Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Viết Xuân (Có đáp án)

I. PHẦN TIẾNG VIỆT (2.0 điểm) 
Câu 1: (0.5 điểm)  
Vì sao câu thành ngữ: “Ông nói gà, bà nói vịt” vi phạm phương châm quan hệ? 
Câu 2: (0.5 điểm) 
Thế nào là dẫn trực tiếp? 
Câu 3: (0.5 điểm) 
Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ. Đó là những phương thức nào? 
Câu 4: (0.5 điểm) 
Thuật ngữ có đặc điểm gì? 
II. PHẦN VĂN BẢN (3.0 điểm) 
Câu 1: (0.5 điểm) 
Từ những hiểu biết về văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà, em hãy cho biết do đâu mà Chủ 
tịch Hồ Chí Minh có được vốn tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng? 
Câu 2: (1.0 điểm) 
Trình bày những giá trị chủ yếu về nội dung của Truyện Kiều 
Câu 3: (1.0 điểm) 
Ghi lại nguyên văn khổ cuối bài Ánh trăng – Nguyễn Duy 
Câu 4: (0.5 điểm) 
Đoạn văn sau đây trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? 
Tôi thì thầm như họi hồn những người đã khuất: “Đây là lần cuối, là chấm hết mối liên hệ máu mủ bên 
ngoại, vi không còn gì để con về nữa. Hãy tha lỗi cho con má ơi! Ngoại ơi!”
pdf 10 trang Phương Ngọc 27/03/2023 2660
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Viết Xuân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Viết Xuân (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN VIẾT XUÂN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. PHẦN TIẾNG VIỆT (2.0 điểm) Câu 1: (0.5 điểm) Vì sao câu thành ngữ: “Ông nói gà, bà nói vịt” vi phạm phương châm quan hệ? Câu 2: (0.5 điểm) Thế nào là dẫn trực tiếp? Câu 3: (0.5 điểm) Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ. Đó là những phương thức nào? Câu 4: (0.5 điểm) Thuật ngữ có đặc điểm gì? II. PHẦN VĂN BẢN (3.0 điểm) Câu 1: (0.5 điểm) Từ những hiểu biết về văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà, em hãy cho biết do đâu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh có được vốn tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng? Câu 2: (1.0 điểm) Trình bày những giá trị chủ yếu về nội dung của Truyện Kiều Câu 3: (1.0 điểm) Ghi lại nguyên văn khổ cuối bài Ánh trăng – Nguyễn Duy Câu 4: (0.5 điểm) Đoạn văn sau đây trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Tôi thì thầm như họi hồn những người đã khuất: “Đây là lần cuối, là chấm hết mối liên hệ máu mủ bên ngoại, vi không còn gì để con về nữa. Hãy tha lỗi cho con má ơi! Ngoại ơi!” Trang | 1
  2. III. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm) Kể lại một lần em dã gây ra một việc có lỗi (có sử dụng yếu tố nghị luận, độc thoại, độc thoại nội tâm) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. PHẦN TIẾNG VIỆT Câu 1. Vì hai người không nói chung một đề tài giao tiếp. Câu 2. Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. Câu 3. - Phương thức ẩn dụ. (0,25 điểm) - Phương thức hoán dụ. (0,25 điểm) Câu 4. - Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. (0,25 điểm). - Thuật ngữ không có tính biểu cảm. (0,25 điểm) II. PHẦN VĂN BẢN Câu 1. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được những ý cơ bản sau: - Nói và viết thông thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài. (0,25 điểm) - Tích cực học hỏi qua công việc, qua lao động; học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc. (0,25 điểm) Câu 2. Học sinh trình bày được giá trị chủ yếu về nội dung của “Truyện Kiều”: - Giá trị hiện thực: Phản ánh chân thực, sâu sắc bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ. (0,5 điểm) - Giá trị nhân đạo: thể hiện niềm thương cảm trước những đau khổ của con người; lên án những thế lực tàn bạo; đề cao mọi vẻ đẹp, ước mơ, những khát vọng chân chính của con người. (0,5 điểm) Trang | 2
  3. Câu 3. Học sinh ghi đúng, đủ khổ thơ cuối trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy: “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.” (Nếu sai 02 lỗi chính tả hoặc sai hay thiếu 1 câu thơ trừ 0,25 điểm) Câu 4. - Đoạn văn được trích từ văn bản “Khóc hương cau”. (0,25 điểm) - Tác giả: Phan Trung Nghĩa. (0,25 điểm) III. PHẦN TẬP LÀM VĂN 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Đúng thể loại: Tự sự có kết hợp yếu tố nghị luận và độc thoại, độc thoại nội tâm. - Bố cục đầy đủ, rõ ràng, hợp lí. - Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, ít hoặc không mắc lỗi dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu về kiến thức: a. Mở bài: (0,75 điểm) Giới thiệu khái quát câu chuyện được kể. b. Thân bài: (3,5 điểm) - Tình huống dẫn đến chuyện có lỗi. - Câu chuyện diễn ra như thế nào? - Thái độ của bản thân đối với sự việc đó. Tại sao lại cho là có lỗi? - Cách cư xử của bản thân trước sự việc có lỗi. - Kết quả của sự việc. (Câu chuyện được kể có sử dụng yếu tố nghị luận và độc thoại, độc thoại nội tâm đúng chỗ, hợp lí) c. Kết bài: (0,75 điểm) Bài học rút ra từ câu chuyện có lỗi. Trang | 3
  4. ĐỀ SỐ 2 Câu 1 (3,0 điểm) a. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào: Nói băm nói bổ Nửa úp nửa mở b. Sau khi học xong các phương châm hội thoại, khi giao tiếp em cần chú ý những gì? Câu 2: Đọc đoạn văn sau, thực hiện các yêu cầu a,b: “Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cùng bị người ra rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu Ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. a. Nhận biết Chỉ ra các phương thức được sử dụng trong đoạn văn b. Thông hiểu Viết câu khái quát nêu lên ý chính của đoạn văn Câu 3 (5,0 điểm) Viết bài văn tự sự (có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm) thay lời ông Hai, nhân vật trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân, kể lại sự việc từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đến khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1: a. - Nói băm nói bổ: nói bộp chát, xỉa xói, thô bạo. (phương châm lịch sự) Trang | 4
  5. - Nửa úp nửa mở: thái độ mập mờ, ỡm ờ, không nói hết ý (phương châm cách thức) b. Việc sử dụng phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói ở đâu? Nói để làm gì? Câu 2: a. Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm b. Nội dung chính: tâm trạng đầy đau khổ của ông Hai khi nghe tin làng theo Việt gian. Câu 3: 1. Giới thiệu chung: - Tác giả - Tác phẩm - Nội dung phần cần phân tích 2. Phân tích: a. Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo Tây * Lúc mới nghe tin, ông ngạc nhiên đến bàng hoàng, sững sờ: * Từ giây phút đó, ông chìm vào tâm trạng hoang mang, đau khổ, sợ hãi: - Ông lảng ra chỗ khác rồi về thẳng nhà, nằm vật ra giường chứ không chạy sang hàng xóm khoe làng như thường lệ. - Ông lo lắng, xót xa, trằn trọc cả đêm: + Cho số phận của những đứa con sẽ bị khinh bỉ, hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian; + Cho bao nhiêu người làng ở nơi tản cư. + Cho tương lai cả gia đình. - Ông sợ hãi khi phải đối diện với cuộc sống xung quanh: + Không dám bước chân ra khỏi nhà. + Không dám nói chuyện với vợ. + Mỗi một tiếng động bên ngoài cũng khiến ông hoang mang. + Lúc nào cũng nín thở nghe ngóng và chột dạ, nơm nớp. * Cái tin ấy còn khiến ông day dứt, giằng xé dữ dội: Trang | 5
  6. - Vì: Ông vừa yêu làng, vừa yêu nước, ông buộc phải lựa chọn giữa hai tình cảm ấy. - Cuộc đấu tranh trong tâm hồn ông được biểu hiện qua cuộc nói chuyện của ông với đứa con nhỏ: + Ông khẳng định: “nhà ta ở làng Chợ Dầu”, ông muốn con ghi nhớ Chợ Dầu là quê hương, la gốc gác, không được phép quên ⟶ là tình cảm gắn bó máu thịt của ông Hai và của hàng triệu người Việt Nam. + Ông lựa chọn “ làng theo Tây thì phải thù”, tình yêu nước và nhiệt tình ủng hộ kháng chiến của ông Hai. b. Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính: - Tin cải chính đến cùng tin làng bị đốt, nhà ông Hai cũng bị đốt sạch, đây là một mất mát lớn đối với người dân. - Vậy mà, ông vô cùng sung sướng, hạnh phúc: + Chạy khắp nới để khoe chuyện Tây đốt làng, đốt nhà mình, khoe cái tin làng theo giặc là sai. + Phấn khởi mua quà về chia cho các con. + Định nuôi lợn để ăn mừng. + Ông như được hồi sinh: lại nhanh nhẹn, sôi nổi, thích nói chuyện với mọi người xung quanh. + Cội nguồn của sự thay đổi tâm trạng của ông vẫn là tình yêu làng, yêu nước. 3. Tổng kết ĐỀ SỐ 3 Đề bài Đọc đoạn thơ sau: Từ hồi ềv thành phố quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường Thình lình đèn điện tắt phòng buyn đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn. Trang | 6
  7. Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng, là bể như là sông, là rừng. Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình Câu 1: (1.0 điểm) Những khổ thơ trên trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả và năm sáng tác tác phẩm đó? Câu 2: (1.0 điểm) Ghi lại các từ láy có trong khổ thơ thứ hai của đoạn trích,cho biết những từ đó thể hiện điều gì? Câu 3: (1.0 điểm) Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển, phương thức chuyển nghĩa của từ “mặt” trong câu thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt” Câu 4: (2.0 điểm) Viết đoạn văn (7 đến 10 dòng) nêu bài học em rút ra được qua tác phẩm có đoạn trích trên, trong đó có câu văn: “Bài thơ không chỉ là chuyện của riêng nhà thơ, chuyển của một người mà còn có ý nghĩa với nhiều người” làm lời dẫn trực tiếp. Câu 5: (5.0 điểm) Chuyển nội dung đoạn thơ trên thành một câu chuyện theo lời kể của người lính. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1: - Tác phẩm: Ánh trăng - Tác giả: Nguyễn Duy Trang | 7
  8. - Năm sáng tác: 1978 Câu 2: - Từ láy: thình lình, đột ngột - Tác dụng: Nhấn mạnh sự việc bất ngờ, không lường trước. Đồng thời đây cũng là sự kiện đánh dấu sự chuyển đổi mạch cảm xúc của nhà thơ. Câu 3: - Từ mặt (1): Nghĩa gốc - mặt người. - Từ mặt (2): Nghĩa chuyển - mặt trăng. - Phương thức chuyển nghĩa: Ẩn dụ Câu 4: - Bài học được rút ra: lối sống tình nghĩa, thủy chung, “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. - Bàn luận: + Đây là truyền thống tốt đẹp của ông cha ta. + Luôn ghi nhớ công ơn những người đi trước để lại, phải có thái độ hàm ơn quá khứ. + Có những hành động thiết thực đền đáp công ơn với những người đã hi sinh, cống hiến cho thành quả mình hưởng thụ. + Phê phán lối sống thờ ơ, vô trách nhiệm, lãng quên quá khứ. - Liên hệ bản thân. Câu 5: 1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề 2. Thân bài: - Tóm tắt khái quát về cuộc sống trước đây. - Kể về cuộc sống hiện tại - Cuộc gặp gỡ bất ngờ với ánh trăng (chú ý tình cảm, cảm xúc của nhân vật khi bắt gặp ánh trăng). - Nhận thấy sự bội bạc của bản thân và sự thủy chung của ánh trăng (nhân dân, cách mạng) 3. Kết bài: Ý nghĩa, bài học rút ra. ĐỀ SỐ 4 Trang | 8
  9. Câu 1: (2.0 điểm) Cho câu thơ: “Trăng cứ tròn vành vạnh” a. Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo để kết thúc khổ thơ b. Cho biết tên tác giả, tên bài thơ c. Nêu chủ đề và khái quát ý nghĩa bài thơ Câu 2. (2,0 điểm) a. Em hãy nêu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. b. Giải thích các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào: nói băm nói bổ; nửa úp nửa mở. Câu 3. (6.0 điểm) Hãy tưởng tượng em gặp gỡ và trò chuyện với bé Thu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Câu 1: a. kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình b. - Tác phẩm: Ánh trăng - Tác giả: Nguyễn Duy c. - Chủ đề: Thông qua hình tượng nghệ thuật "Ánh trăng" và cảm xúc của nhà thơ, bài thơ đã diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa. - Ý nghĩa: gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Câu 2: Trang | 9
  10. a. Không tuân thủ phương châm về: - Lượng: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả” -> Thừa thông tin: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này - Chất: ăn ốc nói mò -> Nói những điều không có thật, chưa xác minh được đúng sai. - Quan hệ: Ông nói gà, bà nói vịt -> Nói lạc đề tài giao tiếp - Cách thức: Dây cà ra dây muống -> Cách nói lằng ngoằng, không rõ ý tứ. - Lịch sự: Cậu học dốt lắm -> Cách nói thiếu tế nhị với người đối thoại. b. - Nói băm nói bổ: nói bộp chát, xỉa xói, thô bạo. (Vi phạm phương châm lịch sự) - Nửa úp nửa mở: thái độ mập mờ, ỡm ờ, không nói hết ý (Vi phạm phương châm cách thức) Câu 3: 1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề 2. Thân bài - Tình huống gặp gỡ với bé Thu là gì? (khi bé Thu đã lớn, là một cô giao liên hay khi bé Thu vẫn còn nhỏ) - Miêu tả đôi nét ấn tượng về ngoại hình. - Cuộc trò chuyện với nhân vật về cuộc gặp gỡ với cha? - Nêu lí do chia tay với nhân vật 3. Kết bài: Cảm nghĩ chung về nhân vật. Trang | 10