Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 4 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn làm bài)
Câu 1 : (6 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
…“ Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”…
(Ngữ Văn 9, tập 2, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007)
Câu 2 : (2 điểm) Lấy tựa đề: “Gia đình và quê hương – chiếc nôi nâng đỡ đời con”. Hãy viết một bài nghị luận nêu suy nghĩ của em về nguồn cội yêu thương của mỗi con người.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 4 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn làm bài)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_giua_hoc_ki_2_ngu_van_lop_9_de_so_4_nam_hoc_2021_2022.docx
Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 4 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn làm bài)
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 2 Năm học 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn Lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề thi số 4) Câu 1 : (6 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) “ Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc” (Ngữ Văn 9, tập 2, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007) Câu 2 : (2 điểm) Lấy tựa đề: “Gia đình và quê hương – chiếc nôi nâng đỡ đời con”. Hãy viết một bài nghị luận nêu suy nghĩ của em về nguồn cội yêu thương của mỗi con người. Câu 3 : (2 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường
- Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. (SGK Ngữ Văn 9, tập 2) a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào? b) Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? c) Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ ấy là gì? Đáp án và Hướng dẫn làm bài Câu 1 : MB: – Giới thiệu vấn đề nghị luận: nguồn cội yêu thương của mỗi con người – Gia đình và quê hương là điều không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người sẽ là bến đỗ bình yên cho mỗi con người. Trích dẫn câu nói. Thân bài 1. Khẳng định ý nghĩa giađình và quê hương trong cuộc sống của mỗi con người : – Cùng với gia đình là quêhương, nơi chôn nhau cắt rốn của ta. Nơi ấy mọi người ta quen biết và thân thiết, có cảnh quê thơ mộng trữ tình, có những kỷ niệm ngày ấu thơ cùng bè bạn, những ngày cắp sách đến trường. – Gia đình và quê hương sẽ là bến đỗ bình yên cho mỗi con người; dù ai đi đâu, ở đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về nguồn cội quê hương. – Gia đình là nơi có mẹ, có cha, có những người thân yêu, ruột thịt của chúng ta. ở nơi ấy chúng ta được yêu thương, nâng đỡ khôn lớn và trưởng thành. 2. Những việc làm để xây dựng quê hương và rạng rỡ gia đình : – Với gia đình, chúng ta hãy làm tròn bổn phận của người con, người cháu: học giỏi, chăm ngoan, hiếu thảo để ông bà, cha mẹ vui lòng.
- – Với quê.hương, hãy góp sức trong công việc xây dựng quê hương, tham gia các phong trào vệ sinh môi trường để làm đẹp quê.hương, đấu tranh trước những tệ nạn xã hội đang diễn ra ở quê hương. – Có thể khi trưởng thành trở về quê hương lập nghiệp, xây dựng quê mình ngày một giàu đẹp. 3. Có thái độ phê phán trước những hành vi : – Phá hoại cơ sở vật chất – Những suy nghĩ chưa tốt về quê hương; chê quê hương nghèo khó, chê bai quê lam lũ, lạc hậu, không muốn nhận quê hương mình. 4. Liên hệ mở rộng : – Đến những tác phẩm viết về gia đình và quêhương để thấy ý nghĩa của quê hương trong đời sống tinh thần của mỗi con người Quê hương (Đỗ Trung Quân), Quê hương (Tế Hanh), KB : Khẳng định: – Nguồn cội của mỗi con người là gia đình và quêhương nên hiểu rộng hơn quê hương không chỉ là nơi ta sinh ra và lớn lên, quê hương còn là Tổ quốc; tình yêu gia đình luôn gắn liền với tình yêu quê hương, tình yêu đất nước. – Mỗi con người luôn có sự gắn bó những tình cảm riêng tư với những tình cảm cộng đồng. Câu 2 : a. – Đoạn thơ trên trích trong bài thơ: “Nói với con” – Tác giả: Y Phương b. Hoàn cảnh ra đời : Bài thơ ra đời vào năm 1980 – khi đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi nói riêng vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Từ hiện thực khó khăn ấy, nhà thơ viết bài thơ
- này để tâm sự với chính mình, động viên mình, đồng thời để nhắc nhở con cái sau này. c. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ ấy là : Cha nhắc con “lên đường” đến những chân trời mới, dù ở bất cứ đâu cũng không bao giờ được sống tầm thường nhỏ bé, phải luôn giữ lấy cốt cách giản dị, ý chí, nghị lực của người đồng mình và có niềm tin vững bước trên đường đời HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa Mời quí vị độc giả tải bộ đề thi Ngữ văn Lớp 9 Giữa học kì 2 năm 2021 để xem đầy đủ và chi tiết!