Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Nam Đàn (Có đáp án)

I. ĐỌC - HIỂU: (3,0 điểm)

 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“ ... Vua Quang Trung lại nói:
- Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể
đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt
lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho

dân, 
nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô 
Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy
giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?” 
(Trích Hồi thứ mười bốn “Hoàng Lê nhất thống chí”- Ngô gia văn phái)
Câu 1: Những lời trên là lời của vua Quang Trung nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Giải thích nghĩa của từ Phương lược.
Câu 3: Lời nói của vua Quang Trung trong đoạn trích trên được dẫn theo cách dẫn trực tiếp hay cách dẫn
gián tiếp? Vì sao? 
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ đoạn trích trong phần Đọc - Hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (Khoảng 5-7 câu) nêu lên cảm nhận của
em về vẻ đẹp của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. 
Câu 2: (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du.

pdf 12 trang Phương Ngọc 27/03/2023 2860
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Nam Đàn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2022_2023_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Nam Đàn (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS NAM ĐÀN MÔN: NGỮ VĂN 9 (Thời gian làm bài: 90 phút) 1. Đề thi số 1 I. ĐỌC - HIỂU: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Vua Quang Trung lại nói: - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắ t lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không ph ải là phúc cho dân , nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy ch ỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có s ợ gì chúng?” (Trích Hồi thứ mười bốn “Hoàng Lê nhất thống chí”- Ngô gia văn phái) Câu 1: Những lời trên là lời của vua Quang Trung nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Giải thích nghĩa của từ Phương lược. Câu 3: Lời nói của vua Quang Trung trong đoạn trích trên được dẫn theo cách dẫn trực tiếp hay cách dẫn gián ti ếp? Vì sao? II. LÀM VĂN: (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Từ đoạn trích trong phần Đọc - Hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (Khoảng 5-7 câu) nêu lên cảm nhận của em về vẻ đẹp của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Câu 2: (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm) Câu 1: (1.0 điểm) - Đây là lời vua Quang Trung nói với các tướng lĩnh: Sở, Lân và Ngô Thì Nhậm. (0,5 điểm) - Hoàn cảnh: Vua Quang Trung kéo quân từ Phú Xuân ra đến Tam Điệp gặp hai vị tướng võ (Sở, Lân) và Ngô Thì Nhậm. (0,5 điểm) Câu 2: (1.0 điểm) Phương lược: Phương hướng chiến lược Trang | 1
  2. Câu 3: (1.0 điểm) - Lời nói của vua Quang Trung trong đoạn trích trên được dẫn theo cách dẫn trực tiếp. (0,5 điểm) - Dấu hiệu nhận biết: Nằm sau dấu hai chấm, có sử dụng dấu gạch ngang ở đầu lời dẫn. (0,5 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) 1. Yêu cầu về hình thức: (1.0 điểm) - Viết đúng một đoạn văn, đảm bảo số lượng từ 5 – 7 câu. - Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu. 2. Yêu cầu về nội dung: (1.0 điểm) Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ: Là một vị vua yêu nước thương dân, có trí tuệ sáng suốt - sáng suốt trong việc dùng người, có ý chí quyết chiến quyết thắng và có tầm nhìn xa trông rộng Câu 2: (5.0 điểm) I. Mở bài - Truyện Kiều là một kiệt tác của Nguyễn Du trong thi đàn văn chương Việt Nam - Tác giả đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật của mình đặc biệt là nhân vật Thúy Kiều II. Thân bài * Vẻ đẹp của Thúy Kiều - Kiều sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn - Thúy Kiều người con gái có vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân khiến thiên nhiên cũng phải ganh tị: “mây thua nước tóc” “ liễu hờn kém xanh” - Thúy Kiều vừa có sắc vừa có tài năng cầm, kì, thi, họa. Nhan sắc và sự tài hoa của Thúy Kiều báo hiệu cho một dự cảm không lành, một số phận éo le, bất hạnh. => Số phận chung của người phụ nữ xưa phải chịu những tủi cực, khó khăn, sự bất công của xã hội. Cuộc đời của họ như tấm lụa đào phất phơ giữa chợ, như thân bèo trôi nổi vô định không biết trôi dạt về đâu. * Đánh giá nghệ thuật - Nghệ thuật miêu tả ước lệ tượng trưng của văn học cổ điển khắc họa sinh động chân dung nhân vật Kiều qua đó toát lên tính cách nhân vật. - Sử dụng miêu tả khái quát cùng biến hóa, uyển chuyển tạo hứng thú với chân dung nhân vật - Nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo, đặc biệt là những từ có giá trị gợi tả cao. III. Kết bài - Nêu cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật Thúy Kiều. 2. Đề thi số 2
  3. I. Đọc hiểu văn bản: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Tết Tết năm kia bố mẹ già tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà đón chờ con cháu. Chợt xe bưu phẩm dừng trước cửa, người ta ôm vào đủ loại quà kèm bưu thiếp ghi: “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”. Tết năm sau lại hăm hở dọn nhà. Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc quen thuộc. Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Quà năm cũ còn nguyên, vương bụi. Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!”. (Trần Hoàng Trúc) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2: Tìm yếu tố miêu tả trong văn bản. Câu 3: Tìm lời dẫn trực tiếp trong văn bản, cho biết dấu hiệu để em nhận ra đó là lời dẫn trực tiếp. Câu 4: Cho biết một thông điệp có ý nghĩa em rút ra sau khi đọc văn bản trên (viết trong khoảng 5 – 7 dòng). II. Tạo lập văn bản: Câu 1: Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về tình cảm gia đình. Câu 2: Tưởng tượng sau 20 năm nữa em có dịp về thăm trường cũ. Hãy kể lại buổi thăm trường xúc động đó. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 I. Đọc hiểu văn bản: Câu 1: Phương thức: tự sự Câu 2: Yếu tố miêu tả: tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà, hăm hở dọn nhà, quà ngổn ngang, cây mai nguyên lá, mái nhà xanh rêu, quà năm cũ còn nguyên, vương bụi, bố mẹ rưng rưng. (HS nêu được từ 2/3 cho 0,5đ; từ ½ cho 0,25đ; không cho điểm nếu HS tìm dưới ½ hoặc không nêu được, nêu sai.). Câu 3: - “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”. - “Năm nay có tết rồi!”. - Đặt sau dấu hai chấm và trong ngoặc kép. Câu 4: HS nêu được một thông điệp có ý nghĩa, ví dụ:
  4. - Là con cái, dù đi đâu thì tết cũng nên về sum họp cùng gia đình. - Tết không quan trọng ở vật chất đủ đầy, điều quan trọng là cả gia đình được sum họp đầm ấm. II. Tạo lập văn bản: Câu 1: a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề nghị luận c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau: * Giới thiệu về tình cảm gia đình. * Giải thích: Tình cảm gia đình là gì? Tình cảm gia đình là mối liên hệ khăng khít, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình với nhau (ông bà - bố mẹ - con cái, anh - chị - em), được biểu hiện thông qua lời nói và hành động, cách ứng xử của từng thành viên. * Vai trò của tình cảm gia đình: + Đối với cá nhân: tạo động lực, lan tỏa yêu thương. + Đối với xã hội: tạo nên một xã hội vững mạnh, tràn đầy niềm vui, yêu thương. * Chúng ta cần làm gì để xây dựng tình cảm gia đình bền chặt? trong hành động và ứng xử. * Khẳng định vị trí, tầm quan trọng của tình cảm gia đình. (Trong khoảng 20 dòng nên GV chú ý cách triển khai nội dung đoạn văn của HS. Không “đếm ý” cho điểm). d. Sáng tạo: HS có cách viết độc đáo, linh hoạt. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. Câu 2: a. Đảm bảo thể thức của một bài văn tự sự b. Xác định đúng vấn đề tự sự c. Triển khai hợp lí nội dung bài viết: Có thể trình bày theo hướng sau: – Giới thiệu tên trường xưa, tưởng tượng đến trường vì lí do nào? đi bằng phương tiện gì? – Miêu tả con đường đến trường: hãy so sánh con đường lúc đó và sau này. – Miêu tả sân trường? (so sánh xưa – nay), các cây xanh trong trường thay đổi thế nào ? ghế đá, – Miêu tả các phòng lớp (phòng vi tính,dụng cụ ). Các dãy phòng: phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội So sánh trước kia với hiện tại. – Tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời xưa, nêu lên cảm xúc lúc đó của em.
  5. – Nói về gặp lại thầy cô, những ai còn vẫn đang còn dạy, những ai đã nghỉ hưu. Kể về kỉ niệm gắn bó với những thầy cô thân thiết nhất. – Gặp lại thầy cô chủ nhiệm lớp. Thầy cô đó đã thay đổi ra sao, miêu tả những thay đổi ngoại hình, khuôn mặt. – Thầy cô trò nhắc lại kỉ niệm lúc xưa cách đây 20 năm: + Trò hỏi thăm các thầy cô cũ? Báo cho cô biết tình hình các bạn cũ và công việc của họ hiện tại. + Tâm trạng của thầy cô giáo sau khi nghe câu chuyện em kể thế nào ? cảm xúc ra sao ? + Cảm xúc của em lúc đó thế nào ? (xúc động, buồn ) d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. 3. Đề thi số 3 I. ĐỌC HIỂU Đọc kĩ văn bản sau: Một em bé đáng yêu đang cầm hai quả táo trong tay. Mẹ bước vào phòng và mỉm cười hỏi cô con gái nhỏ: “Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo được không?”. Em bé ngước nhìn mẹ trong một vài giây, rồi sau đó lại nhìn xuống từng quả táo trên hai tay mình. Bất chợt, em cắn một miếng trên quả táo ở tay trái, rồi lại cắn thêm một miếng trên quả táo ở tay phải. Nụ cười trên gương mặt bà mẹ bỗng trở nên gượng gạo. Bà cố gắng không để lộ nỗi thất vọng của mình. Sau đó, cô gái nhỏ giơ lên một trong hai quả táo vừa bị cắn lúc nãy và rạng rỡ nói: “quả này dành cho mẹ nhé, nó ngọt hơn đấy ạ!”. Thực hiện yêu cầu: Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Xác định lời dẫn trực tiếp trong văn bản và trình bày ngắn gọn dấu hiệu để xác định lời dẫn trực tiếp đó. Câu 3. Thông hiểu Giải thích từ: thất vọng Câu 4. Thông hiểu Tại sao người mẹ cảm thấy thất vọng khi em bé cắn hai quả táo? Em hãy hình dung gương mặt người mẹ sẽ ra sao khi nghe lời con gái nói: “Quả táo này dành cho mẹ nhé, nó ngọt hơn đấy ạ”. Câu 5. Tại sao em bé không đưa ngay một quả táo cho mẹ mà phải cắn từng trái? Qua đó em nhận xét về hành động và tình cảm của em bé đối với mẹ II. LÀM VĂN Thuyết minh về một vật dụng trong gia đình. HẾT
  6. ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 I. ĐỌC HIỂU Câu 1. - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự Câu 2. - Lời dẫn trực tiếp: + Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo được không? + Quả táo này dành cho mẹ nhé, nó ngọt hơn đấy ạ! - Dấu hiệu: đặt sau dấu hai chấm và đặt trong ngoặc kép. Câu 3. - Thất vọng là: cảm giác không vui, không hài lòng khi điều mong đợi không được như ý. Câu 4. - Mẹ thất vọng vì mẹ nghĩ bé là một người tham lam, không hiếu thảo. - Hình dung hình ảnh người mẹ: ngạc nhiên, hạnh phúc, xấu hổ. Câu 5. - Em bé không đưa cho mẹ ngay vì sợ một trong hai quả sẽ có quả không ngon, nếu lỡ đưa mẹ quả không ngon em sẽ thương mẹ và buồn vì không dành cho mẹ được điều tốt nhất. - Nhận xét: + Hành động thể hiện em bé là người ân cần, chu đáo + Tình cảm: yêu thương mẹ hết lòng II. LÀM VĂN Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm bài văn thuyết minh. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: 1. Mở bài: Giới thiệu chung về quạt điện 2. Thân bài Nguồn gốc: - Quạt xuất hiện từ rất lâu. Ban đầu là quạt thủ công gồm quạt nan, quạt giấy. Vua chúa ngày xưa cũng dùng quạt nan nhưng được gắn thêm lông chim công cho đẹp và sang trọng. Loại quạt này hiện nay ít xuất hiện trên thị trường nhưng vẫn có giá trị về lịch sử.
  7. - Cha đẻ của quạt điện là 1 người Mĩ có tên là Philip Diehl. Quạt điện ra đời vào năm 1882. Quạt ban đầu có cánh quạt làm bằng vải sau đó người ta cải tiến bằng nhôm, nhựa để tăng độ bền đẹp. Chủng loại: Họ hàng nhà quạt rất đông gồm quạt cây, quạt treo tường, quạt bàn, quạt hộp, quạt thông gió, quạt hơi nước. Chúng được gọi là quạt điện vì tồn tại chủ yếu nhờ năng lượng điện. Cấu tạo: - Cấu tạo của quạt điện gồm các phần cơ bản: Lồng quạt, cánh quạt, thân quạt, nút điều chỉnh, tốc độ hướng, đèn, nút hẹn giờ và môtơ. - Môtơ là phần quan trọng nhất trong quạt, bao gồm quạt dây đồng quấn trên lõi sắt từ (stato), rôto là những tấm thép mỏng ghép lại có phần nhôm đúc bằng đồng, thép để gắn cánh quạt và đuôi quạt. Ngoài ra còn có tụ điện, vỏ nhôm để gắn kết rôto và stato, có bạc than, có ổ chứa dầu để giảm bớt ma sát. Công dụng, sử dụng, bảo quản: - Công dụng: + Quạt chủ yếu được dùng để làm mát. Khi nó quay tạo ra gió giảm sức nóng của cơ thể khiến con người cảm thấy dễ chịu. + Quạt được dùng để thông gió, hút mùi. Một số quạt được gò bằng nhôm, inox đặt phía trên hộp gien để hút mùi. - Sử dụng: Khi cắm phích điện vào ổ, 1 dòng điện sẽ chạy vào rôto làm cho nó quay vào cánh quạt. Lồng quạt phía ngoài có chức năng bảo vệ cánh quạt và giữ an toàn cho người sử dụng. Khi quạt đang quay không được thò ngón tay hoặc chọc que vào quạt sẽ gây nguy hiểm. - Bảo quản: + Muốn quạt sử dụng được lâu, bền thì phải thường xuyên lau chùi, cho dầu mỡ. + Khi sử dụng quạt, không bật quạt quá lâu tránh để quạt nóng dẫn đến cháy. Cần phải sử dụng nút hẹn giờ vì bật quạt suốt đêm sẽ dẫn đến bệnh hô hấp và cảm lạnh. 3. Kết bài: Tổng kết vấn đề 4. Đề thi số 4 Câu 1. (2.0 điểm) Những thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào? Trình bày hiểu biết của em về phương châm hội thoại đó a. Trống đánh xuôi kèn thổi ngược. b. Nói như đấm vào tai. Câu 2. (1.0 điểm) Từ xuân trong hai câu thơ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển? Xác định nghĩa của mỗi từ "xuân" ấy. a. Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
  8. b. Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Câu 3. (2.0 điểm) Tóm tắt Truyện Kiều của Nguyễn Du Câu 4. (5.0 điểm) Câu chuyện cảm động về một người thân đã đi xa. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4 Câu 1. (2.0 điểm) a. Phương châm quan hệ:cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. b. Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác. Câu 2. (1.0 điểm) a. Nghĩa gốc: mùa xuân b. Nghĩa chuyển: tuổi xuân Câu 3. (2.0 điểm) Truyện Kiều xoay quanh cuộc đời và số phận của nhân vật chính tên là Vương Thúy Kiều – một người con gái tài sắc vẹn toàn. Thúy Kiều sinh ra trong một gia đình trung lưu, có em gái là Thúy Vân và em trai là Vương Quan. Trong tiết Thanh Minh tháng ba, Thúy Kiều du xuân gặp Kim Trọng. Họ thề nguyền và đính ước với nhau. Trong khi Kim Trọng phải trở về Liêu Dương chịu tang chú thì gia đình Kiều gặp tai họa do thằng bán tơ vu oan. Kiều phải bán mình chuộc cha. Trước khi theo Mã Giám Sinh và Tú Bà Thúy Kiều đã trao duyên cho Thúy Vân. Khi biết mình bị lừa và đưa vào lầu xanh, Kiều tự tử nhưng không thành, Tú Bà đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích. Tại đó, Kiều bị Sở Khanh lừa và nàng phải tiếp khách ở lầu xanh. Kiều được Thúc Sinh chuộc ra làm vợ lẽ nhưng bị Hoạn Thư – vợ cả của Thúc Sinh ghen tuông và hành hạ. Kiều bỏ trốn và nhờ sư Giác Duyên nương nhờ cửa Phật. Bị Bạc Hà, Bạc Hạnh phát hiện, Kiều lại vào lầu xanh lần thứ hai. Tai đây, Kiều được Từ Hải chuộc ra và giúp nàng báo ân báo oán. Vì bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải chết đứng, Thúy Kiều bị ép gả cho tên Thổ quan. Kiều tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại được sư Giác Duyên cứu. Sau 15 năm lưu lạc, gia đình được đoàn tụ, Thúy Kiều và Kim Trọng đổi tình yêu thành tình bạn. Câu 4. (5.0 điểm) Yêu cầu chung- - Làm đúng kiểu bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Sử dụng tốt các hình thức ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong bài viết. - Xây dựng được tình huống truyện hợp lý, lôi cuốn người đọc qua đó bộc lộ được những tình cảm, cảm xúc chân thành trong sáng.
  9. - Bố cục rõ ràng. Yêu cầu cụ thể- Mở bài- - Dẫn dắt và giới thiệu được tình huống gợi nhớ về người thân và câu chuyện (cần chỉ rõ người thân đó là ai, câu chuyện đó là gì). Thân bài Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự hợp lí. - Nêu được sự việc mở đầu. - Nêu được sự việc phát triển – cao trào. - Nêu được sự việc kết thúc. Trong quá trình kể kết hợp được các yếu tố miêu tả, biểu cảm, sử dụng linh hoạt các hình thức ngôn ngữ để thể hiện tình cảm của mình, của người thân trong câu chuyện. Kể lại được kỷ niệm sâu sắc nhất giữa mình và người thân. - Đó là kỷ niệm nào - Kỉ niệm đó có ý nghĩa như thế nào đối với mình ở tại thời điểm đó và bây giờ. Trong quá trình kể kết hợp với yếu tố miêu tả, ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm, yếu tố nghị luận để thể hiện tình cảm, suy nghĩ của mình về kỉ niệm với người thân. Kết bài - Bài học sâu sắc được rút ra từ câu chuyện đó. 5. Đề thi số 5 I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “ Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ thẩn dan tay ra về. Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.” (Ngữ văn 9, tập 1) Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?. (1,0 điểm) Câu 2: Xác định các phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn thơ?. (1,0 điểm) Câu 3: Tìm và giải thích nghĩa của từ Hán Việt trong hai câu thơ sau: (1,0 điểm) “Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh”.
  10. Câu 4: Chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng của chúng? (1,0 điểm) II. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm) Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5 I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) - Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) + Đoạn thơ trích từ văn bản “Cảnh ngày xuân” (trích “Truyện Kiều). + Tác giả: Nguyễn Du. - Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm) + Đạt một trong hai yêu cầu trên. - Mức không đạt: (0 điểm) + Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 2: (1,0 điểm) - Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) + Các phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. + Nội dung: Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về. - Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm) + Đạt một trong hai yêu cầu trên. - Mức không đạt: (0 điểm) + Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 3: (1,0 điểm) - Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) + Từ Hán Việt: Tiểu khê: Khe nước nhỏ - Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm) + Đạt 1/2 yêu cầu trên. - Mức không đạt: (0 điểm) + Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 4: (1,0 điểm)
  11. - Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) + Các từ láy: Tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ. + Tác dụng: Có giá trị hình tượng và giá trị biểu cảm cao. Vừa gợi tả được hình ảnh của sự vật, vừa thể hiện được tâm trạng con người. - Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm) : + Đạt một trong hai yêu cầu trên. - Mức không đạt: (0 điểm) + Trả lời sai hoặc không trả lời. II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm) - Tiêu chí về nội dung phần bài viết : 1. Mở bài : (1,0 điểm) Giới thiệu về giấc mơ và người thân được gặp trong giấc mơ. - Mức tối đa : (1,0 điểm) + Biết dẫn dắt, giới thiệu câu chuyện hay, gây ấn tượng, có tính sáng tạo. - Mức chưa đạt tối đa : (0,5 điểm) + Biết dẫn dắt, giới thiệu câu chuyện nhưng chưa hay, còn mắc lỗi dùng từ, diễn đạt. - Mức không đạt : (0 điểm) + Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức hoặc không có mở bài. 2. Thân bài : (3,0 điểm) - Mức đạt tối đa: (3,0 điểm) + Kể hoàn cảnh diễn ra giấc mơ: Không gian, màu sắc, cảnh vật chủ đạo trong giấc mơ. + Kể cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa em và người thân: Người thân có nét gì khác so với trước kia (Chú ý miêu tả diện mạo, hình dáng, y phục, cử chỉ, nét mặt, động tác, lời nói của người thân - so sánh hình dáng bên ngoài với tính cách bên trong trước đó và bây giờ). Nội dung cuộc trò chuyện giữa em và người thân: Hỏi về công việc, cuộc sống hiện tại; nhắc lại kỉ niệm (sự gắn bó) giữa em và người thân; Lời động viên, nhắc nhở dặn dò của người thân đối với em (kết hợp yếu tố biểu cảm). + Kể lại tình huống khiến em tỉnh giấc, tâm trạng, cảm xúc của em khi đó. - Mức chưa đạt tối đa: (0,5-2,5 điểm) + Chỉ đạt một, hai trong ba yêu cầu trên. - Mức không đạt: (0 điểm) + Sai kiến thức cơ bản hoặc không đề cập các ý trên. 3. Kết bài: (1,0 điểm)
  12. - Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) + Giấc mơ tan biến-trở về hiện thực-ấn tượng sâu sắc nhất của em về người thân. + Liên hệ nêu mong ước của bản thân. - Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm) + Chỉ đạt một trong hai yêu cầu trên. - Mức không đạt: (0 điểm) + Kết bài sai kiến thức hoặc không có kết bài. - Các tiêu chí khác: (1,0 điểm) 1. Hình thức: (0,5 điểm). - Mức đạt tối đa: (0,5 điểm) + Viết bài văn đủ bố cục 3 phần, các ý sắp xếp hợp lí, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng. - Mức không đạt: (0 điểm) + Không hoàn chỉnh bài viết, sai nhiều về lỗi chính tả, lỗi dùng từ diễn đạt, chữ viết xấu, khó đọc. 2. Tính sáng tạo: (0,5 điểm) - Mức đạt tối đa: (0,5 điểm) + Bài viết sinh động, có nhiều ý hay, diễn đạt tốt. + Biết kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, đối thoại vào viết văn tự sự. - Mức không đạt: (0 điểm) + Giáo viên không nhận ra được những yêu cầu thể hiện trong bài viết hoặc học sinh không làm bài. * Lưu ý : Điểm toàn bài là điểm các câu cộng lại được làm tròn đến một chữ số thập phân.