Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 4 (Kèm hướng dẫn giải chi tiết)

Phần I.

Tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là tám câu thơ hay nhất về nghệ 
thuật tả cảnh ngụ tình của đại thi hào Nguyễn Du.

1. Em hãy chép thuộc 8 câu thơ cuối trong Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) của Nguyễn 
Du.

2. Xác định các từ láy có trong đoạn thơ vừa chép.

3. Hãy dùng câu văn trên làm câu chủ đề để triển khai thành một đoạn văn diễn dịch khoảng 
12-15 câu, trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp.

4. Cũng trong Truyện Kiều Nguyễn Du có câu:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

Em hiểu hai câu thơ trên như thế nào? 

pdf 7 trang Quốc Hùng 11/08/2023 600
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 4 (Kèm hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_so_4_kem_huong_dan_gia.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 4 (Kèm hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 – ĐỀ SỐ 4 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I. Tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là tám câu thơ hay nhất về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của đại thi hào Nguyễn Du. 1. Em hãy chép thuộc 8 câu thơ cuối trong Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) của Nguyễn Du. 2. Xác định các từ láy có trong đoạn thơ vừa chép. 3. Hãy dùng câu văn trên làm câu chủ đề để triển khai thành một đoạn văn diễn dịch khoảng 12-15 câu, trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp. 4. Cũng trong Truyện Kiều Nguyễn Du có câu: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Em hiểu hai câu thơ trên như thế nào? Phần II: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “ Phan nói: - Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao? Nghe đến đấy, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng: 1
  2. - Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày ” (Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) 1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Em hãy giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (5-7 dòng) 2. Giải nghĩa từ “tiên nhân” trong câu “Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?” 3. Lời nói của Vũ Nương với Phan Lang là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp. 4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu tóm tắt tác phẩm từ đoạn kể về Phan Lang cho đến hết truyện. 2
  3. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I 1. Em hãy chép thuộc 8 câu thơ cuối trong Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) của Nguyễn Du. Phương pháp: căn cứ bài Kiều ở lầu Ngưng Bích Cách giải: “Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”. 2. Xác định các từ láy có trong đoạn thơ vừa chép. Phương pháp: căn cứ bài Từ láy Cách giải: - Từ láy được sử dụng trong doạn trích: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm. 3
  4. 3. Hãy dùng câu văn trên làm câu chủ đề để triển khai thành một đoạn văn diễn dịch khoảng 12-15 câu, trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp. Phương pháp: phân tích, bình luận Cách giải: Giới thiệu chung: Tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là tám câu thơ hay nhất về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của đại thi hào Nguyễn Du. Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: - Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật. - Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều: + Tạo dựng sự tương phản: Không gian cửa biển lúc triều dâng > Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa. + Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời. + Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng. + Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc. - Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích. + Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời. + Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người. 4
  5. + Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả. => Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào. => Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình. - Nỗi trơ trọi, hãi hùng: + Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên. + Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình. + Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này. => Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng. = > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động. => Gợi: - Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều. - Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng. - Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất. Tổng kết vấn đề 4. Cũng trong Truyện Kiều Nguyễn Du có câu: 5
  6. Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Em hiểu hai câu thơ trên như thế nào? Phương pháp: phân tích Cách giải: Nhà thơ đã khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa cảnh và tình: cảnh theo tình, tình buồn cảnh cũng buồn theo. Và như thế, bức tranh phong cảnh đã trở thành bức tranh tâm cảnh. Phần II 1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Em hãy giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (5-7 dòng) Phương pháp: căn cứ bài Chuyện người con gái Nam Xương Cách giải: - Văn bản trích từ tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương. - Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ, thuộc thể loại Truyền kì mạn lục. Chuyện người con gái Nam Xương thuộc truyện thứ 16 trong số 20 truyện của tác phẩm này. Truyện có nguồn gốc từ truyện cổ tích Vợ chàng Trương. Tác phẩm kể về người con gái Vũ Nương đẹp người, đẹp nết nhưng có số phận đầy éo le, bất hạnh. 2. Giải nghĩa từ “tiên nhân” trong câu “Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?” Phương pháp: căn cứ bài Chuyện người con gái Nam Xương Cách giải: 6
  7. “Tiên nhân”: người đời trước mình, chỉ cha ông, tổ tiên. Từ “tiên nhân” ở câu sau lại có ý chỉ Trương Sinh. 3. Lời nói của Vũ Nương với Phan Lang là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp. Phương pháp: căn cứ bài Lời dẫn trực tiếp, gián tiếp Cách giải: Lời nói của Vũ Nương với Phan Lang là lời dẫn trực tiếp. 4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu tóm tắt tác phẩm từ đoạn kể về Phan Lang cho đến hết truyện. Phương pháp: căn cứ bài Tóm tắt văn bản tự sự Cách giải: Tóm tắt: Lại nói chuyện Phan Lang người cùng làng Vũ Nương, một đêm chiêm bao thấy người con gái áo xanh đến xin tha mạng. Sáng dậy người phường chài đem biếu một con rùa mai xanh. Phan chợt nghĩ đến chuyện mộng bèn đem thả con rùa ấy. Chẳng bao lâu, dưới thời Khai Đại nhà Hồ, giặc Minh sang cướp nước ta. Nhiều người sợ hãi chạy trốn, thuyền bè bị đắm, chết đuối đầy sông trong đó có Phan Lang, xác dạt vào động Rùa ở hải đảo và được Linh Phi cứu sống. Trong buổi tiệc Linh Phi thiết đãi, Phan Lang gặp lại Vũ Nương. Sau cuộc trò chuyện ngắn ngủi đó, Vũ Nương nhờ Phan Lang gửi cho chồng mình chiếc hoa vàng và lập đàn giải oan. Vũ Nương hiện trở về chỉ nói vài lời với Trương Sinh rồi bóng nàng loang loáng mờ dần và mất hút. 7