Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Đề 4 (Có đáp án)

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến bóng cây ta hãy uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Nêu những chi tiết miêu tả cuộc sống của tác giả?
Câu 3: Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của hai câu thơ:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao
Câu 4: Qua bài thơ, em hiểu thế nào về cách sống của tác giả? Từ đó rút ra bài học
gì cho bản thân?
II. Làm văn (6đ):
Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
pdf 3 trang Phương Ngọc 14/03/2023 3740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Đề 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_de_4_co.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Đề 4 (Có đáp án)

  1. Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ Văn năm học 2021 - 2022 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu đến bóng cây ta hãy uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2: Nêu những chi tiết miêu tả cuộc sống của tác giả? Câu 3: Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của hai câu thơ: Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao Câu 4: Qua bài thơ, em hiểu thế nào về cách sống của tác giả? Từ đó rút ra bài học gì cho bản thân? II. Làm văn (6đ): Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân. Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
  2. Câu 2: Những chi tiết miêu tả cuộc sống của tác giả: một mai, một cuốc, một cần câu, thơ thẩn, sống ở nơi vắng vẻ, ăn uống đạm bạc (thu ăn măng trúc, đông ăn giá), xuân tắm hồ sen hạ tắm ao, uống rượu dưới bóng cây và coi thường vinh hoa phú quý. Câu 3: Nét nghệ thuật đặc sắc: đối lập: (ta - người, dại - khôn, vắng vẻ - lao xao). Tác dụng: nhấn mạnh sự an nhàn, mặc kệ sự đời, mặc kệ người đời cho là dại để tác giả sống một cuộc sống của mình. Câu 4: Cách sống của tác giả: an nhàn, đạm bạc nhưng bình yên không bon chen, vướng bận sự đời. Điều học tập được: không nên tranh giành, đấu đá nhau, bon chen trong xã hội mà cố gắng sống một cuộc sống bình yên, thanh thản, tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của cuộc sống. II. Làm văn (6đ): Dàn ý Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai. 2. Thân bài a. Khái quát về hoàn cảnh của nhân vật ông Hai Nghe theo chính sách của Đảng, gia đình ông phải đi tản cư. Ở nơi ở mới, ông tích cực tăng gia sản xuất nhưng luôn nhớ về ngôi làng của mình, không biết làng đã thay đổi ra sao.
  3. Luôn nhớ về những kỉ niệm lúc còn ở làng. Chán ngán nơi ở hiện tại và luôn mong được quay trở về làng. Trước khi nghe tin làng theo giặc: Náo nức nghe ngóng thông tin của cuộc kháng chiến. b. Khi nghe tin làng theo giặc Khi có người nhắc đến làng mình thì giật bắn người. Khi nghe tin làng mình theo giặc: cổ nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân, lặng người đi, tưởng như không thể thở được, không tin vào những gì đã nghe. Cố gắng lảng tránh tin đồn đó: đau đớn đến uất nghẹn, trả tiền nước, đứng dậy chèm chẹp miệng, cố cười nói to và đi về. Nghe tiếng người khác chửi làng Việt gian theo giặc mà tưởng chửi mình, chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi, về đến nhà nằm vật ra giường, nhìn lũ con tủi thân nước mắt ông cứ giàn ra. Cảm thấy tủi nhục, không dám đối mặt với người khác. Sợ bị đuổi phải quay lại làng nhưng lại kiên quyết không về cái làng theo giặc ấy. Suốt mấy ngày chỉ ở nhà, khi nghe ai nhắc đến Việt gian hoặc chuyện đó thì giật mình, tủi nhục. Sau khi biết làng mình không theo giặc thì vui vẻ trở lại, đi khoe khắp nơi về quá trình đánh giặc của làng mình như thể mình vừa trực tiếp tham gia chiến đấu với giọng đầy tự hào. 3. Kết bài Khái quát lại nhân vật ông Hai và nội dung, nghệ thuật của câu chuyện.