Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Chánh Nghĩa (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Cho biết tên tác giả?
Câu 2 (0.5 điểm): Từ “mặt” trong câu thơ “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” được dùng theo nghĩa gốc hay 
nghĩa chuyển?
Câu 3 (1.0 điểm): Khái quát nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 4 (1.0 điểm): Qua nội dung của đoạn thơ trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân 
mình.
II. LÀM VĂN ( 7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm):
Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ( khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ và 
cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta.

pdf 11 trang Phương Ngọc 27/03/2023 2220
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Chánh Nghĩa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2022_2023_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Chánh Nghĩa (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS CHÁNH NGHĨA MÔN: NGỮ VĂN 9 (Thời gian làm bài: 90 phút) 1. Đề thi số 1 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm ) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu : Không có kính, ừ thì có bụi , Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuố c Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha . Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trờ i Chưa cần thay, lái trăm cây số nữ a Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi . (Ngữ văn 9 - Tập 1) Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Cho biết tên tác giả ? Câu 2 (0.5 điểm): Từ “mặt” trong câu thơ “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Câu 3 (1.0 điểm): Khái quát nội dung chính của đoạn thơ . Câu 4 (1.0 điểm): Qua nội dung của đoạn thơ trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân mình . II. LÀM VĂN ( 7.0 điểm ) Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ( khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ và cảm nhận của em v ề hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống M ỹ của dân tộc ta . Câu 2 (5.0 điểm): Dựa vào nội dung tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9 - tập 1), em hãy đóng vai nhân vật Trương Sinh đ ể k ể lại câu chuyện v ề cuộc sống của Vũ Nương nơi trần thế, nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nàng và bày tỏ niềm day dứt, ân hận của Trương Sinh . (Bài viết có sử dụng yếu tố miêu t ả và miêu t ả nội tâm). HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 Trang | 1
  2. I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Câu 1. Đoạn thơ trên được trích trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Tác giả: Phạm Tiến Duật Câu 2. Từ “mặt” trong câu thơ trên được hiểu theo nghĩa gốc (chỉ bộ phận của cơ thể người). Câu 3. Nội dung chính của đoạn thơ: Tinh thần lạc quan, yêu đời, dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm và thái độ hồn nhiên, tinh nghịch, pha chút ngang tàng của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mỹ đầy ác liệt của dân tộc ta. Câu 4. Học sinh rút ra một trong các bài học sau: - Phải luôn lạc quan, yêu đời trong mọi hoàn cảnh. Phải biết cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống bằng ý chí, nghị lực và niềm tin. - Biết kính trọng và biết ơn đối với những người lính đã có công đối với đất nước. ( Khuyến khích học sinh có suy nghĩ riêng, tuy nhiên phải lí giải hợp lí, thuyết phục. Không cho điểm bài có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực). II. LÀM VĂN ( 7.0 điểm) Câu 1. Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ( khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ và cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta. a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề nghị luận c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, lí lẽ đúng đắn, tiến bộ và phù hợp. Có thể viết đoạn văn theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau: - Đây là đoạn thơ trích trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật, viết về hình tượng người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt thời kì kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta. - Họ là những thanh niên có học vấn, có tri thức, được giác ngộ lí tưởng cách mạng. Họ ra đi trong niềm vui phơi phới của sức trẻ hồn nhiên, yêu đời, yêu đất nước. - Họ là những người lính sôi nổi, trẻ trung, lạc quan, yêu đời, tinh thần dũng cảm, bất chấp nguy hiểm, khó khăn với sự hồn nhiên, tinh nghịch, pha chút ngang tàng: “ừ thì, chưa cần ”. - Họ luôn trẻ trung, sôi nổi, vui nhộn với khí thế mới mang tinh thần thời đại - thời đại kháng chiến chống Mỹ. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. Câu 2. Đóng vai nhân vật Trương Sinh để kể lại câu chuyện về cuộc sống của Vũ Nương nơi trần thế, nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nàng và bày tỏ niềm day dứt, ân hận của Trương Sinh. a. Đảm bảo thể thức của một bài văn tự sự tưởng tượng từ một câu chuyện có sẵn trong tác phẩm văn học (đóng vai nhân vật). Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài, sử dụng ngôi kể phù hợp
  3. ( ngôi thứ nhất). b. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. c. Học sinh có thể kể theo nhiều cách nhưng nội dung bài viết cần đạt được các ý cơ bản sau: Mở bài: Trương Sinh tự giới thiệu: bản thân, hoàn cảnh gia đình, người vợ nhan sắc, đức hạnh. Thân bài: Trương Sinh kể về cuộc sống của Vũ Nương nơi trần thế, nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nàng và bày tỏ niềm day dứt, ân hận: - Cuộc sống sum vầy chồng vợ, Trương Sinh bản tính hay ghen, Vũ Nương khéo léo giữ gìn khuôn phép. - Chiến tranh, Trương Sinh đi lính, Vũ Nương chia tay chồng với những lời tiễn dặn đầy nước mắt. - Trong thời gian Trương Sinh ở ngoài chiến địa, Vũ Nương ở nhà chăm sóc con thơ, phụng dưỡng mẹ già chu đáo, lo ma chạy cho mẹ chu tất. - Chiến tranh kết thúc, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời nói ngây thơ của con nhỏ, nghi ngờ vợ không chung thủy, mắng nhiếc rồi đánh đuổi đi. - Vũ Nương bị oan, phân minh chẳng được, phẫn uất bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. - Sau khi Vũ Nương qua đời, một đêm bé Đản chỉ chiếc bóng trên vách, Trương Sinh hiểu thấu nỗi oan của vợ nhưng đã quá muộn màng. - Trương Sinh chỉ biết tự trách mình, bày tỏ niềm ân hận, thương xót Vũ Nương, tiếc cho hạnh phúc gia đình. Kết bài: Từ bi kịch của gia đình, Trương Sinh khuyên mọi người rút ra bài học trong cuộc sống. Lưu ý: Bài văn yêu cầu kể về Vũ Nương khi còn sống cùng với nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nàng. Học sinh không kể phần cuộc sống của nàng dưới Thủy cung và sự việc nàng trở về trên sông. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. e. Sáng tạo: Học sinh biết kể sáng tạo theo cách của riêng mình; sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm hợp lí. 2. Đề thi số 2 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi: Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn Hai đứa ở hai đầu xa thẳm Đường ra trận mùa này đẹp lắm Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây.
  4. Một dãy núi mà hai màu mây Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác Như anh với em, như Nam với Bắc Như Đông với Tây một dải rừng liền. (Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây – Phạm Tiến Duật) Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (1đ): Trong đoạn thơ trên tác giả đã thể hiện những cảm xúc gì? Câu 3 (2,5đ): Nêu cảm nhận của em về tình cảm của con người trong thời chiến. II. Làm văn (6đ): Đóng vai Phan Lang kể lại câu chuyện Chuyện người con gái Nam Xương. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Câu 1 (0,5đ): - Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do. Câu 2 (1đ): - Trong đoạn thơ trên tác giả đã thể hiện những cảm xúc: nỗi nhớ dành cho người yêu nhưng tâm trạng vẫn vui tươi, hứng khởi chào đón ngày ra trận. Câu 3 (2,5đ): - Tình cảm của con người trong thời chiến: là những người có trái tim khao khát, rực lửa tình yêu thương. Không chỉ là tình yêu đôi lứa mà còn là tình yêu quê hương, tổ quốc, tinh thần quyết tâm chiến đấu dành lại độc lập. II. Làm văn (6đ): Dàn ý Đóng vai Phan Lang kể lại câu chuyện Chuyện người con gái Nam Xương. 1. Mở bài Giới thiệu câu chuyện: tôi là người cùng làng lại được xuống thủy cung nên hiểu rõ câu chuyện của Vũ Nương. 2. Thân bài a. Trước khi xuống thủy cung - Vũ Nương là người con gái xinh đẹp, hiền lành, nết na nổi tiếng trong làng mà ai cũng biết. - Trương Sinh là chồng của Vũ Nương, là con trai trong một gia đình giàu có nhất nhì làng tôi nhưng nổi tiếng vì tính đa nghi. - Tôi cùng Trương Sinh đi lính đánh giặc, sau khi chiến thắng cùng nhau trở về quê nhà. - Vừa mới về chưa được bao lâu đã hay tin Trương Sinh đuổi Vũ Nương đi vì cho rằng nàng có người khác nhân lúc chúng tôi đi lính và người đó ta thường xuyên đến vào lúc đêm khuya.
  5. - Hôm sau nghe tin Vũ Nương nhảy sông tự tử để bảo vệ danh tiết: tôi ngạc nhiên, sững sờ không dám tin vào sự thật. - Tôi được hay tin người đàn ông đến với Vũ Nương vào buổi tối chính là chiếc bóng của cô ấy, cô ấy nói thế để con mình biết nó có bố. → cảm thấy tiếc thương, đau xót trước một số phận hẩm hiu. b. Khi xuống thủy cung - Một đêm tôi nằm mơ có người con gái áo xanh đến xin tha mạng, hôm sau có người biếu tôi con rùa mai xanh làm tôi liên tưởng đến giấc mơ và thả nó đi. - Năm ấy quân Minh tiến vào ải Chi Lăng khiến người dân phải nhảy xuống sông, tôi cũng không ngoại lệ. Tôi không nhớ chuyện gì đã xảy ra, chỉ thấy mình đang ở trong một cung điện nguy nga lộng lẫy. - Có người phụ nữ tiến đến giới thiệu là vợ vua biển Nam Hải, cũng chính là con rùa được tôi cứu sống bèn mở yến tiệc thiết đãi tôi. - Trong bữa tiệc, có rất nhiều mĩ nhân, nhưng tôi chợt thấy trong số đó có một gương mặt khá quen nhìn rất giống Vũ Nương nhưng không dám nhận. - Khi bữa tiệc tàn, người đó tiến đến gần tôi và nói chuyện về việc mình bị oan và được các nàng tiên dưới thủy cung thương tình cứu giúp. - Tôi hỏi Vũ Nương sao không quay về nhân gian, không nhớ những người thân yêu ở nhân gian hay sao, khi tôi nhắc đến người thân, nàng ứa nước mắt và nói sẽ có ngày nàng trở về. - Hôm sau Linh Phi sai người rẽ nước đưa tôi trở về nhân gian, Vũ Nương đưa cho tôi chiếc hoa vàng và dặn tôi nói với Trương Sinh nếu nể tình xưa nghĩa cũ hãy lập đàn giải oan trên sông để nàng trở về. c. Sau khi trở về nhân gian - Tôi đến gặp Trương Sinh và kể cho anh ta câu chuyện gặp Vũ Nương và những lời Vũ Nương dặn dò. - Trương Sinh không tin lời tôi nói, tôi đưa chiếc hoa vàng của nàng, lúc này Trương Sinh mới tin lời tôi. - Trương Sinh lập đàn ở bến Hoàng Giang, quả nhiên Vũ Nương ngồi kiệu hiện lên mặt nước, sau khi bày tỏ lòng mình nàng lại trở về thủy cung để lại sự tiếc nuối cho Trương Sinh. 3. Kết bài Câu chuyện đã để lại trong lòng tôi nhiều cảm xúc và đó là kỉ niệm tôi không bao giờ quên. 3. Đề thi số 3 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi: “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời” (Chiều xuân – Anh Thơ ) Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào? Câu 2 (1đ): Bức tranh chiều xuân hiện lên trong đoạn thơ có đặc điểm gì?
  6. Câu 3 (2,5đ): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thứ hai và thứ ba của đoạn thơ? Từ đó anh/chị thấy được những điều gì trong tâm hồn tác giả? II. Làm văn (6đ): Vẻ đẹp và số phận bi kịch của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt: miêu tả. Câu 2 (1đ): Bức tranh chiều xuân hiện lên có những đặc điểm: Bức tranh thuỷ mặc chấm phá những nét đầy thi vị về một buổi chiều quê mưa xuân. Cảnh đẹp, bình yên nhưng gợi buồn. Câu 3 (2,5đ): - Biện pháp tu từ nhân hóa: “đò: biếng lười, mặc”, “ quán tranh: đứng im lìm” Tác dụng biện pháp tu từ: Biến những vật vô tri, vô giác thành sống động có hồn, gợi hình, gợi cảm. Góp phần khắc họa hình ảnh thiên nhiên, làng quê vắng lặng, im lìm, bình yên, đượm buồn. - Tâm hồn của tác giả trong đoạn thơ: nhạy cảm, tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời buổi chiều xuân và tình yêu thiên nhiên, quê hương sâu sắc. II. Làm văn (6đ): Dàn ý Vẻ đẹp và số phận bi kịch của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, “Chuyện người con gái Nam Xương” và vẻ đẹp, số phận bi kịch của Vũ Nương. 2. Thân bài a. Vẻ đẹp của Vũ Nương Vũ Nương là cô gái xinh đẹp: tư dung tốt đẹp. Là cô gái có đức tính tốt đẹp: thùy mị, nết na. → Khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ. Ngày chồng tòng quân: nàng đau lòng, dặn dò và mong chồng bình an trở về. Khi chồng ra trận: ở nhà một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sóc mẹ chồng những ngày cuối đời. → Là người vợ hiền lành, đảm đang, đầy đủ “công - dung - ngôn - hạnh” đáng ngưỡng mộ. → Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ với những phẩm hạnh tốt đẹp. b. Số phận bi kịch của Vũ Nương
  7. Nguyên nhân: khi chồng bế con ra thăm mộ mẹ, đứa nhỏ đã tiết lộ bố nó đêm nào cũng đến thăm nó → Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông. Khi Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi mặc cho nàng van xin và thanh minh. → Người phụ nữ không được tự quyết định số phận của mình mà phải phụ thuộc vào người đàn ông tỏng gia đình. Tuy mình bị oan nhưng không được thanh minh. Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã nhảy sông tự tử. → Đau khổ, xót thương trước số phận bất hạnh của nàng sau những điều tốt đẹp nàn dã làm cho nhà chồng. Sau này, khi Trương Sinh hiểu ra oan khuất của nàng đã vô cùng đau xót nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa mà mãi ở lại nơi thủy cung. → Đây được coi là cái kết vừa có hậu vừa đoản hậu của Vũ Nương: có hậu vì cuối cùng nàng cũng được minh oan và khiến cho người làm nàng đau khổ là Trương Sinh nhận ra lỗi lầm, ân hận về lỗi lầm đó; đoản hậu vì nàng không được quay lại nhân gian để sống tiếp kiếp người, để nhận lại phúc đức sau những nghĩa cử cao đẹp nàng đã làm. 3. Kết bài Khẳng định lại vẻ đẹp, số phận của Vũ Nương và giá trị của tác phẩm. 4. Đề thi số 4 I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính: - Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. ( ) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. (Trích Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục, 2012) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1đ) Câu 2: Nhà vua nói “Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép hai câu trong một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn THCS có nội dung tương tự và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm. (2đ) II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Dựa vào nội dung câu “Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” của phần I, em hãy trình bày suy nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc bằng một bài văn ngắn (khoảng nửa trang giấy). Câu 2: (2 điểm) Nhận xét về kết thúc tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có ý kiến cho rằng đây là một kết thúc có hậu. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó là kết thúc không có hậu. Vì sao? Câu 3: (3 điểm)Chép lại và phân tích 4 câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) gợi lên vẻ đẹp của mùa xuân như thế nào? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4 I. ĐỌC – HIỂU
  8. Câu 1: - Đoạn văn trong tác phẩm Hoàng Lê Nhất thống chí. - Tác giả: nhóm Ngô Gia văn phái - Dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai - Hà Nộị. Hai tác giả chính: Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du. Câu 2: - Nhà vua nói như vậy để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta. - Hai câu thơ có nội dung tương tự trong bài Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt): Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành đã định tại sách trời) II. LÀM VĂN Câu 1: Dựa vào nội dung câu “Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” của phần I, em hãy trình bày suy nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc bằng một bài văn ngắn (khoảng nửa trang giấy) *Về nội dung: Học sinh trình bày suy nghĩ của mình, cơ bản đạt được các nội dung sau: - Câu hỏi yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng Tổ quốc. Thí sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là một số gợi ý để tham khảo: + Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền và rất nhiều hải đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền, trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc. + Các anh là những người sống trong một khung cảnh có nhiều khó khăn gian khổ: sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố, + Cuộc sống của các anh thiếu thốn phương tiện so với người dân ở đất liền: thiếu nước ngọt, thiếu sách báo, + Xa gia đình, xa người thân nên nhiều khi phải trải qua những nỗi buồn da diết vì nhớ nhà, + Tuy đầy gian khổ và khó khăn nhưng những điều này không làm mềm đi ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, nhất là những ngư dân trên biển cả. + Đất nước được toàn vẹn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, hàng ngày các em được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả, nhờ có một phần không nhỏ công sức và sự hy sinh thầm lặng của các anh. *Về hình thức: Đoạn văn có độ dài như yêu cầu, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, dễ hiểu. Câu 2: - Về nội dung: Học sinh trình bày suy nghĩ của mình, cơ bản đạt được các nội dung sau: + Lí giải đó là một kết thúc có hậu thể hiện ước mơ của nhân dân, hoàn thiện nét đẹp của Vũ Nương
  9. + Kết thúc không có hậu: Đó là bi kịch của hạnh phúc gia đình tan vỡ, cuối cùng Vũ Nương sống một mình ở thủy cung, không thể trở về nhân gian được nữa. Trương Sinh mãi mất vợ, sống trong ân hận, bé Đản mồ côi mẹ Tính bi kịch tiềm ẩn trong cái lung linh kì ảo. Hạnh phúc đã tan vỡ thì không thể hàn gắn được nữa. - Về hình thức: Đoạn văn có độ dài như yêu cầu, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, dễ hiểu. Câu 3: - Chép lại chính xác 4 câu thơ. Mỗi câu đúng 0,25đ - Hai câu đầu nói về thời gian vừa gợi không gian. Ngày xuân trôi qua tiết trời bước sang tháng ba. Lúc này những cánh én rộn ràng bay lượn như thoi đưa trên bầu trời trong sáng thông qua nghệ thuật so sánh, ẩn dụ. Hai câu tiếp theo là bức họa tuyệt đẹp trải rộng tới tận chân trời làm gam màu nền cho bức tranh xuân trên nền xanh non ấy điểm xuyết vài bông hoa lê trắng. Tất cả gợi lên vẻ đẹp mới mẻ tinh khôi đầy sức sống. 5. Đề thi số 5 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi: Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? (Tiếng thu - Lưu Trọng Lư) Câu 1 (1đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Kể tên những sự vật được nhắc đến trong hai khổ thơ trên. Câu 2 (1đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng. Câu 3 (2đ): Từ bài thơ trên hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về mùa thu. II. Làm văn (6đ): Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Câu 1 (1đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ năm chữ.
  10. Những sự vật được nhắc đến trong khổ thơ: mùa thu, trăng mờ, rừng thu, lá thu, con nai vàng. Câu 2 (1đ): Biện pháp nghệ thuật: điệp cấu trúc: “Em không nghe ?” Tác dụng: Làm cho bài thơ giàu chất nhạc như là lời tâm tình với người yêu. Câu 3 (2đ): Cảm nhận về mùa thu: Thiên nhiên: thời tiết dịu mát hơn, lá xanh dần úa vàng, không gian gợi chút buồn man mác. Con người: mùa tựu trường, rằm trung thu II. Làm văn (6đ): Dàn ý phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, Truyện Kiều, đoạn thơ “Chị em Thúy Kiều” và nhân vật Kiều. 2. Thân bài a. Bốn câu thơ đầu Kiều được giới thiệu là con gái viên quan ngoại đang ở tuổi cập kê. Là cô gái xinh đẹp mười phân vẹn mười. → Gây ấn tượng sâu sắc với bạn đọc. b. “Kiều càng sắc sảo mặn mà . Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” Nguyễn Du giới thiệu vẻ đẹp của Kiều sau Vân càng làm nổi bật vẻ đẹp của nàng. Kiều đẹp vẻ đẹp “sắc sảo, mặn mà” khiến người ta phải say đắm. Vân vốn là cô gái tài sắc vẹn toàn thì Kiều cả tài và sắc “lại là phần hơn”, trong xã hội khó ai sánh bằng nàng. Vẻ đẹp đằm thắm, xanh tươi mơn mởn: Mắt đẹp trong như sắc nước mùa thu, lông mày thanh tú xinh xắn như dáng núi mùa xuân khiến cho "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh" Các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, thậm xứng với sự vận dụng tinh tế thi liệu cổ tạo nên những vần thơ đẹp gợi cảm. c. “Một hai nghiêng nước nghiêng thành . . Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương” Hóa công như đã ưu đãi dành cho Kiều tất cả "Sắc đành đòi một, tài đành họa hai". Sắc đẹp của Kiều chỉ có một trên đời, còn phần tài năng, họa lắm mới có người thứ hai. Thông minh bẩm sinh "tính trời", tài hoa lỗi lạc xuất chúng: thơ tài, họa giỏi, đàn hay; môn nghệ thuật nào nàng cũng tuyệt giỏi, cũng thành "nghề", "ăn đứt" thiên hạ.
  11. Nguyễn Du đã không tiếc lời ca ngợi Thúy Kiều bằng một số từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối: vốn sẵn tính trời, pha nghề, đủ mùi làu bậc nghề riêng ăn đứt d. “Khúc nhà tay dựng nên chương . Tường đông ong bướm đi về mặc ai.” Sắc đẹp kiều diễm "hoa ghen liễu hờn " với bản đàn "Bạc mệnh" mà nàng sáng tác ra "lại càng não nhân" như gợi ra trong tâm hồn chúng ta một ám ảnh "định mệnh". Thúy Kiều không chỉ có tài sắc mà còn có đức hạnh. Nàng được hưởng một nền giáo dục theo khuôn khổ của lễ giáo, của gia phong. Tuy sống trong cảnh "phong lưu rất mực hồng quần", đã tới "tuần cập kê" nhưng nàng là một thiếu nữ có gia giáo, đức hạnh. 3. Kết bài Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.