Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Đề 5 (Có đáp án)

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“… Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không sợ đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm…”
(Trích "Tre Việt Nam", Nguyễn Duy)
Câu 1: Cây tre ở đoạn thơ trên mang những phẩm chất gì?
Câu 2: Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng.
Câu 3: Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị về những đức tính quý
báu được rút ra từ hình ảnh cây tre.
pdf 4 trang Phương Ngọc 14/03/2023 3760
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Đề 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_de_5_co.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Đề 5 (Có đáp án)

  1. Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ Văn năm học 2021 - 2022 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “ Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều Rễ siêng không sợ đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm ” (Trích "Tre Việt Nam", Nguyễn Duy) Câu 1: Cây tre ở đoạn thơ trên mang những phẩm chất gì? Câu 2: Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng. Câu 3: Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị về những đức tính quý báu được rút ra từ hình ảnh cây tre. II. Làm văn (6đ): Phân tích bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu. Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Câu 1: Cây tre mang những phẩm chất: khiêm tốn, chịu thương chịu khó, lạc quan, đoàn kết.
  2. Câu 2: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ: nhân hóa (cây tre mang những phẩm chất tốt đẹp của con người). Tác dụng: tô điểm, nhấn mạnh vẻ đẹp của cây tre. Câu 3: - Cảm nhận về những đức tính quý báu được rút ra từ hình ảnh cây tre: Là hình ảnh đại diện cho những đức tính quý báu của con người Việt Nam. Là tấm gương để con người học tập noi theo. Thêm tự hào về bản chất mộc mạc mà cao đẹp đó. II. Làm văn (6đ): Dàn ý Phân tích bài thơ Đồng chí 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí. 2. Thân bài a. Đoạn thơ thứ nhất (Quê hương anh Đồng chí!). Giới thiệu quê hương, xuất thân của mình và đồng đội: “nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá” → cùng chung cảnh ngộ nghèo khó, là những người nông dân chất phác, mộc mạc. Hoàn cảnh quen biết: “chẳng hẹn quen nhau”: chiến tranh đã đưa những người nông dân này thành chiến sĩ chiến đấu cùng nhau, thân quen nhau và trở thành đôi bạn thân thiết. “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”: sự kề vai sát cánh, song hành cùng nhau trên khắp những ngả đường chiến đấu.
  3. “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”: không chỉ bên nhau trong những chặng đường chiến đấu, họ còn bên nhau trong cuộc sống thường nhật ở chiến trường, chia sẻ với nhau những điều nhỏ nhặt nhất và trở thành người bạn tri kỉ của nhau. “Đồng chí!”: hai tiếng đồng chí thiêng liêng vang lên để khẳng định cho tình bạn keo sơn của hai người chiến sĩ từ sự thấu hiểu đến việc cùng chung lí tưởng. → Hình ảnh người chiến sĩ hiện lên chất phác, mộc mạc nhưng giàu tình cảm khiến người đọc thêm thương mến, yêu thương. b. Đoạn thơ tiếp theo (Ruộng nương trán ướt mồ hôi) Sự thấu hiểu cho hoàn cảnh của người đồng chí: ruộng nương gửi lại cho người bạn ở quê hương, gian nhà để trống mặc kệ gió có lay động, giếng nước gốc đa trống trải vì thiếu đi bóng dáng con người. → Cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn nhưng, phải vất vả mưu sinh nhưng họ vẫn gửi lại phía sau để chiến đấu dành độc lập cho tổ quốc. Quay lại thực tại chiến đấu: cơn sốt rét rừng (từng cơn ớn lạnh, sốt run người, trán đẫm mồ hôi) → hoàn cảnh chiến đấu vô cùng khắc nghiệt, gian khổ. c. Đoạn thơ tiếp theo (Áo anh rách vai nắm lấy bàn tay) Thực tế ở chiến trường: người chiến sĩ không có lấy một manh áo lành lặn để mặc, chiếc quần cũng là từ chắp vá từ mảnh vải bỏ đi mà thành thế mà vẫn phải chống chọi với cái rét. Sự lạc quan của người lính được thể hiện ở nụ cười tươi rói giữa mùa đông buốt giá. Giữa nơi rừng núi hoang vu đầy gai góc, chưa kể đến bom đạn nguy hiểm, người chiến sĩ không có lấy một đôi giày để đi bảo vệ đôi chân của mình, chính vì hoàn cảnh khó khăn thế mà họ hiểu nhau hơn, họ trao nhau cái nắm tay thay cho tình thương, sự đồng cảm, thấu hiểu. d. Khổ thơ cuối cùng Không gian: ban đêm, nơi rừng hoang sương muốn. Hình ảnh người lính: đứng canh gác cạnh nhau giữa trời đất để chờ giặc tới.
  4. “Đầu súng trăng treo” hình ảnh liên tưởng thú vị, mũi súng ngửa lên trời giống như chiếc giá đỡ ánh trăng tròn, tạo cảm giác thi vị, làm cho người đọc hiểu thêm về khung cảnh chiến đấu. 3. Kết bài Nêu khái quát lại nội dung, nghệ thuật và giá trị của tác phẩm.