Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đông Hải (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm). Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,
Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay,
Tiếng lích chích chim sâu trong lá,
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,
Tay bồng bế, sớm khuya vất vả,
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.
(Nói với em - Vũ Quần Phương, NXB Giáo dục, 2002)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Tìm những hình ảnh gợi ra khi em bé nhắm mắt ở khổ thơ thứ 2.

 

Câu 3. Điều gì khiến cho em bé trong văn bản phải Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay? Qua đó, em hiểu gì về
nhân vật này?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

pdf 15 trang Phương Ngọc 14/03/2023 2400
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đông Hải (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_truong_t.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đông Hải (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS ĐÔNG HẢI ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm). Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió, Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay, Tiếng lích chích chim sâu trong lá, Con chìa vôi vừa hót vừa bay. Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện, Sẽ được nhìn thấy các bà tiên, Thấy chú bé đi hài bảy dặm, Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền. Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ, Đã nuôi em khôn lớn từng ngày, Tay bồng bế, sớm khuya vất vả, Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay. (Nói với em - Vũ Quần Phương, NXB Giáo dục, 2002) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. Tìm những hình ảnh gợi ra khi em bé nhắm mắt ở khổ thơ thứ 2. Câu 3. Điều gì khiến cho em bé trong văn bản phải Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay? Qua đó, em hiểu gì về nhân vật này? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của con cái với cha mẹ. Trang | 1
  2. Câu 2 ( 5,0 điểm) Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm Câu 2. Những hình ảnh gợi ra khi em bé nhắm mắt ở khổ thơ thứ 2: các bà tiên, chú bé đi hài bảy dặm, quả thị thơm, cô Tấm rất hiền. Câu 3. “Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ”, ta “mở mắt ra ngay” vì: + Ta có thể cảm nhận được tình thương bao la mà cha mẹ dành cho con. + Ta biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. + Ta nhận thấy trách nhiệm lớn lao của con cái đối với cha mẹ của mình. II. LÀM VĂN Câu 1 Dàn ý nghị luận 200 chữ về trách nhiệm của con cái với cha mẹ a. Giới thiệu vấn đề: trách nhiệm của con cái với cha mẹ b. Bàn luận vấn đề * Giải thích: - Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình - Trách nhiệm của con cái với cha mẹ: có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. * Vì sao ta phải có trách nhiệm đối với cha mẹ? - Cha mẹ là người đã sinh ra ta, cho ta sinh mạng, nuôi nấng, giáo dục ta thành người. - Là người luôn bao dung, che chở, ủng hộ bạn trên mọi phương diện. - Cha mẹ là người duy nhất sẵn sàng hy sinh tất cả vì chúng ta, ước muốn duy nhất của họ là cho chúng ta một cuộc sống tốt nhất. * Vậy trách nhiệm của con cái với cha mẹ cần thực hiện như thế nào?
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Khi cha mẹ còn trẻ khỏe, cần có trách nhiệm để cha mẹ sống vui, sống khỏe, không khiến cha mẹ phải phiền lòng. tham gia vào các công việc gia đình, hỗ trợ cha mẹ khi cần thiết. - Khi cha mẹ già yếu thì có trách nhiệm chăm lo cho cuộc sống của cha mẹ, chăm sóc khi cha mẹ ốm đau. - Khi cha mẹ tuổi già sức yếu, đầu óc không minh mẫn thì ta lại càng phải ân cần, không để cha mẹ cảm thấy mình là gánh nặng của con cái. - Khi cha mẹ chẳng may qua đời, thì phận là con cái phải có trách nhiệm lo liệu tang lễ, hậu sự chu toàn, hằng năm cúng giỗ, lễ tết cũng nhất định phải tươm tất đầy đủ. * Phê phán một số những bất cập trong xã hội hiện tại. - Nhẫn tâm bỏ rơi cha mẹ tuổi già, sức yếu. - Bỏ bê không thăm hỏi chăm sóc, đối xử lạnh lùng với cha mẹ như người dưng. - Có kẻ còn ác tâm hành hạ, đánh đập cha mẹ già. - Mải miết lao theo những cuộc vui của bản thân mà quên mất cần phải hiếu thảo với cha mẹ, để rồi khi cha mẹ mất thì có hối hận đã muộn màng. c. Kết thúc vấn đề: Nêu cảm nghĩ riêng của bản thân em. Câu 2 1. Mở bài: - Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Thành Long (đặc điểm tiểu sử, con người, các sáng tác chủ đạo, đặc điểm sáng tác, ) - Giới thiệu chung về truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, ) - Nêu vấn đề nghị luận: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” và từ đó nêu lên ý nghĩa, tư tưởng của tác phẩm. 2. Thân bài: a. Phân tích nhân vật anh thanh niên - Công việc và hoàn cảnh sống Công việc: “làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu” - công việc đòi hỏi độ chính xác cao. Hoàn cảnh sống: Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn với độ cao hơn 2600 mét và ở cái độ cao ấy, suốt bốn mùa chỉ toàn “cây cỏ và mây mùa lạnh lẽo” → Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, thiếu thốn, công việc đầy những khó khăn - Những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên
  4. + Có trách nhiệm, yêu lao động và luôn hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao Sống một mình giữa đỉnh núi cao, không có ai theo dõi, quản lí nhưng anh thanh niên vẫn luôn hoàn thành công việc đúng giờ theo quy định Anh quan niệm “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”. Anh rất yêu công việc của mình, xem nó là cuộc sống của mình bởi với “Công việc của cháu gian khổ thật đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất” Anh luôn nói về công việc của mình với tất cả tình yêu, sự hào hứng. + Có tấm lòng cởi mở, hiếu khách và biết cách quan tâm những người xung quanh Sống một mình giữa đỉnh núi cao, anh luôn mong muốn có người đến thăm, nói chuyện, luôn cảm thấy “thèm người”. Anh thanh niên đã tiếp đón những người khách đến thăm nhà mình bằng tất cả tấm lòng nhiệt thành, tấm lòng cởi mở, sự nồng hậu, ấm áp Anh tặng bác lái xe của tam thất anh vừa đào được chỉ bởi lần trước anh thấy bác lái xe nói bác gái đang ốm + Anh thanh niên luôn biết sắp xếp công việc, cuộc sống một cách khoa học và hợp lí. Anh sống một mình nhưng vẫn sắp xếp mọi thứ thật gọn gàng và vẫn giữ những thói quen thật tuyệt - anh trồng hoa, cả một vườn hoa với muôn vàn màu sắc, anh còn nuôi gà, uống nước chè mỗi ngày, Anh rất thích đọc sách + Anh thanh niên còn hiện lên vẻ đẹp của một người sống khiêm tốn, chân thật. Với anh thanh niên, công việc của mình chỉ là công việc bình thường như biết bao công việc khác. Khi ông họa sĩ muốn vẽ anh, anh đã từ chối vì với anh, còn có rất nhiều người đáng để ngợi ca, để vẽ hơn mình b. Từ nhân vật anh thanh niên nêu lên ý nghĩa, tư tưởng của tác phẩm - Ngợi ca những con người lao động, hi sinh thầm lặng để cống hiến sức mình cho quê hương, đất nước. - Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp ấy sẽ góp phần tạo nên vẻ đẹp tâm hồn trong mỗi con người. 3. Kết bài: Khái quát những phẩm chất, tính cách của anh thanh niên, ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm thể hiện qua nhân vật và cảm nhận của bản thân. ĐỀ SỐ 2
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS ĐÔNG HẢI ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm). Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió, Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay, Tiếng lích chích chim sâu trong lá, Con chìa vôi vừa hót vừa bay. Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện, Sẽ được nhìn thấy các bà tiên, Thấy chú bé đi hài bảy dặm, Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền. Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ, Đã nuôi em khôn lớn từng ngày, Tay bồng bế, sớm khuya vất vả, Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay. (Nói với em - Vũ Quần Phương, NXB Giáo dục, 2002) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. Tìm những hình ảnh gợi ra khi em bé nhắm mắt ở khổ thơ thứ 2. Câu 3. Điều gì khiến cho em bé trong văn bản phải Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay? Qua đó, em hiểu gì về nhân vật này? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của con cái với cha mẹ. Trang | 1