Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Đề 2 (Có đáp án)

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
Câu 1 (1đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (1,5đ): Tâm trạng của tác giả khi gặp lại nhân dân được thể hiện như thế nào?
Câu 3 (1,5đ): Đoạn thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng.
II. Làm văn (6đ):
Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái
Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
pdf 3 trang Phương Ngọc 14/03/2023 4040
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_de_2_co.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Đề 2 (Có đáp án)

  1. Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ Văn năm học 2021 - 2022 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa” (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên) Câu 1 (1đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (1,5đ): Tâm trạng của tác giả khi gặp lại nhân dân được thể hiện như thế nào? Câu 3 (1,5đ): Đoạn thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng. II. Làm văn (6đ): Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Câu 1 (1đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do. Câu 2 (1,5đ): Tâm trạng của tác giả khi gặp lại nhân dân được thể hiện: như nai về suối cũ; cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa; đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
  2. → Như được hồi sinh trở lại, tràn đầy năng lượng và sức sống. Câu 3 (1,5đ): Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: so sánh (niềm vui của nhà thơ khi gặp lại nhân dân được so sánh với nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa; đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Tác dụng: nhấn mạnh, lột tả niềm vui mừng khôn siết khi gặp lại nhân dân của tác giả đồng thời làm cho câu thơ thêm giàu hình ảnh hơn, thu hút bạn đọc. II. Làm văn (6đ): Dàn ý Suy nghĩ về nhân vật Vũ Nương 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, “Chuyện người con gái Nam Xương” và vẻ đẹp, số phận bi kịch của Vũ Nương. 2. Thân bài a. Vẻ đẹp của Vũ Nương Vũ Nương là cô gái xinh đẹp: tư dung tốt đẹp. Là cô gái có đức tính tốt đẹp: thùy mị, nết na. → Khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ. Ngày chồng tòng quân: nàng đau lòng, dặn dò và mong chồng bình an trở về. Khi chồng ra trận: ở nhà một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sóc mẹ chồng những ngày cuối đời. → Là người vợ hiền lành, đảm đang, đầy đủ “công - dung - ngôn - hạnh” đáng ngưỡng mộ.
  3. → Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ với những phẩm hạnh tốt đẹp. b. Số phận bi kịch của Vũ Nương Nguyên nhân: khi chồng bế con ra thăm mộ mẹ, đứa nhỏ đã tiết lộ bố nó đêm nào cũng đến thăm nó → Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông. Khi Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi mặc cho nàng van xin và thanh minh. → Người phụ nữ không được tự quyết định số phận của mình mà phải phụ thuộc vào người đàn ông tỏng gia đình. Tuy mình bị oan nhưng không được thanh minh. Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã nhảy sông tự tử. → Đau khổ, xót thương trước số phận bất hạnh của nàng sau những điều tốt đẹp nàn dã làm cho nhà chồng. Sau này, khi Trương Sinh hiểu ra oan khuất của nàng đã vô cùng đau xót nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa mà mãi ở lại nơi thủy cung. → Đây được coi là cái kết vừa có hậu vừa đoản hậu của Vũ Nương: có hậu vì cuối cùng nàng cũng được minh oan và khiến cho người làm nàng đau khổ là Trương Sinh nhận ra lỗi lầm, ân hận về lỗi lầm đó; đoản hậu vì nàng không được quay lại nhân gian để sống tiếp kiếp người, để nhận lại phúc đức sau những nghĩa cử cao đẹp nàng đã làm. 3. Kết bài Khẳng định lại vẻ đẹp, số phận của Vũ Nương và giá trị của tác phẩm.