Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trưng Nhị (Có đáp án)

Câu 1 (3 điểm): 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Ơi cơn mưa quê hương 
Đã ru hát tâm hồn ta từ thuở bé 
Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé 
Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa 
Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa 
Ta yêu quá như lần đầu mới biết 
Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết 
Như tre, dừa như làng xóm quê hương 
Như những con người biết mấy yêu thương. 
(Nhớ cơn mưa quê hương, Lê Anh Xuân, NXB Văn học 2003). 
a. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ? 
b. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? 
c. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng thơ cuối và nêu tác dụng. 
d. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ sau: 
Ơi cơn mưa quê hương 
Đã ru hát tâm hồn ta từ thuở bé. 
Câu 2: (2 điểm). 
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi 
con người. 

pdf 12 trang Phương Ngọc 27/03/2023 3600
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trưng Nhị (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trưng Nhị (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS TRƯNG NHỊ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Ơi cơn mưa quê hương Đã ru hát tâm hồn ta từ thuở bé Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa Ta yêu quá như lần đầu mới biết Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết Như tre, dừa như làng xóm quê hương Như những con người biết mấy yêu thương. (Nhớ cơn mưa quê hương, Lê Anh Xuân, NXB Văn học 2003). a. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ? b. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? c. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng thơ cuối và nêu tác dụng. d. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ sau: Ơi cơn mưa quê hương Đã ru hát tâm hồn ta từ thuở bé. Câu 2: (2 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi con người. Trang | 1
  2. Câu 3 (5 điểm). Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu tác phẩm “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1: a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức tự sự/ biểu cảm. b. Nội dung chính của đoạn thơ: nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương qua những hình ảnh gần gũi, thân thuộc. c. 2 biện pháp tu từ ở 4 dòng thơ cuối là điệp ngữ, so sánh. d. Cách hiểu 2 câu thơ: cơn mưa quê hương đã gắn bó với nhà thơ, đó là lời ru ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn cho nhà thơ từ thuở ấu thơ. Câu 2: (2 điểm). Dàn ý suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi con người. a. Mở đoạn: Trong mỗi con người chúng ta, quê hương đóng một vai trò hết sức quan trọng. b. Thân đoạn: - Quê hương: Quê hương chính là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi mà ta có nhiều kỉ niệm gắn liền với những kí ức và tâm hồn của mỗi con người, là một thứ vô hình, vô dạng nhưng đã in sâu vào trong tâm trí chúng ta để khi đi xa ta vẫn nhớ về nó. - Quê hương đóng vai trò như thế nào trong mỗi con người chúng ta? + Biểu hiện của việc yêu mến quê hương trước hết là sự gắn bó với mảnh đất, con người quê hương, biết rung động trước nhũng vẻ đẹp cùa thiên nhiên đất nước. + Quê hương còn bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, sự gắn bó gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần làm thanh lọc tâm hồn con người. + Quê hương chính là nơi ta cảm thấy yên bình và tuyệt vời nhất trong lòng mình. Là nơi để ta nương tựa mỗi khi ta mệt mỏi. c. Kết đoạn: Cảm nhận của em về quê hương. Câu 3 (5 điểm). 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả Nguyễn Du: là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Trang | 2
  3. - Giới thiệu về "Truyện Kiều": là kiệt tác của Nguyễn Du, là tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. 2. Thân bài a. Giới thiệu về Nguyễn Du: - Cuộc đời: + Tên, hiệu, năm sinh năm mất: tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu (1765), mất năm Canh Thìn (1820). + Quê hương: quê cha ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà TĨnh; quê mẹ ở Bắc Ninh, nhưng ông lại được sinh ra ở Thăng Long. Nhờ đó, Nguyễn Du dễ dàng tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa. + Gia đình: đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống làm thơ văn và say mê ca kĩ. + Thời đại: sinh ra và lớn lên trong thời kì lịch sử đầy biến động dữ dội của xã hội phong kiến. + Cuộc đời: đầy bi kịch, Nguyễn Du sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải ở với anh trai là Nguyễn Khản. Gia đình tan tác, bản thân ông cũng đã từng lưu lạc "mười năm gió bụi "ở quê vợ Thái Bình. Nhưng chính những cơ cực, vất vả đó đã hun đúc cho ông vốn sống quý giá, và sự am hiểu sâu sắc vốn văn hóa dân gian. + Nguyễn Du làm quan dưới hai triều Lê và Nguyễn. Ông là vị quan thanh liêm, được nhân dân tin yêu, quý trọng. - Sự nghiệp văn học đồ sộ với những kiệt tác ở nhiều thể loại: + Các tác phẩm văn học của Nguyễn Du: thơ chữ Hán, Nguyễn Du có 3 tập thơ (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục). Thơ chữ Nôm, Nguyễn Du có hai kiệt tác "Truyện Kiều "và "Văn tế thập loại chúng sinh ". + Nội dung: - Thơ văn Nguyễn Du có giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh chân thực cuộc đời cơ cực của ông nói riêng, và xã hội đen tối, bất công nói chung. - Tác phẩm của Nguyễn Du chứa chan tinh thần nhân đạo - một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, luôn hướng tới đồng cảm, bênh vực, ngợi ca và đòi quyền sống cho con người, đặc biệt là người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh. + Nghệ thuật: - Về thể loại: Nguyễn Du đã đưa hai thể thơ của truyền thống dân tộc đạt đến trình độ điêu luyện và mẫu mực cổ điển. Nguyễn Du đã tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm, với điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật, và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc. Trang | 3
  4. - Về ngôn ngữ: Nguyễn Du đã có đóng góp to lớn, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, tinh tế và giàu có. Nguyễn Du đã có những đóng góp to lớn, thúc đẩy tiến trình phát triển của văn học Việt Nam. b. Giới thiệu về "Truyện Kiều" - Tên gọi: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới đứt ruột). - Dung lượng: 3254 câu thơ lục bát. - Nguồn gốc: "Truyện Kiều" được sáng tác dựa theo cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" - tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Nguyễn Du đã "hoán cốt đoạt thai" tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, và đem lại cho "Truyện Kiều" những sáng tạo mới mẻ cả về nội dung và nghệ thuật. - Thể loại: truyện Nôm bác học. - Tóm tắt sơ qua về tác phẩm. - Giá trị tư tưởng: + Thể hiện khát vọng về tình yêu tự do và mơ ước công lí. + Là tiếng kêu thương đến đứt ruột cho thân phận con người, đặc biệt là nữ tài trong xã hội phong kiến. + Là bản cáo trạng đanh thép tội ác của các thế lực đen tối trong xã hôi xưa. Nguyễn Du phê phán mạnh mẽ sự "lên ngôi" của thế lực đồng tiền. + Là bức chân dung tinh thần tự họa của Nguyễn Du với "con tim thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời", trái tim chan chứa tình yêu thương con người. - Giá trị nghệ thuật: + Nghệ thuật xây dựng nhân vật. + Nghệ thuật tự sự mới mẻ. + Thể loại. + Ngôn ngữ trong sáng, điêu luyện, giàu sức gợi cảm, ẩn dụ, điển cố, + Giọng điệu cảm thương rất phù hợp với chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du. c. Kết bài: - Khẳng định tấm lòng nhân đạo, tài năng của Nguyễn Du và sức sống bất diệt của Truyện Kiều. ĐỀ SỐ 2 PHẦN I (6 điểm). Trong văn bản Bếp lửa của Bằng Việt, có đoạn: Trang | 4
  5. "Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” Câu 1. Bài thơ Bếp lửa ra đời trong hoàn cảnh nào? Kể tên một bài thơ có hoàn cảnh sáng tác tương tự. Nói rõ tên tác giả của bài thơ đó. Câu 2. Nêu công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong khổ thơ trên. Câu 3. Trong lời bà dặn cháu có một phương châm hội thoại bị vi phạm. Cho biết, đó là phương châm nào? Việc vi phạm phương châm hội thoại đó đã cho người đọc cảm nhận được phẩm chất đáng quý nào ở bà? Câu 4. Từ kí ức về tuổi thơ bên bà, tác giả bài thơ Bếp lửa đã có những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời bà. Bằng một đoạn văn trình bày theo cách lập luận tổng - phân - hợp (khoảng 12 câu), làm rõ cảm nhận của em về những suy ngẫm đó trong bài thơ. Trong đoạn, sử dụng hợp lý một câu ghép và một thán từ (chú thích rõ). PHẦN II (4 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Ngọn gió và cây sồi Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi: - Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi từ tốn trả lời: - Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. Trang | 5
  6. (Theo Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ - NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2011) Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt và biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2. Chỉ ra và xác định vai trò của trợ từ trong câu: “Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình." Câu 3. Từ lời nói của cây sồi già trong văn bản, kết hợp với hiểu biết xã hội, bằng một văn bản nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi), hãy trình bày suy nghĩ của em về khả năng vượt qua khó khăn, thử thách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần I: Câu 1. - Bài thơ Bếp lửa ra đời năm 1963, khi tác giả đang là du học sinh học ngành Luật ở nước ngoài. - Bài thơ có hoàn cảnh sáng tác tương tự: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) Hoặc "Quê hương" (Tế Hanh) Câu 2. - Dấu hai chấm dùng để báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật. Dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Câu 3. - Bà đã vi phạm phương châm về chất. Việc vi phạm phương châm này giúp ta cảm nhận được bà là người giàu đức hy sinh cao cả, bà không muốn người ở tiền tuyến yên tâm công tác, không phải lo lắng cho hậu phương. Bà mạnh mẽ, kiên cường, là hậu phương vững chắc trong những năm tháng gian lao, bà sáng lên phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, người mẹ Việt Nam anh hùng. Câu 4. * Về hình thức: Đoạn văn khoảng 12 câu viết đúng hình thức Tổng – phân – hợp, trong đoạn sử dụng hợp lý và chú thích đúng câu ghép, thán từ. * Về nội dung: HS đảm bảo làm sáng tỏ được nội dung: tác giả đã có những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời bà - Cháu đã suy ngẫm về cuộc đời bà nhiều vất vả, thăng trầm nhưng bà luôn chắt chiu, cẩn thận tích góp từng hơi ấm lúc đất nước đang trong cảnh đói kém, loạn lạc. Trang | 6
  7. + Trong những năm tháng khó khăn của nạn đói 1945, bà vẫn âm thầm với khói bếp để nuôi dưỡng cháu + Trong những năm tháng tuổi thơ, khi bố mẹ xa nhà, bà đã thay thế vai trò của người cha, người mẹ, người thầy để nuôi dưỡng cháu về cả vật chất và tinh thần. + Trong những năm tháng bị giặc tàn phá, một mình bà già nua chống chọi với tất cả, là chỗ dựa cho cháu và người ở tiền tuyến. - Bà cũng là hình ảnh điển hình của người phụ nữ Việt Nam, can đảm mạnh mẽ, đã hi sinh tình riêng đặt tình chung lên trên. + Khi dặn cháu có viết thư cho bố thì chớ kể này kể nọ, cứ bảo nhà vẫn được bình yên. + Bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu nỗi đau và những cơ cực túng thiếu bà đã ghim lại trong lòng mình để làm hậu phương vững chắc nơi tiền tuyến. - Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và cũng là người khiến cho ngọn lửa luôn cháy sáng bất diệt. + Chính bà đã nhóm lên ngọn lửa ấm áp của thực tại, nhưng hơn hết bà cũng nhóm lên ngọn lửa của yêu thương hồng lên để sưởi ấm cháu trong những phút yếu lòng, luộc khoai luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng, nối kết tình cảm đoàn kết với tình làng nghĩa xóm. + Như vậy, trái tim của bà chính là ngọn lửa của niềm tin, của chiến thắng của những tình cảm yêu thương và những kỉ niệm ấu thơ làm hành trang nâng đỡ cháu trong suốt chặng đường dài sau này. + Để rồi dù có đi xa, có khói trăm tàu, có điện trăm nhà thì cháu vẫn luôn nhớ bà, cảm phục, biết ơn bà và khôn nguôi nhắc nhở “sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”. * Về nghệ thuật: để biểu lộ được những suy ngẫm sâu sắc, tác giả đã sử dụng kết hợp thành công các yếu tố biểu cảm với miêu tả tự sự và bình luận, ngôn ngữ mộc mạc, giọng thơ thủ thỉ tâm tình, giàu cảm xúc, hình ảnh người bà và bếp lửa song song đồng hiện. Phần II: Câu 1: - Phương thức biểu đạt: tự sự. - Biện pháp tu từ sử dụng chủ yếu trong văn bản trên: nhân hóa Câu 2: Trợ từ “Chính” có tác dụng nhấn mạnh vai trò của cơn điên cuồng đã giúp cây sồi già chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. Câu 3: Dưới đây là dàn ý tham khảo: Trang | 7
  8. * Giải thích vấn đề: khó khăn, thử thách là những tình huống xảy ra trong cuộc sống đòi hỏi con người phải cố gắng, có nghị lực để vượt qua. * Bàn luận vấn đề: Hiện nay, khả năng vượt qua khó khăn, thử thách của con người Việt Nam có biểu hiện như nào? - Con người Việt Nam hiện nay kiên cường, lạc quan, biết chủ động vượt qua gian khó, quyết tâm theo đuổi mục đích, lý tưởng để chiến thắng bản thân. Nước ta còn làm được những việc phi thường, khiến mọi người và các nước khác nể phục. - Dẫn chứng: Có thể lấy dẫn chứng trong đại dịch Covid, dân tộc ta đã đoàn kết vượt khó khăn, hoặc dẫn chứng những cá nhân là tấm gương vượt khó: + “ATM gạo” miễn phí dành cho người nghèo được lan tỏa rộng rãi. + Hành trình 10 năm cõng bạn đến trường của bạn Minh Hiếu (cõng bạn Tất Minh). - Phản đề: Bên cạnh đó, vẫn có những người Việt sợ khó khăn, thử thách, họ không có khả năng vượt qua và thường đổ lỗi cho hoàn cảnh - Ý nghĩa của việc vượt qua được khó khăn, hậu quả của việc không có khả năng vượt qua + Những người có khả năng vượt qua khó khăn, thử thách luôn đạt được thành công, được mọi người yêu mến, là tấm gương sáng lan tỏa nghị lực sống tới mọi người xung quanh + Những người không có khả năng vượt qua khó khăn, thử thách sẽ dễ bỏ cuộc sẽ không tìm được niềm vui thực sự, ý nghĩa của cuộc đời. * Rút ra bài học, liên hệ bản thân: Làm thế nào để có thể vượt qua khó khăn, thử thách? Luôn trau dồi tri thức, biết lường trước những khó khăn, gặp khó khăn không nản chí, ĐỀ SỐ 3 I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính: - Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị ( ) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. (Trích Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục, 2012) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1đ) Trang | 8
  9. Câu 2: Nhà vua nói “Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép hai câu trong một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn THCS có nội dung tương tự và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm. (2đ) II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Dựa vào nội dung câu “Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” của phần I, em hãy trình bày suy nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc bằng một bài văn ngắn (khoảng nửa trang giấy). Câu 2: (2 điểm) Nhận xét về kết thúc tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có ý kiến cho rằng đây là một kết thúc có hậu. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó là kết thúc không có hậu. Vì sao? Câu 3: (3 điểm)Chép lại và phân tích 4 câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) gợi lên vẻ đẹp của mùa xuân như thế nào? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. ĐỌC - HIỂU Câu 1: - Đoạn văn trong tác phẩm Hoàng Lê Nhất thống chí. - Tác giả: nhóm Ngô Gia văn phái - Dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai - Hà Nộị. Hai tác giả chính: Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du. Câu 2: - Nhà vua nói như vậy để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta. - Hai câu thơ có nội dung tương tự trong bài Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt): Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành đã định tại sách trời) II. LÀM VĂN Trang | 9
  10. Câu 1: Dựa vào nội dung câu “Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” của phần I, em hãy trình bày suy nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc bằng một bài văn ngắn (khoảng nửa trang giấy) * Về nội dung: Học sinh trình bày suy nghĩ của mình, cơ bản đạt được các nội dung sau: - Câu hỏi yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng Tổ quốc. Thí sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là một số gợi ý để tham khảo: + Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền và rất nhiều hải đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền, trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc. + Các anh là những người sống trong một khung cảnh có nhiều khó khăn gian khổ: sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố, + Cuộc sống của các anh thiếu thốn phương tiện so với người dân ở đất liền: thiếu nước ngọt, thiếu sách báo, + Xa gia đình, xa người thân nên nhiều khi phải trải qua những nỗi buồn da diết vì nhớ nhà, + Tuy đầy gian khổ và khó khăn nhưng những điều này không làm mềm đi ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, nhất là những ngư dân trên biển cả. + Đất nước được toàn vẹn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, hàng ngày các em được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả, nhờ có một phần không nhỏ công sức và sự hy sinh thầm lặng của các anh. * Về hình thức: Đoạn văn có độ dài như yêu cầu, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, dễ hiểu. Câu 2: - Về nội dung: Học sinh trình bày suy nghĩ của mình, cơ bản đạt được các nội dung sau: + Lí giải đó là một kết thúc có hậu thể hiện ước mơ của nhân dân, hoàn thiện nét đẹp của Vũ Nương + Kết thúc không có hậu: Đó là bi kịch của hạnh phúc gia đình tan vỡ, cuối cùng Vũ Nương sống một mình ở thủy cung, không thể trở về nhân gian được nữa. Trương Sinh mãi mất vợ, sống trong ân hận, bé Đản mồ côi mẹ Tính bi kịch tiềm ẩn trong cái lung linh kì ảo. Hạnh phúc đã tan vỡ thì không thể hàn gắn được nữa. - Về hình thức: Đoạn văn có độ dài như yêu cầu, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, dễ hiểu. Câu 3: Trang | 10
  11. - Chép lại chính xác 4 câu thơ. Mỗi câu đúng 0,25đ - Hai câu đầu nói về thời gian vừa gợi không gian. Ngày xuân trôi qua tiết trời bước sang tháng ba. Lúc này những cánh én rộn ràng bay lượn như thoi đưa trên bầu trời trong sáng thông qua nghệ thuật so sánh, ẩn dụ. Hai câu tiếp theo là bức họa tuyệt đẹp trải rộng tới tận chân trời làm gam màu nền cho bức tranh xuân trên nền xanh non ấy điểm xuyết vài bông hoa lê trắng. Tất cả gợi lên vẻ đẹp mới mẻ tinh khôi đầy sức sống. ĐỀ SỐ 4 Câu 1: (2 điểm) Chép đúng chính tả bốn câu thơ cuối bài thơ Khi con tu hú (Tố Hữu). Nêu nội dung của đoạn thơ này. Câu 2: (2 điểm) Giải thích lí do lựa chọn trật tự từ trong những câu sau: a. Nó đến trường gặp thầy giáo, nhờ thầy giảng hộ bài toán. b. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Câu 3: (6 điểm) Thuyết minh về cây bút bi. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Câu 1: - Chép đúng chính tả đoạn thơ cuối bài thơ Khi con tu hú: Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi. Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời kêu! - Nội dung: Lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Câu 2: a. - Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động. b. - Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm. Trang | 11
  12. Câu 3: a. Yêu cầu về hình thức: - Bài làm đúng kiểu văn bản thuyết minh: Ngoài các phương pháp thuyết minh bài viết phải sử dụng một số biện pháp nghệ thuật thích hợp (kể chuyện, tự thuật, miêu tả, nhân hóa, so sánh ) - Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, cú pháp, bài viết sạch, đẹp. b. Yêu cầu về nội dung: Thuyết minh về cây bút bi: * Mở bài: Giới thiệu về cây bút (một trong những đồ dùng học tập cần thiết của học sinh ) * Thân bài: - Lịch sử ra đời của bút bi: + Ai chế tạo? + Sản xuất năm nào? + Cụ thể: Do nhà báo Hung-ga-ri làm việc tại Anh tên là Laszlo Biro, sản xuất năm 1938 - Hình dáng, cấu tạo: 2 phần + Phần ruột: Gồm một ống mực nhỏ, một đầu được gắn với một viên bi có đường kính từ 0.7 đến 1mm gọi là ngòi bút, khi viết mực được in lên giấy là nhờ sự chuyển động của viên bi này (miêu tả, so sánh ) + Phần vỏ: Hình tròn, bằng nhựa - Phân loại: Các loại bút bi trên thị trường: bút bấm, bút đậy nắp - Công dụng của bút bi: dùng để viết. - Cách bảo quản và sử dụng. * Kết bài: Đánh giá về đối tượng với khả năng, vai trò ứng dụng của nó trong thực tế. Trang | 12