Đề thi giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Tuyết Mai (Có đáp án)

PHẦN I: (7,0 điểm)

Tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ có đoạn viết:

“ Về đến nhà, chàng la um cho khỏi giận. Vợ chàng khóc mà than rằng:

-Thiếp vốn con nhà kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn đã từng nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự hư thân mất nết như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

Chàng vẫn không tin. Nhưng nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói; chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi nàng đi. Họ hàng làng xóm bệnh vực và biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả. Nàng bất dĩ nói:

-Thiếp sở sĩ nương tựa vào chàng vì có thú vui nghi gia nghi thất. Nay bình rơi trâm gẫy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu có thể lại nên núi Vọng Phu kia nữa.”

( Ngữ văn 9, tập 1- trang 45- NXBGD Việt Nam)

Câu 1 (1,5): Hãy cho biết phần trích trên thuộc phần nào trong bố cục của truyện? Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể đó?

Câu 2 (1,0 điểm): Câu nói: “ Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn đã từng nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có chuyện hư thân mất nết như lời chàng nói” đã bộc lộ phẩm chất tốt đẹp nào của người vợ?

Câu 3 ( 3,5 điểm): Từ nội dung của đoạn trích trên, và hiểu biết về tác phẩm, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch để làm rõ vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp ( gạch chân chú thích yêu cầu).

docx 6 trang Quốc Hùng 13/07/2024 60
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Tuyết Mai (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_giua_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_pham_th.docx

Nội dung text: Đề thi giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Tuyết Mai (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ THI GIỮA KÌ MÔN NGỮ VĂN 9 NHÓM NGỮ VĂN 9 Năm học 2021-2022 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 11/11/2021 PHẦN I: (7,0 điểm) Tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ có đoạn viết: “ Về đến nhà, chàng la um cho khỏi giận. Vợ chàng khóc mà than rằng: -Thiếp vốn con nhà kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn đã từng nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự hư thân mất nết như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp. Chàng vẫn không tin. Nhưng nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói; chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi nàng đi. Họ hàng làng xóm bệnh vực và biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả. Nàng bất dĩ nói: -Thiếp sở sĩ nương tựa vào chàng vì có thú vui nghi gia nghi thất. Nay bình rơi trâm gẫy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu có thể lại nên núi Vọng Phu kia nữa.” ( Ngữ văn 9, tập 1- trang 45- NXBGD Việt Nam) Câu 1 (1,5): Hãy cho biết phần trích trên thuộc phần nào trong bố cục của truyện? Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể đó? Câu 2 (1,0 điểm): Câu nói: “ Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn đã từng nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có chuyện hư thân mất nết như lời chàng nói” đã bộc lộ phẩm chất tốt đẹp nào của người vợ? Câu 3 ( 3,5 điểm): Từ nội dung của đoạn trích trên, và hiểu biết về tác phẩm, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch để làm rõ vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp ( gạch chân chú thích yêu cầu). Câu 4: (1,0 điểm) Hãy kể tên một bài thơ trong trương trình ngữ văn THCS cũng viết về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa, nêu rõ tên tác giả. PHẦN II: ( 3 điểm) Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi: NHỮNG BÀN TAY CÓNG
  2. “Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ ấm tay rồi, tôi hỏi con: “ Vì sao con mang tới hai đôi găng tay trong túi áo?” Con tôi trả lời: “ Con làm như vậy từ lâu rồi. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng tay. Nếu con mang thêm một đôi, có thể cho bạn mượn và tay bạn ấy không bị lạnh.” ( Theo Tuổi mới lớn, NXB Trẻ, 2017) Câu 1(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên? Câu 2 ( 0,5 điểm): Hãy chỉ ra một lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 3(2,0 điểm): Câu chuyện trên khiến cho người đọc suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương. Bằng một đoạn văn khoảng 10 câu hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống hiện nay. Hết .
  3. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ THI GIỮA KÌ MÔN NGỮ VĂN 9 NHÓM NGỮ VĂN 9 Năm học 2021-2022 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 11/11/2021 PHẦN I 7,0 Câu 1 - Phần trích trên nằm ở đoạn 2: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm 0,5 của Vũ Nương. -Truyện được kể theo ngôi thứ ba. 0,5 - Tác dụng của ngôi kể: Làm cho câu chuyện được khách quan, lời kể tự do, linh hoạt. 0,5 Câu 2 -Câu nói “ Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết như lời chàng nói 1,0 đã bộc lộ phẩm chất của Vũ Nương: nết na, thủy chung, đức hạnh Câu 3 Đoạn văn cần đảm bảo yêu cầu chung về: * Hình thức: + Viết đúng kết cấu đoạn văn diễn dịch 0,5 +Trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. + Dung lượng: đảm bảo yêu cầu 13 câu + Sử dụng đúng và gạch dưới lời dẫn trực tiếp * Nội dung : Biết khai thác những nét đặc sắc nghệ thuật như: ngôi 0,5 ngữ đối thoại, độc thoại, điển tích .để làm nổi bật lên nội dung: - Vẻ đẹp của Vũ Nương: thùy mị nết na, tư dung, tốt đẹp, đức hạnh vẹn toàn: Yêu chồng, thủy chung, thương con, hiếu thảo, trọng danh dự . Vẻ đẹp đó được thể hiện qua từng hoàn cảnh: + Khi mới lấy chồng: giữ gìn khuôn phép. 0,25 + Khi tiễn chồng: dặn dò đắm thắm, không mong danh lợi, chỉ mong bình yên, bộc lộ nỗi băn khoăn thương chồng 0,5 + Khi xa chồng: nhớ chồng, thương con, hiếu thảo với cha mẹ 0,5 + Khi bị nghi oan: Khao khát hạnh phúc, mong muốn hàn gắn hạnh 0,5 phúc gia đình, mong muốn bảo toàn danh dự + Sống dưới thủy cung vẫn luôn nhớ về chồng con, quê hương, 0,5 nhưng vẫn không quên công ơn của linh phi. Câu 4: Một bài thơ cũng nói về vẻ đẹp và người phụ nữ trong xã hội xưa 1,0 “ Bánh trôi nước”- Tác giả Hồ Xuân Hương PHẦN II: 3,0 Câu 1 - Văn bản trên thuộc phương thức biểu đạt: Tự sự 0,5
  4. Câu 2 - Lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên: HS có thể chỉ được 1 trong 0,5 hai câu sau: + “Vì sao con mang tới hai đôi găng tay trong túi áo?” + “ Con làm như vậy từ lâu rồi. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng tay. Nếu con mang thêm một đôi, có thể cho bạn mượn và tay bạn ấy không bị lạnh.” Câu 3 Đoạn văn cần đảm bảo yêu cầu: * Hình thức: - Đoạn văn nghị luận xã hội, lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, liên 0,5 kết chặt chẽ, đảm bảo về dung lượng. * Nội dung: nghị luận về ý nghĩa của vai trò của tình yêu thuwong trong xã hội hiện nay. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể có cách trình bày khác nhau song thuyết phục và đảm bảo ý cơ bản sau: 0,5 - Hiểu được khái niệm về tình yêu thương, và biểu hiện của tình yêu thương: là sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, sẻ chia, đồng cảm . - Ý nghĩa của tình yêu thương. + Giúp người khó khăn vượt qua ( dẫn chứng về tình yêu thương 0,5 của nhân dân với những người gặp khó khăn trong đại dịch covid 19 ) + Cảm hóa những người lầm đường lạc lối 0,25 + Làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. - Bàn luận: Phê phán những người thiếu tình yêu thương, sống vô cảm - Bài học nhận thức, liên hệ bản thân. 0,25 + Nhận thức: Khẳng định vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống. + Tình yêu thương phải thể hiện bằng hành động và phải xuất phát từ trái tim, từ sự đồng cảm. + Liên hệ bản thân:
  5. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MA TRẬN BÀI KIỂM TRA MÔN GIỮA KÌ I NHÓM NGỮ VĂN 9 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 11/11/ 2021 Năm học: 2020 – 2021 I. Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá kiến thức về các tác phẩm truyện thơ trung đại: “ Chuyện người con gái Nam Xương”, “ Chị em Thúy Kiều”, “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” - Kiểm tra các kiến thức tiếng Việt đã học: Lời dẫn trực tiếp ( vận dụng lồng ghép trong đoạn văn) - Tập làm văn:Phương thức biểu đạt, ngôi kể và tác dụng của ngôi kể, nghị luận văn học, nghị luận xã hội 2. Kỹ năng: Trình bày bài, khai thác tín hiệu nghệ thuật trong văn bản, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, tạo lập văn bản. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, kiểm tra đánh giá. Mức độ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG VẬN DỤNG CAO CỘNG TN TL TN TL TN TL TN TL Nội dung Tác giả, tác NT trong văn, Liên hệ tác I. Phần Văn bản phẩm, bố thơ ; nội phẩm cùng chủ - Trung đại cục. dung đề Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu:1 Số câu: 3 Số điểm Số điểm: 0,5 Số điểm: 1,0 Số điểm:1.0 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ:10% Tỉ lệ: 25% II. Phần Tiếng Việt Chỉ ra lời Vận dụng trong Lời dẫn trực tiếp dẫn trực tiếp tạo lập văn bản (NLVH) Số câu Số câu 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm Số điểm: 1 Số điểm: 0,5 Số điểm: 1 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 1,0% Tỉ lệ: 5 % Tỉ lệ: 15% III. Tập làm văn Chỉ ra Viết đoạn văn Viết đoạn - Phương thức biểu phương NLCM văn NL đạt., ngôi kể- Nghị thức biểu luận đạt, ngôi kể Số câu Số câu 2: Số câu 1: Số câu: 1 Số câu: 4 Số điểm Số điểm:1,5 Số điểm: 3,0 Số điểm:2,0 Số điểm: 6,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ 15% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 2,0% Tỉ lệ: 60 %
  6. TỔNG Số câu Số câu: 4câu Số câu: 1 câu Số câu: 2 Số câu: 1câu Số câu: 8 Số điểm Số điểm: 3,5 Số điểm: 1,0 Số điểm: 3,5 Số điểm: 2,0 Số điểm: 10 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 35 % Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 35 % Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 100 % Người ra đề Tổ trưởng chuyên môn Ban giám hiệu Phạm Thị Tuyết Mai Phạm Thị Mai Hương Cung Thị Lan Hương