Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tô Hoàng (Có đáp án)

I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 
Đọc đoạn văn sau:

CHIẾC BÁT VỠ 
Ở thành phố kia có một bác thợ rèn, bác có một người con trai duy nhất. Anh vừa đẹp trai vừa giỏi giang 
khiến bác rất tự hào. 
Một ngày nọ, người con trai bị tai nạn xe hơi, tuy giữ được tính mạng nhưng lại bị mất cả hai chân. Tuyệt 
vọng, hàng ngày anh ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ. 
Một lần, vì quá đau khổ, anh tìm cách tự tử bằng cách uống thuốc ngủ, nhưng may thay cha anh kịp thời 
phát hiện đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch. 
Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay 
đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền, nói: 
- Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa! 
Người cha già tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu người con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ. Xong ông dọn dẹp 
những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe. 
Một tuần sau anh được đưa về nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh lấy làm lạ lẫm. 
- Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai? 
- Ý của cha là...? – Anh ấp úng nói. 
- Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó 
trở thành chiếc bát sắt này đó con. 
Thực hiện các yêu cầu: 
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. 
Câu 2. Tìm phương ngữ Nam tương ứng với từ “bát” trong câu văn “Anh thấy trên bàn mình có một chiếc 
bát sắt” 

pdf 13 trang Phương Ngọc 27/03/2023 3560
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tô Hoàng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tô Hoàng (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS TÔ HOÀNG ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Đọc đoạn văn sau: CHIẾC BÁT VỠ Ở thành phố kia có một bác thợ rèn, bác có một người con trai duy nhất. Anh vừa đẹp trai vừa giỏi giang khiến bác rất tự hào. Một ngày nọ, người con trai bị tai nạn xe hơi, tuy giữ được tính mạng nhưng lại bị mất cả hai chân. Tuyệt vọng, hàng ngày anh ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ. Một lần, vì quá đau khổ, anh tìm cách tự tử bằng cách uống thuốc ngủ, nhưng may thay cha anh kịp thời phát hiện đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch. Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền, nói: - Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa! Người cha già tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu người con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ. Xong ông dọn dẹp những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe. Một tuần sau anh được đưa về nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh lấy làm lạ lẫm. - Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai? - Ý của cha là ? – Anh ấp úng nói. - Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con. Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. Tìm phương ngữ Nam tương ứng với từ “bát” trong câu văn “Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt” Trang | 1
  2. Câu 3. “Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai? - Ưm ý cha là? - Anh ấp úng nói”. Trong đoạn hội thoại trên, người con đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Câu 4. Em rút ra được bài học gì từ câu nói: “Chính là chiếc bát sành hôm trước, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con”? II. TẬP LÀM VĂN Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9 tập 1 – NXBGDVN 2016) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Câu 1. - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự Câu 2. - Phương ngữ Nam ứng với từ “bát” là từ “chén”. Câu 3. - Cậu con trai vi phạm phương châm cách thức. - Vì: cậu con trai nói ngập ngừng, ấp úng. Câu 4. Gợi ý bài học rút ra từ câu nói của người cha: - Sống phải luôn có khát vọng, không ngừng vươn lên. - Phải sống có bản lĩnh, nghị lực, ý chí kiến cường để không gục ngã trước khó khăn. II. TẬP LÀM VĂN a. Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. b. Yêu cầu nội dung: Trang | 2
  3. * Mở bài - Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương - Dẫn dắt vấn đề nghị luận: nhân vật Vũ Nương người con gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, người vợ hiền con thảo nhưng bị hàm oan phải tự tử để bảo vệ danh tiết. * Thân bài: Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương - Vẻ đẹp phẩm chất: + Mở đầu tác phẩm, tác giả đã có lời giới thiệu bao quát về Vũ Nương “Tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp” tạo ấn tượng về một chân dung người phụ nữ tài sắc vẹn toàn. + Sau đó ông đi sâu miêu tả vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của nhân vật. - Vũ Nương là người phụ nữ thuỷ chung, son sắt: + Trong cuộc sống vợ chồng, biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa” => một người vợ hiền thục, khôn khéo, nết na đúng mực. + Khi chồng đi lính: Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng những lời tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. => Ước mong thật bình dị, lời lẽ dịu dàng, ân cần -> chứng tỏ nàng luôn coi trọng hạnh phúc gia đình mà xem thường mọi công danh phù phiếm. + Nàng cảm thông trước những nỗi vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.” + Qua lời nói dịu dàng, nàng cũng bộc lộ nỗi khắc khoải nhớ chồng của mình: “Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng”. => Trái tim ấy giàu lòng yêu thương, biết chịu đựng những thử thách, biết đợi chờ để yên lòng người đi xa, thật đáng trân trọng biết bao! + Khi xa chồng, Vũ Nương ngày ngày đợi chờ, ngóng trông đến thổn thức “Giữ trọn tấm lòng thủy chung, son sắt”, “tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”. Nỗi nhớ thương dài theo năm tháng “Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”. Trang | 3
  4. => Tâm trạng cô đơn, khắc khoải, nỗi nhớ thương da diết. => Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung, thương nhớ đợi chờ chồng của nàng. + Khi hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ: ra sức cứu vãn, hàn gắn. + Khi sống dưới thủy cung: vẫn không nguôi nỗi thương nhớ chồng con. - Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo, một người mẹ đảm đang, yêu thương con hết mực - Trong ba năm chồng đi lính, một mình nàng nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ chồng - Với mẹ chồng, nàng là một cô con dâu hiếu thảo: + Khi bà ốm nàng đã thuốc thang lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéo để khuyên răn để bà vơi bớt nỗi nhớ thương con. + Đến khi bà mất, nàng đã hết lời thương xót, ma chay tế lễ cẩn trọng hệt như với cha mẹ đẻ của mình. + Lời của người mẹ trước lúc chết thể hiện sự yêu thương, trân trọng đối với con dâu: “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ lòng con như con đã chẳng phụ mẹ". - Với con thơ, nàng hết sức yêu thương, chăm chút: + Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản cũng xuất phát từ tấm lòng của người mẹ, để con trai mình bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của người cha. => Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng qua từng trang truyện, từ đó khắc họa thành công hình tượng người phụ nữ với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp. - Số phận oan nghiệt, bất hạnh: + Là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do: Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương. + Nàng lấy Trương Sinh, cuộc sống vợ chồng hạnh phúc kéo dài chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính để lại mình Vũ Nương với mẹ già và đứa con còn chưa ra đời. + Suốt ba năm, nàng phải gánh vác trọng trách gia đình thay chồng. + Chiến tranh đã làm xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm nảy sinh. Đó cũng là ngòi nổ cho thói hay ghen, đa nghi của Trương Sinh nảy nở, phát triển, dẫn đến cái chết oan uổng của Vũ Nương. - Đỉnh điểm của bi kịch là khi gia đình tan vỡ, Vũ Nương phải tìm đến cái chết: Trang | 4
  5. + Nghe lời ngây thơ của con trẻ “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.” Trương sinh đã nghi oan cho vợ, mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi bất chấp lời van xin khóc lóc của nàng và lời biện bạch của hàng xóm. - Bế tắc, Vũ Nương đã phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức, bảo toàn danh dự của mình. - Cái kết thúc tưởng là có hậu nhưng thực chất chỉ đậm tô thêm tính chất bi kịch của cuộc đời Vũ Nương: “Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa lúc ẩn, lúc hiện Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.” + Có thể coi đây là một kết thúc có hậu, thể hiện niềm mơ ước của tác giả về một kết thúc tốt lành cho người lương thiện, niềm khát khao một cuộc sống công bằng nới cái thiện cái đẹp sẽ chiến thắng cái xấu, cái ác. + Nhưng sâu xa, cái kết thúc ấy không hề làm giảm đi tính chất bi kịch của tác phẩm. Sau giây phút đó, nàng vẫn phải trở về chốn thủy cung, gia đình li tán. Hạnh phúc lớn nhất đời người đàn bà ấy là được sum họp bên chồng bên con nhưng cuối cùng vẫn không đạt được. Sự trở về trong thoáng chốc và lời từ biệt của nàng đã hé ra sự thực cay đắng là cái nhân gian đầy oan nghiệt, khổ đau này không có chốn dung thân cho người phụ nữ vì thế mà “Thiếp chẳng thể trở lại chốn nhân gian được nữa”. => Tuy có những phẩm chất tâm hồn đáng quý nhưng Vũ Nương đã phải chịu một số phận cay đắng, oan nghiệt. Cuộc đời của Vũ Nương chính là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bất công phi lí đương thời chà đạp lên hạnh phúc của con người. => Xây dựng hình tượng Vũ Nương, một mặt nhà văn ngợi ca những phẩm chất tâm hồn đáng quý của người phụ nữ xưa, mặt khác thể hiện thái độ cảm thông thương xót cho số phận bất hạnh của họ và cực lực lên án xã hội phong kiến đương thời bất công, phi lí chà đạp, rẻ rúng con người đặc biệt là người phụ nữ. - Tố cáo sâu sắc xã hội phong kiến với những hủ tục, lễ giáo đã chà đạp lên thân phận người phụ nữ. - Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ và bày tỏ niềm xót thương, cảm thông đối với họ. * Kết bài: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật. ĐỀ SỐ 2 Câu 1: Cho câu thơ: “Quê hương anh nước mặn đồng chua” 1. Câu thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2. Chép tiếp 6 câu thơ tiếp theo cho hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 7 dòng. Khái quát nội dung của đoạn thơ vừa chép. 3. Hình ảnh người lính trong bài thơ này và bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật có điểm nào giống nhau? Trang | 5
  6. Câu 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: [ ] Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng: - Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng (Theo SGK Ngữ văn 9, tập 1) 1. Thế nào là cách dẫn trực tiếp, gián tiếp? 2. Tìm lời dẫn trong đoạn trích trên và cho biết đó là cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp. Câu 3: Tưởng tượng em được gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật người lính lái xe trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Viết bài văn kể lại cuộc trò chuyện thú vị đó (có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1: 1. Câu thơ trên trích từ tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu 2. Chép tiếp 6 câu thơ tiếp theo cho hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 7 dòng: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. - Khái quát nội dung của đoạn thơ vừa chép: Những cơ sở hình thành tình đồng chí. 3. Trang | 6
  7. Những điểm giống nhau về hình ảnh người lính trong bài thơ này và bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật: - Vượt qua mọi gian khổ, hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ. - Tinh thần lạc quan, tin tưởng. - Tình đồng chí, đồng đội gắn bó. - Tình yêu quê hương, đất nước. Câu 2: 1. - Lời dẫn trực tiếp tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép. - Lời dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩa của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. 2. - Lời dẫn: Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo ấn phong hầy, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chin quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng - Lời dẫn trực tiếp Câu 3: Yêu cầu hình thức: - HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm, vận dụng linh hoạt các phương thức biểu đạt. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: 1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ nhà thơ. 2. Thân bài: - Kể lại tình huống được gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe (Nhà trường tổ chức cho lớp đi thăm nghĩa trang Trường Sơn ngày 27-7. Ở đó, tôi được biết người quản trang chính là người lính Trường Sơn năm xưa ) Trang | 7
  8. - Miêu tả người lính đó (ngoại hình, tuổi tác, ) - Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện: - Tôi hỏi bác về những năm tháng chống Mỹ khi bác lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. - Người lính kể lại những gian khổ mà bác và đồng đội phải chịu đựng: Sự khốc liệt của chiến tranh, bom đạn của kẻ thù là xe bị vỡ kính, mất đèn, không mui. - Chia tay người lính lái xe. - Suy nghĩ về cuộc gặp gỡ, trò chuyện: - Những câu chuyện người lính kể cho tôi nghe tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của tôi. Tôi khâm phục và tự hào về thế hệ cha ông anh dũng, kiên cường đánh giặc và làm nên chiến thắng vẻ vang. - Tôi thấm thía hơn giá trị thiêng liêng của chủ quyền tự do, độc lập mà dân tộc ta đã đổ bao xương máu mới giành được. - Liên hệ với bản thân: phấn đấu học tập, tu dưỡng.ẻ trước bom đạn kẻ thù, trước khó khăn, gian khổ → Những suy nghĩ của bản thân (xen miêu tả nội tâm + Nghị luận) 3. Kết bài: Tổng kết vấn đề. ĐỀ SỐ 3 I. Phần I: Đọc hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốc- ghê- nhép) Trang | 8
  9. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao? Câu 3. Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết. Câu 4. Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? Câu 5. Bài học rút ra từ văn bản trên? II. Phần II: Làm văn Câu 1. Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương con người. Câu 2. Cảm nhận của em về tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1). HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. Phần 1: Đọc hiểu Câu 1. - Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự. Câu 2. - Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại lịch sự. - Vì cả hai nhân vật đều dùng cách thức tôn trọng, lịch sự trong giao tiếp với người đối thoại với mình. Câu 3. - Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách trực tiếp. - Dấu hiệu nhận biết: Lời nói được đặt sau dấu 2 chấm và dấu gạch ngang đánh dấu lời dẫn trực tiếp. Câu 4. - Nhân vật “tôi” nhận được lời cám ơn từ ông lão, đồng thời nhận được bài học sâu sắc: Sự đồng cảm, tình người, sự quan tâm, chia sẻ có giá trị hơn mọi thứ vật chất, của cải khác. Câu 5. Các bài học rút ra từ văn bản: Trang | 9
  10. - Sự quan tâm, lòng chân thành chính là món quà tinh thần quý giá nhất đối với những mảnh đời bất hạnh, nó vượt lên trên mọi giá trị vật chất khác. - Phải biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của người khác. - Khi cho đi cũng chính là lúc ta nhận lại. II. Phần 2: Làm văn Câu 1: 1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa tình yêu thương. 2. Giải thích Tình yêu thương có thể hiểu là sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh mình trong cuộc sống. => Tình yêu thương có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi chúng ta. 3. Bàn luận vấn đề - Biểu hiện tình yêu thương: trong gia đình quan tâm, giúp đỡ ông bà, cha mẹ; ngoài xã hội: sẵn sàng giúp đỡ những người có số phận bất hạnh, những người gặp khó khăn. - Ý nghĩa tình yêu thương. + Mang đến niềm tin, sức mạnh cho những người gặp khó khăn. + Là ánh sáng soi đường cho những con người lầm đường, lạc lối. + Là cơ sở xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. - Dẫn chứng minh họa. - Bên cạnh đó phê phán những kẻ sống thờ ơ, vô trách nhiệm, chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân. 4. Tổng kết vấn đề Câu 2: Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: 1. Giới thiệu chung Trang | 10
  11. - Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. - Khái quát nội dung tám câu thơ cuối. 2. Phân tích, cảm nhận - Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật. - Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều: + Tạo dựng sự tương phản: Không gian cửa biển lúc triều dâng > ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời. + Câu hỏi “về đâu” → sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng. + Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc. - Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích. + Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” → cái vô cùng, vô tận của đất trời. + Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn → gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người. + Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả. Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào. Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình. - Nỗi trơ trọi, hãi hùng: + Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên. + Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình. + Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này. => Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng. Trang | 11
  12. = > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa → gần, màu sắc: nhạt → đậm, âm thanh: tĩnh → động. * Gợi: - Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều. - Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng. - Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất. 3. Tổng kết vấn đề. ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC - HIỂU: (5 điểm) Câu 1. Chép 8 câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều" (Truyện Kiều - Nguyễn Du) (2 điểm). Câu 2. Miêu tả vẻ đẹp của hai chị em tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? (1 điểm). Câu 3. Trong các câu sau, câu nào từ chân được dùng với nghĩa gốc? Câu nào từ chân được dùng với nghĩa chuyển? Chuyển nghĩa theo phương thức nào? a, Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. b, Năm em học sinh khối 9 có chân trong đội tuyển bóng đá của trường. c, Đề huề lưng túi gió trăng, Sau chân theo một vài thằng con con. II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Viết đoạn văn kể lại một giấc mơ, trong đó em gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC - HIỂU: (5 điểm) Câu 1: "Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Trang | 12
  13. Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thuỷ, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh." Câu 2: Nghệ thuật: Ước lệ Câu 3: - Chân (c): Nghĩa gốc. - Chân (b): Nghĩa chuyển - phương thức hoán dụ - Chân (a): Nghĩa chuyển - phương thức ẩn dụ II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Nội dung cần đạt được: - Giới thiệu được tình huống gặp lại người thân - Lựa chọn nhân vật, xây dựng nhân vật với những nét riêng (có kết hợp yếu tố miêu tả để tạo được nét độc đáo của nhân vật). - Kể lại sự việc tiêu biểu trong buổi gặp gỡ hoặc kỷ niệm đáng nhớ về nhân vật (có kết hợp miêu tả và biểu cảm). - Suy nghĩ, tình cảm của bản thân đối với người thân qua giấc mơ ấy. Hướng dẫn làm bài: * Mở đoạn: Giới thiệu được tình huống gặp lại người thân * Thân đoạn: - Kể lại sự việc tiêu biểu trong buổi gặp gỡ hoặc kỷ niệm đáng nhớ về nhân vật (có kết hợp miêu tả và biểu cảm). * Kết đoạn: Suy nghĩ, tình cảm của bản thân đối với người thân qua giấc mơ ấy. Trang | 13