Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Sơn Thủy (Có đáp án)

ĐỀ SỐ 1 
I. Đọc hiểu văn bản: 
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tết 
Tết năm kia bố mẹ già tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà đón chờ con cháu. 
Chợt xe bưu phẩm dừng trước cửa, người ta ôm vào đủ loại quà kèm bưu thiếp ghi: “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, 
sang năm chúng con sẽ về”. 
Tết năm sau lại hăm hở dọn nhà. Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc quen thuộc. 
Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Quà năm cũ còn 
nguyên, vương bụi. 
Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!”. 
(Trần Hoàng Trúc, Theo  
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. 
Câu 2: Tìm yếu tố miêu tả trong văn bản. 
Câu 3: Tìm lời dẫn trực tiếp trong văn bản, cho biết dấu hiệu để em nhận ra đó là lời dẫn trực tiếp. 
Câu 4: Cho biết một thông điệp có ý nghĩa em rút ra sau khi đọc văn bản trên (viết trong khoảng 5 – 7 
dòng). 
II. Tạo lập văn bản: 
Câu 1: Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng) nêu suy nghĩ của mình về tình 
cảm gia đình. 

pdf 13 trang Phương Ngọc 27/03/2023 4220
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Sơn Thủy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Sơn Thủy (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS SƠN THỦY ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. Đọc hiểu văn bản: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Tết Tết năm kia bố mẹ già tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà đón chờ con cháu. Chợt xe bưu phẩm dừng trước cửa, người ta ôm vào đủ loại quà kèm bưu thiếp ghi: “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”. Tết năm sau lại hăm hở dọn nhà. Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc quen thuộc. Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Quà năm cũ còn nguyên, vương bụi. Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!”. (Trần Hoàng Trúc, Theo Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2: Tìm yếu tố miêu tả trong văn bản. Câu 3: Tìm lời dẫn trực tiếp trong văn bản, cho biết dấu hiệu để em nhận ra đó là lời dẫn trực tiếp. Câu 4: Cho biết một thông điệp có ý nghĩa em rút ra sau khi đọc văn bản trên (viết trong khoảng 5 – 7 dòng). II. Tạo lập văn bản: Câu 1: Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng) nêu suy nghĩ của mình về tình cảm gia đình. Câu 2: Tưởng tượng sau 20 năm nữa em có dịp về thăm trường cũ. Hãy kể lại buổi thăm trường xúc động đó. HẾT Trang | 1
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. Đọc hiểu văn bản Câu 1. Phương thức: tự sự Câu 2. Yếu tố miêu tả: tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà, hăm hở dọn nhà, quà ngổn ngang, cây mai nguyên lá, mái nhà xanh rêu, quà năm cũ còn nguyên, vương bụi, bố mẹ rưng rưng. Câu 3. - “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”. - “Năm nay có tết rồi!”. - Dấu hiệu: Đặt sau dấu hai chấm và trong ngoặc kép. Câu 4. HS nêu được một thông điệp có ý nghĩa, ví dụ: - Là con cái, dù đi đâu thì tết cũng nên về sum họp cùng gia đình. - Tết không quan trọng ở vật chất đủ đầy, điều quan trọng là cả gia đình được sum họp đầm ấm. II. Tạo lập văn bản Câu 1. a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề nghị luận c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau: * Giới thiệu về tình cảm gia đình. * Giải thích: Tình cảm gia đình là gì? Tình cảm gia đình là mối liên hệ khăng khít, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình với nhau (ông bà - bố mẹ - con cái, anh - chị - em), được biểu hiện thông qua lời nói và hành động, cách ứng xử của từng thành viên. * Vai trò của tình cảm gia đình: - Đối với cá nhân: tạo động lực, lan tỏa yêu thương. - Đối với xã hội: tạo nên một xã hội vững mạnh, tràn đầy niềm vui, yêu thương. * Chúng ta cần làm gì để xây dựng tình cảm gia đình bền chặt trong hành động và ứng xử. * Khẳng định vị trí, tầm quan trọng của tình cảm gia đình. d. Sáng tạo: HS có cách viết độc đáo, linh hoạt. 0, 25 điểm Trang | 2
  3. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Câu 2. a. Đảm bảo thể thức của một bài văn tự sự b. Xác định đúng vấn đề tự sự c. Triển khai hợp lí nội dung bài viết: Có thể trình bày theo hướng sau: - Giới thiệu tên trường xưa, tưởng tượng đến trường vì lí do nào? đi bằng phương tiện gì? - Miêu tả con đường đến trường: hãy so sánh con đường lúc đó và sau này. - Miêu tả sân trường? (so sánh xưa - nay), các cây xanh trong trường thay đổi thế nào? - Miêu tả các phòng lớp (phòng vi tính, dụng cụ ). Các dãy phòng: phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội. So sánh trước kia với hiện tại. - Tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời xưa, nêu lên cảm xúc lúc đó của em. - Nói về gặp lại thầy cô, những ai còn vẫn đang còn dạy, những ai đã nghỉ hưu. Kể về kỉ niệm gắn bó với những thầy cô thân thiết nhất. - Gặp lại thầy cô chủ nhiệm lớp. Thầy cô đó đã thay đổi ra sao, miêu tả những thay đổi ngoại hình, khuôn mặt. - Thầy cô trò nhắc lại kỉ niệm lúc xưa cách đây 20 năm: + Trò hỏi thăm các thầy cô cũ? Báo cho cô biết tình hình các bạn cũ và công việc của họ hiện tại. + Tâm trạng của thầy cô giáo sau khi nghe câu chuyện em kể thế nào ? cảm xúc ra sao ? + Cảm xúc của em lúc đó thế nào ? (xúc động, buồn ) d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. ĐỀ SỐ 2 Câu 1: (2 điểm) Chép đúng chính tả bốn câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú” (Tố Hữu) đã học trong chương trình lớp 8 và nêu nội dung của đoạn thơ này. Câu 2: (2 điểm) Giải thích lí do lựa chọn trật tự từ in đậm trong những câu sau: a. Nó đến trường gặp thầy giáo, nhờ thầy giảng hộ bài toán. Trang | 3
  4. b. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Câu 3 (6 điểm) Thuyết minh về cây bút bi. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1: (2 điểm) - Chép đúng chính tả đoạn thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú”. (1,0 điểm) Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi. Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! - Nội dung: Lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. (1,0 điểm) Câu 2: (2 điểm) a. Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động. (1,0 điểm) b. Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm. (1,0 điểm) Câu 3 (6 điểm) I. Yêu cầu về hình thức: - Bài làm đúng kiểu văn bản thuyết minh: ngoài các phương pháp thuyết minh bài viết phải sử dụng một số biện pháp nghệ thuật thích hợp (kể chuyện, tự thuật, miêu tả, nhân hoá, so sánh ) - Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, cú pháp, bài viết sạch, đẹp. II. Yêu cầu về nội dung: 1. Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu về cây bút (một trong những đồ dùng học tập cần thiết của học sinh ) 2. Thân bài: (5,0 điểm) * Lịch sử ra đời của bút bi: Ai chế tạo? Sản xuất năm nào? (do nhà báo Hung-ga-ri làm việc tại Anh tên là Laszlo Biro, sản xuất năm 1938 ) (1,0 điểm) * Hình dáng, cấu tạo: gồm 2 phần Trang | 4
  5. - Phần ruột: gồm một ống mực nhỏ, một đầu được gắn với một viên bi có đường kính từ 0,7 đến 1 mm gọi là ngòi bút, khi viết mực được in lên giấy là nhờ sự chuyển động của viên bi này (miêu tả, so sánh ) (1,0 điểm) - Phần vỏ: Hình tròn, bằng nhựa (1,0 điểm) * Các loại bút bi trên thị trường: bút bấm, bút đậy nắp (1,0 điểm) * Công dụng của bút bi: dùng để viết (0,5 điểm) * Cách bảo quản và sử dụng (0,5 điểm) 3. Kết bài: (0,5 điểm) - Khẳng định vị trí của cây bút bi trong cuộc sống hiện tại và tương lai. ĐỀ SỐ 3 Câu 1 (1.0 điểm): a. Kể tên các phương châm hội thoại đã học? b. Trong đoạn văn dưới đây, tác giả đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương châm hội thoại đó? “Vậy nên: Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong, Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. Việc xưa xem xét Chứng cớ còn ghi.” (Nguyễn Trãi - “Bình Ngô đại cáo”) Câu 2 (1.0 điểm): “Chiều mưa sa trắng đồng, trên bờ cỏ, một con “cò lửa” lông nâu vàng đứng rụt cổ tránh mưa. Và mẹ tôi cũng đứng đó, áo tơi lá trên người. Mẹ tôi và con cò giống nhau ” (Nguyễn Phan Hách- “Những đoạn văn hay dành cho học sinh tiểu học”) Cảm nhận của em về đoạn văn trên. Trang | 5
  6. Câu 3 (2.0 điểm): “Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại ” (Lê Anh Trà- “Phong cách Hồ Chí Minh”) Lấy cảm xúc từ câu văn trên, hãy viết một đoạn văn giới thiệu về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Hồ Chí Minh. Câu 4 (6.0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Nhân vật Vũ Thị Thiết trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một người phụ nữ đẹp nhưng phải chịu số phận bi kịch”. Từ tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, em hãy làm sảng tỏ nhận định trên. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1: (1 điểm) a. - Các phương châm hội thoại: phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự. b. - Tác giả đã tuân thủ phương châm về chất. - Tác dụng: + Tác giả đã chỉ rõ sự thảm bại của kẻ thù và những chiến công hiển hách của dân tộc ta. → Lời khẳng định đanh thép về sức mạnh của chân lí, của chính nghĩa quốc gia dân tộc, là lẽ phải không thể chối cãi được → Niềm tự hào, tự tôn dân tộc của Nguyễn Trãi. Câu 2: (1 điểm) * Học sinh có thể có nhiều cách viết khác nhau nhưng về cơ bản đảm bảo các ý sau: - Con “cò lửa” và hình ảnh người mẹ cùng tồn tại trong một thời gian (chiều mưa sa trắng đồng) và trong một không gian (trên bờ cỏ). - Cả hai hình ảnh đều cùng một sắc màu (màu vàng) và cùng một hành động (rụt cổ, thu mình lại) đứng yên tại chỗ. → Tất cả đã gợi lên bóng dáng nhỏ nhoi, tội nghiệp đang phải đối đầu với những khó khăn thử thách của ngoại cảnh. Trang | 6
  7. - Qua biện pháp so sánh, nhà văn đã làm nổi bật hình ảnh một người mẹ lam lũ, tảo tần, giầu đức hi sinh, đồng thời nhà văn cũng bày tỏ lòng yêu thương, kính trọng, biết ơn về cuộc đời thầm lặng hi sinh của người mẹ. - Học sinh biết viết thành một đoạn hay nhiều đoạn văn hoàn chỉnh đảm bảo các ý nêu trên; câu văn mạch lạc, giàu cảm xúc; không sai lỗi chính tả. Câu 3: (2 điểm) * Học sinh viết được đoạn văn hoàn chỉnh, nội dung đoạn văn tập trung giới thiệu về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Hồ Chí Minh: - Đó là vẻ đẹp của một vốn văn hoá uyên thâm. - Vẻ đẹp của sự đan xen, kết hợp hài hoà, bổ sung sáng tạo giữa nền văn hoá quốc tế và nền văn hoá dân tộc ở Bác. - Chỗ độc đáo, kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà những nền văn hoá rất khác nhau nhưng lại thống nhất trong một con người Hồ Chí Minh. Đó là sự kết hợp và thống nhất hài hoà bậc nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Một mặt tinh hoa Hồng Lạc đất nước tạo nên Người, nhưng mặt khác, tinh hoa nhân loại cũng góp phần làm nên phong cách văn hoá Hồ Chí Minh. - Học sinh biết viết thành một đoạn hay nhiều đoạn văn hoàn chỉnh đảm bảo các ý nêu trên; câu văn mạch lạc, giàu cảm xúc; không sai lỗi chính tả. Câu 4: (6 điểm) I. Yêu cầu: 1. Về hình thức: - Bài làm đúng thể loại nghị luận: chứng minh. - Bảo đảm bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Lập luận chặt chẽ. - Trình bày bài sạch sẽ, chữ viết rõ ràng. 2. Về nội dung: a. Mở bài: - Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Dữ, về tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”. - Khái quát về vẻ đẹp của Vũ Nương cùng số phận bi kịch, đắng cay của nàng. - Trích dẫn nhận định. Trang | 7
  8. b. Thân bài: 1. Giải thích nội dung nhận định: Vũ Thị thiết - người con gái nam xương có vẻ đẹp hoàn hảo về ngoại hình và tính cách. Số phận bi kịch là nói tới cuộc đời của một người con gái đầy những bất hạnh, đau khổ, oan ức. 2. Chứng minh: - Vũ Nương hiện lên trong tác phẩm là một người phụ nữ có vẻ đẹp hoàn hảo: + Là người phụ nữ có ngoại hình đẹp (qua lời giới thiệu, nhận xét rất ngắn của Nguyễn Dữ). + Vũ Nương còn đẹp ở nhân cách, phẩm giá: Nàng là người phụ nữ đảm đang. Nàng là người con dâu hiếu thảo, người mẹ rất mực thương con; người vợ ân nghĩa, thuỷ chung, giàu tình yêu thương; người giàu lòng tự trọng. → Vũ Nương là hiện thân của một người phụ nữ vừa có nhan sắc xinh đẹp vừa có phẩm hạnh đáng quí. - Số phận bi kịch: + Là người phụ nữ đoan chính, rất mực đằm thắm, thuỷ chung nhưng lại bị khép ngay vào tội không chung thuỷ, một trong những tội nặng nhất của người phụ nữ, đáng bị người đời nguyền rủa, phỉ nhổ. + Nàng tha thiết thanh minh, tha thiết được sống cùng chồng, con nhưng cũng không được. Khao khát rất bình dị của nàng trong lúc tiễn đưa nay đã không thể thành hiện thực. Trương Sinh đã trở về với hai chữ “bình yên” nhưng cũng là lúc nàng phải từ giã cõi trần. + Nàng bị đẩy vào bước đường cùng, phải chọn lấy cái chết trong khi nàng vẫn còn đang khao khát sống. + Số phận của nàng là một tấn bi kịch đau thương. Cái chết oan khuất, tức tưởi của nàng đã là lời tố cáo đanh thép chế độ phong kiến bất công, vô lí đã cướp đi mất quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc chính đáng của con người. - Đánh giá: + Vẻ đẹp của Vũ Nương là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, số phận của nàng là bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. + Nêu giá trị nhân đạo toát lên từ hình tượng nhân vật: tiếng nói khẳng định, ngợi ca con người, tiếng nói cảm thương sâu sắc trước số phận bi kịch của họ. c. Kết bài: - Khái quát về giá trị nghệ thuật, nội dung của tác phẩm. - Cảm xúc của bản thân Trang | 8
  9. ĐỀ SỐ 4 Câu 1 (3 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Và chủ nhân của chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. (Theo SGK Ngữ Văn 9, tập 1, trang 6) a. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác? b. Đoạn văn trên đã nêu lên vẻ đẹp gì trong phong cách của Bác? Hãy ghi lại một vài câu thơ mà em biết viết về vẻ đẹp của Bác mà em vừa xác định? c. Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới như hiện nay, việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào? Câu 2 (2 điểm) a. Kể tên các phương châm hội thoại đã học? b. Các thành ngữ sau đây liên quan đến những phương châm hội thoại nào? - Nói phải củ cải cũng nghe - Ông nói gà, bà nói vịt - Lắm mồm lắm miệng Câu 3 (5 điểm) Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng của địa phương mình. (Địa phương được hiểu đến đơn vị cấp xã, huyện, tỉnh) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Câu 1 (3 điểm). a. - Đoạn văn trích từ văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” - Tác giả: Lê Anh trà b. Trang | 9
  10. - Nội dung chính của đoạn văn: Vẻ đẹp về sự giản dị trong phong cách của Hồ Chí Minh (giản dị trong cách ăn, mặc) - HS có thể chép lại một vài câu thơ hoặc bài thơ ngắn viết về sự giản dị của Bác + Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” (Ngữ Văn 8) + Nhớ ông cụ mắt sáng ngời/ Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường (“Việt Bắc” - Tố Hữu) c. - Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới như hiện nay, một trong những vấn đề đặt ra là phải tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đó là một nhiệm vụ to lớn nhưng không dễ thực hiện. Phong cách Hồ Chí Minh là một tấm gương lớn về phương diện này. - Vì vậy, việc học tập phong cáchcủa Bác sẽ giúp mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, có được một bài học sinh độngvề việc kết hợp giữa tinh hoa văb hoá thế giới với bản sắc văn hoá dân tộc. Câu 2 (2 điểm) a. - Các phương châm hội thoại: + Phương châm về luợng + Phương châm về chất + Phương châm lịch sự + Phương châm quan hệ + Phương châm cách thức b. - Các thành ngữ liên quan đến các phương châm hội thoại: + Lắm mồm lắm miệng: Phương châm về lượng + Nói phải củ cải cũng nghe: Phương châm về chất + Ông nói gà, bà nói vịt: Phương châm quan hệ. Câu 3 (5 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Xác định đúng thể loại: Thuyết minh về một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh của địa phương Trang | 10
  11. - Biết vận dụng kĩ năng làm bài văn thuyết minh kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Hành văn mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp - Biết sử dụng các biện pháp tu từ trong bài văn. 2. Yêu cầu về nội dung: a. Mở bài: - Lời chào, giới thiệu tên, nơi sinh sống của bản thân - Giới thiệu chung về di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của địa phương. b. Thân bài: - Giới thiệu về lịch sử hình thành di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của địa phương - Các giai đoạn hình thành và phát triển của di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh, gắn với những thay đổi về kiến trúc, diện mạo (nếu có) - Giới thiệu vị trí, diện tích, cảnh quan, kiến trúc của di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh. - Vị trí, vai trò của di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh trong đời sống tinh thần của người dân địa phương và du khách thập phương (nếu có) c. Kết bài: - Suy nghĩ, tình cảm của bản thân về sức sống và ý nghĩa văn hoá của di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của địa phương. - Lời nhắn gửi, lời chào. ĐỀ SỐ 5 Câu 1: (3,0 điểm) Kể tên những phương châm hội thoại đã học? Giải thích nghĩa của thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào? - Hứa hươu hứa vượn - Nói băm nói bổ Câu 2: (2,0 điểm) Hãy chỉ ra lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng: “Lão Hạc, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945” Trang | 11
  12. Câu 3: (5,0 điểm) Giới thiệu cây tre. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 Câu 1: (3,0 điểm) - 5 Phương châm hội thoại: + Phương châm về chất + Phương châm về lượng + Phương châm quan hệ + Phương châm cách thức + Phương châm lịch sự - Giải thích nghĩa của hai thành ngữ + Hứa hươu hứa vượn: Hứa rất nhiều nhưng không làm (Phương châm về chất) + Nói băm nói bổ: nối bốp chát thô bạo (Phương châm lịch sự) Câu 2: (2,0 điểm) - Lão Hạc là tên tác phẩm, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố là tên tác giả, không cùng phạm trù là sai. (1 điểm) - Cách sửa: Sửa Lão Hạc thành Nam Cao, hoặc thay Nguyễn Công Hoan bằng Bước đường cùng và Ngô Tất Tố bằng Tắt đèn. (1 điểm) Câu 3: (5,0 điểm) 1. Tìm hiểu đề: - Thể loại: Thuyết minh, miêu tả, nghệ thuật vào bài, sử dụng ca dao, thơ ca, viết. Khuyến khích dùng phương pháp tự thuật, kể chuyện, đối thoại về cây tre - Nội dung, yêu cầu: giới thiệu cây tre 2. Dàn bài: a. Mở bài: Giới thiệu cây tre (phương pháp định nghĩa) b. Thân bài: Lai lịch và đặc điểm cây tre, dòng họ cây tre: lồ ô, trúc, tầm, vong . - Miêu tả cây tre: Là 1 cây khẳng khiu, màu xanh Trang | 12
  13. + Đốt dài và bóng nhẵn + Đường kính của thân tre trưởng thành từ 6 đến 8cm + Cao không đến 10m - Tre có nhiều loại: tre gai, tre xanh, tre ngà, tre sừng (phân loại đặc điểm, đặc tính của từng loại tre) - Hình ảnh cây tre đã đi vào thơ ca - Công dụng cây tre: + Trong kháng chiến + Trong lao động sản xuất + Trong sinh hoạt hằng ngày - Tóm lại: Cây tre luôn là người bạn đồng hành và nó đóng góp vào lợi ích của bản thân mình cho con người Việt Nam. - Khẳng định lại cây tre c. Kết bài: Vị trí của cây tre hiện tại → tương lai (là bóng mát là cổng chào, trường tồn mãi mãi). Trang | 13