Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cửa Nam (Có đáp án)

I. Đọc hiểu văn bản :
Đọc văn bản sau và tr ả lời các câu hỏi :

Tế t
Tết năm kia bố m ẹ già tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà đón chờ con cháu .
Chợt xe bưu phẩm dừng trước cửa, người ta ôm vào đ ủ loại quà kèm bưu thiếp ghi: “Bố m ẹ ăn tết vui vẻ ,
sang năm chúng con s ẽ về”.
Tết năm sau lại hăm hở dọn nhà. Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc quen thuộc.

Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Quà năm cũ còn 
nguyên, vương bụi.
Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!”.
(Trần Hoàng Trúc, Theo 
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: Tìm yếu tố miêu tả trong văn bản.
Câu 3: Tìm lời dẫn trực tiếp trong văn bản, cho biết dấu hiệu để em nhận ra đó là lời dẫn trực tiếp.
Câu 4: Cho biết một thông điệp có ý nghĩa em rút ra sau khi đọc văn bản trên (viết trong khoảng 5 – 7
dòng).
II. Tạo lập văn bản:

pdf 15 trang Phương Ngọc 14/03/2023 4880
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cửa Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_truong_t.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cửa Nam (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS CỬA NAM ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. Đọc hiểu văn bản : Đọc văn bản sau và tr ả lời các câu hỏi : Tế t Tết năm kia bố m ẹ già tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà đón chờ con cháu . Chợt xe bưu phẩm dừng trước cửa, người ta ôm vào đ ủ loại quà kèm bưu thiếp ghi: “Bố m ẹ ăn tết vui vẻ , sang năm chúng con s ẽ về”. Tết năm sau lại hăm hở dọn nhà. Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc quen thuộc . Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Quà năm cũ còn nguyên, vương bụi . Th ế mà bố m ẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!”. (Trần Hoàng Trúc, Theo Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên . Câu 2 : Tìm yếu t ố miêu t ả trong văn bản . Câu 3 : Tìm lời dẫn trực tiếp trong văn bản, cho biết dấu hiệu đ ể em nhận ra đó là lời dẫn trực tiếp . Câu 4 : Cho biết một thông điệp có ý nghĩa em rút ra sau khi đọc văn bản trên (viết trong khoảng 5 – 7 dòng). II. Tạo lập văn bản : Câu 1 : Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng) nêu suy nghĩ của mình v ề tình cảm gia đình . Câu 2 : Tưởng tượng 20 năm sau em có dịp v ề thăm trường cũ. Hãy k ể lại buổi thăm trường xúc động đó . HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
  2. I. Đọc hiểu văn bản Câu 1. Phương thức: tự sự Câu 2. Yếu tố miêu tả: tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà, hăm hở dọn nhà, quà ngổn ngang, cây mai nguyên lá, mái nhà xanh rêu, quà năm cũ còn nguyên, vương bụi, bố mẹ rưng rưng. (HS nêu được từ 2/3 cho 0,5 điểm; từ 1/2 cho 0, 25 điểm; không cho điểm nếu HS tìm dưới 1/2 hoặc không nêu được, nêu sai.). Câu 3. - “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”.0, 25 điểm - “Năm nay có tết rồi!”.0, 25 điểm - Dấu hiệu: Đặt sau dấu hai chấm và trong ngoặc kép. 0,5 điểm Câu 4. HS nêu được một thông điệp có ý nghĩa, ví dụ: (1,0 điểm) - Là con cái, dù đi đâu thì tết cũng nên về sum họp cùng gia đình. - Tết không quan trọng ở vật chất đủ đầy, điều quan trọng là cả gia đình được sum họp đầm ấm. II. Tạo lập văn bản Câu 1. a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn0, 25 điểm b. Xác định đúng vấn đề nghị luận0, 25 điểm c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau: 1,0 điểm * Giới thiệu về tình cảm gia đình. * Giải thích: Tình cảm gia đình là gì? Tình cảm gia đình là mối liên hệ khăng khít, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình với nhau (ông bà - bố mẹ - con cái, anh - chị - em), được biểu hiện thông qua lời nói và hành động, cách ứng xử của từng thành viên. * Vai trò của tình cảm gia đình: + Đối với cá nhân: tạo động lực, lan tỏa yêu thương. + Đối với xã hội: tạo nên một xã hội vững mạnh, tràn đầy niềm vui, yêu thương. * Chúng ta cần làm gì để xây dựng tình cảm gia đình bền chặt? trong hành động và ứng xử.
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai * Khẳng định vị trí, tầm quan trọng của tình cảm gia đình. (Trong khoảng 15 dòng nên GV chú ý cách triển khai nội dung đoạn văn của HS. Không “đếm ý” cho điểm). d. Sáng tạo: HS có cách viết độc đáo, linh hoạt. 0, 25 điểm e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. 0, 25 điểm Câu 2. a. Đảm bảo thể thức của một bài văn tự sự: 0, 25 điểm b. Xác định đúng vấn đề tự sự0, 25 điểm c. Triển khai hợp lí nội dung bài viết: Có thể trình bày theo hướng sau: 4,0 điểm - Giới thiệu tên trường xưa, tưởng tượng đến trường vì lí do nào? đi bằng phương tiện gì? - Miêu tả con đường đến trường: hãy so sánh con đường lúc đó và sau này. - Miêu tả sân trường? (so sánh xưa – nay), các cây xanh trong trường thay đổi thế nào ? ghế đá, - Miêu tả các phòng lớp (phòng vi tính,dụng cụ ). Các dãy phòng: phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội So sánh trước kia với hiện tại. - Tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời xưa, nêu lên cảm xúc lúc đó của em. - Nói về gặp lại thầy cô, những ai còn vẫn đang còn dạy, những ai đã nghỉ hưu. Kể về kỉ niệm gắn bó với những thầy cô thân thiết nhất. - Gặp lại thầy cô chủ nhiệm lớp. Thầy cô đó đã thay đổi ra sao, miêu tả những thay đổi ngoại hình, khuôn mặt. - Thầy cô trò nhắc lại kỉ niệm lúc xưa cách đây 20 năm: + Trò hỏi thăm các thầy cô cũ? Báo cho cô biết tình hình các bạn cũ và công việc của họ hiện tại. + Tâm trạng của thầy cô giáo sau khi nghe câu chuyện em kể thế nào ? cảm xúc ra sao ? + Cảm xúc của em lúc đó thế nào ? (xúc động, buồn ) d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt.0, 25 điểm e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.0, 25 điểm ĐỀ SỐ 2 Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
  4. Ơi cơn mưa quê hương Đã ru hát tâm hồn ta từ thuở bé Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa Ta yêu quá như lần đầu mới biết Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết Như tre, dừa như làng xóm quê hương Như những con người biết mấy yêu thương. (Nhớ cơn mưa quê hương, Lê Anh Xuân, NXB Văn học 2003) a. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ ? b. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? c. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng thơ cuối và nêu tác dụng. d. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ sau: Ơi cơn mưa quê hương Đã ru hát tâm hồn ta từ thuở bé Câu 2: (2 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi con người. Câu 3 (5 điểm). Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu tác phẩm “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1 a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức tự sự/ biểu cảm. b. Nội dung chính của đoạn thơ: nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương qua những hình ảnh gần gũi, thân thuộc.
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai c. 2 biện pháp tu từ ở 4 dòng thơ cuối là điệp ngữ, so sánh. d. Cách hiểu 2 câu thơ: cơn mưa quê hương đã gắn bó với nhà thơ, đó là lời ru ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn cho nhà thơ từ thuở ấu thơ. Câu 2: (2 điểm). Dàn ý suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi con người. * Mở đoạn: Trong mỗi con người chúng ta, quê hương đóng một vai trò hết sức quan trọng. * Thân đoạn a. Giải thích: - Quê hương: Quê hương chính là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi mà ta có nhiều kỉ niệm gắn liền với những kí ức và tâm hồn của mỗi con người, là một thứ vô hình, vô dạng nhưng đã in sâu vào trong tâm trí chúng ta để khi đi xa ta vẫn nhớ về nó. b. Quê hương đóng vai trò như thế nào trong mỗi con người chúng ta? + Biểu hiện của việc yêu mến quê hương trước hết là sự gắn bó với mảnh đất, con người quê hương, biết rung động trước nhũng vẻ đẹp cùa thiên nhiên đất nước. + Quê hương còn bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, sự gắn bó gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần làm thanh lọc tâm hồn con người. + Quê hương chính là nơi ta cảm thấy yên bình và tuyệt vời nhất trong lòng mình. Là nơi để ta nương tựa mỗi khi ta mệt mỏi. * Kết đoạn Cảm nhận của em về quê hương. Câu 3 (5 điểm). 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả Nguyễn Du: là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. - Giới thiệu về "Truyện Kiều": là kiệt tác của Nguyễn Du, là tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. 2. Thân bài a) Giới thiệu về Nguyễn Du: - Cuộc đời:
  6. + Tên, hiệu, năm sinh năm mất: tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu (1765), mất năm Canh Thìn (1820). + Quê hương: quê cha ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà TĨnh; quê mẹ ở Bắc Ninh, nhưng ông lại được sinh ra ở Thăng Long. Nhờ đó, Nguyễn Du dễ dàng tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa. + Gia đình: đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống làm thơ văn và say mê ca kĩ. + Thời đại: sinh ra và lớn lên trong thời kì lịch sử đầy biến động dữ dội của xã hội phong kiến. + Cuộc đời: đầy bi kịch, Nguyễn Du sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải ở với anh trai là Nguyễn Khản. Gia đình tan tác, bản thân ông cũng đã từng lưu lạc "mười năm gió bụi "ở quê vợ Thái Bình. Nhưng chính những cơ cực, vất vả đó đã hun đúc cho ông vốn sống quý giá, và sự am hiểu sâu sắc vốn văn hóa dân gian. + Nguyễn Du làm quan dưới hai triều Lê và Nguyễn. Ông là vị quan thanh liêm, được nhân dân tin yêu, quý trọng. - Sự nghiệp văn học đồ sộ với những kiệt tác ở nhiều thể loại: + Các tác phẩm văn học của Nguyễn Du: thơ chữ Hán, Nguyễn Du có 3 tập thơ (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục). Thơ chữ Nôm, Nguyễn Du có hai kiệt tác "Truyện Kiều "và "Văn tế thập loại chúng sinh ". + Nội dung: - Thơ văn Nguyễn Du có giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh chân thực cuộc đời cơ cực của ông nói riêng, và xã hội đen tối, bất công nói chung. - Tác phẩm của Nguyễn Du chứa chan tinh thần nhân đạo - một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, luôn hướng tới đồng cảm, bênh vực, ngợi ca và đòi quyền sống cho con người, đặc biệt là người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh. + Nghệ thuật: - Về thể loại: Nguyễn Du đã đưa hai thể thơ của truyền thống dân tộc đạt đến trình độ điêu luyện và mẫu mực cổ điển. Nguyễn Du đã tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm, với điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật, và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc. - Về ngôn ngữ: Nguyễn Du đã có đóng góp to lớn, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, tinh tế và giàu có. Nguyễn Du đã có những đóng góp to lớn, thúc đẩy tiến trình phát triển của văn học Việt Nam. b) Giới thiệu về "Truyện Kiều" - Tên gọi: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới đứt ruột).
  7. - Dung lượng: 3254 câu thơ lục bát. - Nguồn gốc: "Truyện Kiều" được sáng tác dựa theo cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" - tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Nguyễn Du đã "hoán cốt đoạt thai" tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, và đem lại cho "Truyện Kiều" những sáng tạo mới mẻ cả về nội dung và nghệ thuật. - Thể loại: truyện Nôm bác học. - Tóm tắt sơ qua về tác phẩm. - Giá trị tư tưởng: + Thể hiện khát vọng về tình yêu tự do và mơ ước công lí. + Là tiếng kêu thương đến đứt ruột cho thân phận con người, đặc biệt là nữ tài trong xã hội phong kiến. + Là bản cáo trạng đanh thép tội ác của các thế lực đen tối trong xã hôi xưa. Nguyễn Du phê phán mạnh mẽ sự "lên ngôi" của thế lực đồng tiền. + Là bức chân dung tinh thần tự họa của Nguyễn Du với "con tim thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời", trái tim chan chứa tình yêu thương con người. - Giá trị nghệ thuật: + Nghệ thuật xây dựng nhân vật. + Nghệ thuật tự sự mới mẻ. + Thể loại. + Ngôn ngữ trong sáng, điêu luyện, giàu sức gợi cảm, ẩn dụ, điển cố, + Giọng điệu cảm thương rất phù hợp với chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du. 3. Kết bài Khẳng định tấm lòng nhân đạo, tài năng của Nguyễn Du và sức sống bất diệt của Truyện Kiều. ĐỀ SỐ 3 I. ĐỌC - HIỂU: (5 điểm) 1. Chép 8 câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều (Truyện Kiều - Nguyễn Du) (2 điểm). 2. Miêu tả vẻ đẹp của hai chị em tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? (1 điểm). 3. Trong các câu sau, câu nào từ chân được dùng với nghĩa gốc? Câu nào từ chân được dùng với nghĩa chuyển? chuyển nghĩa theo phương thức nào?
  8. a. Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. b. Năm em học sinh khối 9 có chân trong đội tuyển bóng đá của trường. c. Đề huề lưng túi gió trăng, Sau chân theo một vài thằng con con. II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Viết đoạn văn kể lại một giấc mơ, trong đó em gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. ĐỌC - HIỂU: (5 điểm) Câu 1 "Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thuỷ, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh." Câu 2: Nghệ thuật: Ước lệ Câu 3 - Chân (c): Nghĩa gốc. - Chân (b): Nghĩa chuyển - phương thức hoán dụ - Chân (a): Nghĩa chuyển - phương thức ẩn dụ II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm)
  9. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Nội dung cần đạt được: - Giới thiệu được tình huống gặp lại người thân - Lựa chọn nhân vật, xây dựng nhân vật với những nét riêng (có kết hợp yếu tố miêu tả để tạo được nét độc đáo của nhân vật ). - Kể lại sự việc tiêu biểu trong buổi gặp gỡ hoặc kỷ niệm đáng nhớ về nhân vật ( có kết hợp miêu tả và biểu cảm ). - Suy nghĩ, tình cảm của bản thân đối với người thân qua giấc mơ ấy. Hướng dẫn làm bài: * Mở đoạn: Giới thiệu được tình huống gặp lại người thân * Thân đoạn: - Kể lại sự việc tiêu biểu trong buổi gặp gỡ hoặc kỷ niệm đáng nhớ về nhân vật (có kết hợp miêu tả và biểu cảm). * Kết đoạn: Suy nghĩ, tình cảm của bản thân đối với người thân qua giấc mơ ấy. ĐỀ SỐ 4 I. Phần I: Đọc- hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốc- ghê- nhép) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2 (0,5 điểm). Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?
  10. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 3. (0.5 điểm). Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết. Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? Câu 5 (1,0 điểm). Bài học rút ra từ văn bản trên? II. Phần II: Làm văn (7,0 điểm) Cảm nhận của em về tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1). HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. Phần 1: Đọc - hiểu Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự. Câu 2: Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại lịch sự vì cả hai đều dùng cách thức tôn trọng trong giao tiếp với người đối thoại với mình. Câu 3: Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách trực tiếp. Dấu hiệu nhận biết: Lời nói được đặt sau dấu 2 chấm và giữ nguyên văn lời nói, vai vế của nhân vật. Câu 4: Nhân vật “tôi” nhận được lời cám ơn từ ông lão, đồng thời nhận được bài học sâu sắc: Sự đồng cảm, tình người có giá trị hơn mọi thứ vật chất, của cải khác. Câu 5: Các bài học rút ra từ văn bản: - Sự quan tâm, lòng chân thành chính là món quà tinh thần quý giá nhất đối với những mảnh đời bất hạnh, nó vượt lên trên mọi giá trị vật chất khác. - Phải biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của người khác - Khi cho đi cũng chính là lúc ta nhận lại. II. Phần II: Làm văn I. Mở bài - Giới thiệu tác giả và đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” - Giới thiệu đoạn thơ cuối (8 câu cuối) - Cảm nhận chung của em về 8 câu thơ.
  11. II. Thân bài - Cặp lục bát 1: Cảm nhận về hình ảnh “cửa bể chiều hôm”, “cánh buồm xa xa”: gợi tả nỗi buồn của Kiều khi nghĩ về cha mẹ, những người sinh thành ra mình, nàng cảm thấy xót xa. - Cặp lục bát 2: Cảm nhận về hình ảnh “ngọn nước mới sa”, “hoa trôi man mác”: gợi tả nỗi mông lung lo lắng của Kiều không biết cuộc đời sẽ trôi đi đâu về đâu. Tâm trạng của Thúy kiều lại trở về với thực tại của đời mình, trở về với nỗi đau hiện thực. - Cặp lục bát 3: Cảm nhận hình ảnh “nội cỏ rầu rầu”, “chân mây mặt đất”: gợi tả sự vô định của Kiều. Từ láy rầu rầu gợi cho ta sự tàn úa đến thảm thương, màu xanh tàn úa, héo hắt. - Cặp lục bát 4: Cảm nhận về hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh”, “tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: sự sợ hãi, hoảng hốt của Kiều. Sự lênh đênh trên chặng đường đời nhiều sóng gió trước mặt Kiều, cũng là những phong ba, gập ghềnh mà Kiều sẽ phải đi qua. => Điệp từ “buồn trông” được nhắc đi nhắc lại trong khổ thơ. Nó như tâm trạng của Kiều lúc này, đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. III. Kết bài - Chi với 8 câu thơ nhưng Nguyễn Du đã vẽ lên được một bức tranh với những màu sắc xám lạnh, gợi tả tâm trạng vô cùng sống động, nhưng lại là cảm giác của sự thê lương ai oán. ĐỀ SỐ 5 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu đúng nhất: Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to: - Thu! Con. Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run: - Ba đây con! - Ba đây con!
  12. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy. (Sách Ngữ văn 9) Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? A. Làng. B. Lặng lẽ Sa Pa. C. Chuyện người con gái Nam Xương. D. Chiếc lược ngà. Câu 2: Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? A. Ông Sáu. B. Ông Ba. C. Bé Thu. D. Mẹ bé Thu. Câu 3: Dòng văn nào thể hiện nội dung đoạn trích trên? A. Nỗi sợ hãi của bé Thu. B. Tình cha con sâu nặng. C. Niềm vui đoàn tụ của gia đình ông Sáu. D. Lòng mong được gặp con và cảm giác hẫng hụt của ông Sáu khi bé Thu không nhận anh là ba của nó. Câu 4: “Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!” là câu văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp? A. Đúng. B. Sai. Câu 5: Từ nào trong các từ sau không phải là từ láy? A. Giần giật. B. Run run. C. Mong nhớ. D. Chầm chậm.
  13. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 6: Từ “vết thẹo” trong đoạn trích trên là loại từ gì? A. Từ toàn dân. B. Từ địa phương Nam Bộ. C. Từ mượn. D. Từ địa phương Trung Bộ. Câu 7: Câu văn: “Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy” có sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Hoán dụ. D. Ẩn dụ. Câu 8: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu trên có tác dụng gì? A. Nhấn mạnh sự tức giận của ông Sáu. B. Nhấn mạnh nỗi cô đơn của ông Sáu. C. Nhấn mạnh sự tủi hổ của ông Sáu. D. Nhấn mạnh nỗi đau đớn của ông Sáu. II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: (1 điểm) Hãy ghi lại khổ thơ cuối của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. Câu 2: (5 điểm) Hãy nhập vai là nhân vật “tôi” trong bài thơ Ánh trăng, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong đoạn thơ vừa chép trên thành một bài tâm sự ngắn. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 1. D 2. B
  14. 3. D 4. A 5. C 6. B 7. A 8. D II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1: (1 điểm) Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình Câu 2: (5 điểm) 1. Về hình thức - Nắm vững kĩ năng làm bài văn tự sự, biết kết hợp, đan xen các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm một cách chân thực, sinh động để bài viết đạt kết quả cao. - Trình bày đúng, đủ bố cục ba phần của bài làm; phân đoạn hợp lí. - Xác định ngôi kể: Ngôi thứ nhất, đan xen “tôi” là người kể. - Biết sử dụng lời văn đối thoại, độc thoại từ ngôi kể thích hợp. - Hành văn mạch lạc, trong sáng. Không có quá nhiều lỗi sai: lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt, sai chính tả. - Thứ tự kể: dưới hình thức một bài tâm sự ngắn dựa vào nội dung của khổ thơ cuối. Chuyển lời thơ thành lời văn, diễn xuôi. 2. Về nội dung a. Nhân vật “tôi” thể hiện tâm trạng của mình khi đối diện với ánh trăng, với quá khứ; sống lại những ngày tháng bên đồng đội. Suy ngẫm, triết lí của nhân vật “tôi” về khổ thơ cuối: - Trăng cứ tròn vành vạnh: Sự tròn đầy, viên mãn hay chính là sự trong sáng, tròn đầy, thủy chung. - Kể chi người vô tình: Con người đã quay lưng với quá khứ, quên đi bao kỉ niệm đẹp bên đồng đội, đã thành “người dưng qua đường”.
  15. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Ánh trăng im phăng phắc: Sự im lặng nghiêm khắc, lặng lẽ mà nhân hậu, bao dung của ánh trăng hay của quá khứ. - Đủ cho ta giật mình: sự giật mình suy ngẫm vì trăng quá đầy đặn, nghĩa tình mà mình lại quên trăng. Giật mình vì trăng quá bao dung, nhân hậu mà mình lại quá vô tình. Phải chăng mình đã quên quá khứ, quên đi đồng đội. b. Nhân -vật “tôi” suy ngẫm về lẽ sống ở đời - Hình ảnh trăng là chi tiết gợi nhớ về quá khứ, những ngày tháng trong chiến tranh, bên đồng đội; gợi nhắc nhân vật “tôi” không được quên đi quá khứ, một thời gian lao đầy tình nghĩa. - Quá khứ rất thủy chung với con người, bao dung và độ lượng, ta cần phải hướng về với quá khứ, không được quên một thời tình nghĩa chung thủy; phải sống ân nghĩa “Uống nước nhớ nguồn”, “Ản quả nhớ kẻ trồng cây”. - Nhân vật “tôi” tự đối thoại với chính mình, nhìn lại mình, về sự vô tình của mình. Đó là thái độ sống nghiêm khắc: “phê và tự phê” để chấn chỉnh mình, tự hoàn thiện mình. c. Những trăn trở của nhân vật “tôi” về lẽ sống ở đời: Vầng trăng tỏa sáng, soi rọi từ trong cõi lòng sâu thẳm của nhân vật tôi như nhắc nhở một bức thông điệp cho mọi người: Không nên sống vô tình, phải thủy chung sắt son, tình nghĩa trọn vẹn. - Lòng nhân hậu, thủy chung với quá khứ mãi mãi đẹp như vầng trăng. - Triết lí thâm trầm ấy được diễn tả qua hình tượng ánh trăng đủ để lại trong lòng ta những ấn tượng sâu sắc.