữ. (0.5đ) c. Đoạn thơ thể hiện : Hình ảnh những chiếc xe không kính. Bom đạn của chiến tranh ác liệt thời đó đã khiến cho những chiếc xe không chỉ không có kính mà còn trần trụi hơn nữa không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước. (0.75đ) - Đồng thời cho thấy người chiến sĩ lái xe có thái độ ung dung, lạc quan đã bình thản coi thường mọi khó khăn, nguy hiểm và gian khổ. (0.75đ)
  6. II. Phần tạo lập văn bản: 5 điểm Câu 3 (5.0 điểm): Hãy tưởng tượng em được gặp gỡ và trò chuyện với anh bộ đội Cụ Hồ trong tác phẩm “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. 1. Mở bài - Giới thiệu về hoàn cảnh dẫn đến cuộc gặp gỡ giữa em và anh bộ đội trong tác phẩm “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu. - Suy nghĩ chung của em về anh bộ đội Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp khi gặp anh bộ đội, nhân vật trong bài thơ: Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp là hình ảnh đẹp, biểu tượng đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. - Giới thiệu giới hạn vấn đề: Bài thơ nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 9 tập 1. 2. Thân bài HS: tưởng tượng cuộc gặp gỡ và trò chuyện với anh bộ đội về các vấn đề sau: - Anh bộ đội xuất thân từ nông dân; họ yêu quê hương mình tha thiết, nhớ quê hương đến quặn lòng khi phải xa quê nhưng họ vẫn sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá, thân thiết của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn. - Trích dẫn các câu thơ có liên quan trong việc cảm nhận, phân tích các từ ngữ, hình ảnh (các biện pháp nghệ thuật): Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá + Ruộng nương . Lung lay + Mặc kệ + Giếng nước, gốc đa - Những người lính cách mạng trải qua nhiều gian lao, thiếu thốn tột cùng, đó là những cơn sốt run người, trang phục mỏng manh giữa mùa đông giá lạnh. Nhưng gian lao thiếu thốn càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội, làm sáng lên nụ cười của người lính (sốt run người, cơn ớn lạnh, áo rách, quần vá, chân không giày, miệng cười buốt giá); những chi tiết về cuộc sống gian khổ, thiếu thốn của người lính được tác giả miêu tả rất thật, không tô vẽ cường điệu, được chọn lọc nên vừa chân thực vừa có sức gợi cảm cao. - Tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, thắm thiết: sự cảm thông, chia sẻ, kề vai sát cánh hoàn thành nhiệm vụ. - Sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + HS: tưởng tượng, cảm nhận về sự gắn kết giữa ba hình ảnh: Khẩu súng, vầng trăng và người lính giữa rừng hoang sương muối; + Hình ảnh đầu súng trăng treo là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích giặc của chính tác giả nhưng hình ảnh ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra từ những liên tưởng phong phú hay đó chính là sự kết hợp giữa chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn. - Bài học về lẽ sống, niềm tin, tình đồng đội, tình yêu Tổ quốc (Nghị luận) 3. Kết bài - Kết thúc cuộc gặp gỡ và trò chuyện. - Tác dụng to lớn của văn học: giúp chúng ta cảm nhận được những tình cảm tốt đẹp của con người, hiểu sâu sắc ý nghĩa của cuộc sống, thấy rõ hơn trách nhiệm của mỗi người đối với xã hội, đối với cuộc đời. ĐỀ SỐ 3 I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất. Câu 1. Đặc điểm chủ yếu của Truyện truyền thuyết để phân biệt với Truyện cổ tích là gì? A. Nhân vật là thần thánh hoặc là người. B. Nhân vật và hành động của nhân vật không có màu sắc thần thánh. C. Gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử. D. Truyện không có yếu tố hoang đường, kì ảo. Câu 2. “Thạch Sanh” là truyện cổ tích kể về cuộc đời của kiểu nhân vật nào? A. Nhân vật là động vật. B. Nhân vật thông minh. C. Nhân vật người mang lốt vật. D. Nhân vật dũng sĩ có tài năng. Câu 3. Thể loại của văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” là? A. Truyền thuyết. B. Truyện cổ tích. C. Truyện ngụ ngôn. D. Truyện cười.
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 4. Hãy cho biết từ “thiên thần” có nghĩa là gì? A. Thần tài giỏi. B. Thần nhân hậu. C. Thần trên trời. D. Thần núi. Câu 5. Xác định từ dùng sai trong câu sau đây “Trong lớp, An thường hay nói năng tự tiện”. A. Trong lớp B. An C. Nói năng D. Tự tiện Câu 6. Chức vụ điển hình trong câu của cụm danh từ là gì? A. Trạng ngữ B. Bổ ngữ C. Chủ ngữ D. Vị ngữ Câu 7. Trong các từ sau từ nào thuộc từ loại chỉ từ? A. Tập thể B. Nhưng C. Nọ D. Tất cả Câu 8. Trong các tác phẩm sau, tác phẩm nào thuộc thể loại truyện trung đại? A. Sự tích Hồ Gươm. B. Mẹ hiền dạy con. C. Em bé thông minh. D. Thầy bói xem voi. II. Tự luận (8,0 điểm) Kể về một người bạn mà em yêu quý.
  9. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm. 1. C 2. D 3. C 4. C 5. D 6. C 7. C 8. B II. Tự luận (8,0 điểm) a. Mở bài - Giới thiệu chung về người bạn em sẽ kể (tên bạn là gì, vì sao em quý bạn ) b. Thân bài - Về ngoại hình ( những nét nổi bật nhất) - Kể về tính cách ( cách ứng xử với những người xung quanh, với bạn bè trong lớp ) - Những việc làm của bạn với mọi người và đặc biệt với em - Kể về tình cảm của bạn giành cho em hoặc kỉ niệm sâu sắc giữa em với bạn c. Kết bài - Cảm nghĩ của em về người bạn đó. - Những bài học em có thể học được từ người bạn của mình. ĐỀ SỐ 4 Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất.
  10. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 1. Theo Tác giả Lê Anh Trà trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì? A. Phải tạo cho mình một lối sống khác đời, khác người. B. Có hiểu biết cao sâu để được người đời tôn sùng. C. Đã là con người phải có đạo đức hoàn toàn trong sáng. D. Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên, thanh cao. Câu 2. Ai là tác giả của văn bản Hoàng Lê nhất thống chí? A. Kim Lân. B. Phạm Tiến Duật. C. Ngô gia văn phái. D. Nguyễn Thành Long. Câu 3. Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến các sự việc trong Truyện Kiều của Nguyễn Du? A. Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ - Gia biến và lưu lạc. B. Gặp gỡ và đính ước - Gia biến là lưu lạc - Đoàn tụ. C. Gia biến là lưu lạc - Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước. D. Gia biến là lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ. Câu 4. Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng. B. Phương châm lịch sự. C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm về chất Phần II. Tự luận (8,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Cho khổ thơ sau: “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng ” (Bếp lửa - Bằng Việt)
  11. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh “ngọn lửa” trong khổ thơ? Câu 2. (6,0 điểm) Đóng vai nhân vật bé Thu kể lại truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng, từ khi ông Sáu về thăm nhà. (Kết hợp yếu tố miêu tả và nghị luận). HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 PHẦN I: Trắc nghiệm (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm. 1. D 2. C 3. B 4. B PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) HS viết đoạn văn đảm bảo các ý sau: - Hình ảnh ngọn lửa thực sớm chiều bà chi chút, tần tảo nhóm lên mỗi sớm mai, chăm lo từng bữa ăn cho cháu trong cuộc sống thường ngày. (1,0 điểm) - Ngọn lửa lòng bà, Ngọn lửa chứa niềm tin, đó là hình ảnh ẩn dụ: Ngọn lửa đó là tình bà ấm nóng, là niềm tin là niềm hi vọng, là sức mạnh mà bà muốn truyền cho cháu. Ngọn lửa đó có sức tỏa sáng diệu kì nâng đỡ cháu trên bước đường đời cháu đi. (1,0 điểm) Câu 2. (6,0 điểm) a. Mở bài Hoàn cảnh nhân vật bé Thu kể lại câu chuyện ( Khi đã trở thành cô giao liên) b. Thân bài Kể lần lượt các sự việc: - Trong những ngày ông Sáu về thăm nhà. + Giây phút đầu gặp ông Sáu + Trong những ngày sau đó + Khi chia tay - Những ngày ông Sáu ở chiến khu và hi sinh ( Nghe bác Ba kể lại)
  12. - Khi nhận kỉ vật của cha c. Kết bài - Tình cảm của bé Thu đối với cha. - Suy ngẫm về chiến tranh, về gia đình , Tổ quốc ĐỀ SỐ 5 I. VĂN-TIẾNG VIỆT: ( 4 điểm) Câu 1: (2 điểm) a. Chép 3 câu thơ tiếp theo và cho biết tên bài thơ, tên tác giả. “ Trăng cứ tròn vành vạnh .” b. Nêu nội dung và nghệ thuật chính của khổ thơ trên Câu 2: (2 điểm). a. Có mấy cách phát triển từ vựng ? Kể ra ? b. Giải nghĩa các từ sau đây: công viên nước, cầu truyền hình. II. LÀM VĂN: (6 điểm) Sau nhiều năm xa cách, em có dịp về thăm trường cũ. Hãy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 I. VĂN-TIẾNG VIỆT Câu 1: a. Chép tiếp 3 câu thơ Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình. - Tên bài thơ: “Ánh trăng”của Nguyễn Duy. b. Nêu nội dung: Trăng vẫn nghĩa tình tròn vẹn, thủy chung, bao dung cho dù cuộc sống, hoàn cảnh đổi thay. Chính điều này đã làm cho người ( nhân vật) cảm thấy ân hận nhận ra lỗi lầm.
  13. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Nghệ thuật chính của khổ thơ trên: + Nhân hóa: ánh trăng im phăng phắc. Ánh trăng được nhân hóa như người bạn tri kỷ của nhân vật. Chép đúng: mỗi câu 0,25đ + Sai thứ tự câu thơ (0đ) Câu 2: a. Nêu đúng 2 cách phát triển từ vựng: + Phát triển về nghĩa. + Phát triển về số lượng b. Giải nghĩa từ đúng mỗi từ - Công viên nước: là công viên giải trí với những trò chơi dưới nước như: trượt tuyết, tắm biển, lướt sóng - Cầu truyền hình: là hình thức truyền hình tại chỗ các hình thức lễ hội hay các hội thao ở những nơi cách xa nhau về địa lí qua hệ thống camera. II. LÀM VĂN a. Mở bài: - Giới thiệu hoàn cảnh, lý dovề thăm trường cũ b. Thân bài: - Kể theo trình tự không gian, thời gian: + Em về thăm trường trong dịp nào, thời gian nào? + Có ai đi cùng? - Cảnh sắc sân trường (có gì thay đổi?) - Em gặp được những ai? - Hồi tưởng những kỉ niệm cũ. - Tâm trạng của em khi về trường cũ, gặp lại thầy cô giáo cũ và khi về. c. Kết bài: - Tâm trạng, suy nghĩ của em về ngôi trường, thầy cô và bạn bè. * Yêu cầu cần đạt:
  14. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Cách kể, diễn đạt tự nhiên, mạch lạc, bố cục đủ 3 phần; có sự kết hợp các phương thức biểu đạt : tự sự kết hợp Nghị luận, miêu tả; miêu tả nội tâm; sử dụng đối thoại, độc thoại * Biểu điểm: - Điểm 5-6: Đảm bảo các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, hợp lý, trình bày sạch đẹp; không sai lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, đặt câu. - Điểm 3-4: Đảm bảo ½ yêu cầu của điểm 5-6. Sai vài lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1-2: Bài viết sơ sài, sai nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu.