Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hà Huy Tập (Có đáp án)

ĐỀ SỐ 1 
Câu 1 (1.5 điểm) 
Cho đoạn văn sau: 
“Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc 
như chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá 
uyên thâm.” 
(Theo Ngữ văn lớp 9, tập 1, trang 5) 
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? 
b. Nêu nội dung chính của đoạn văn. 
Câu 2 (1.5 điểm) 
Cho biết các thành ngữ sau có liên quan đến những phương châm hội thoại nào? 
a. Ăn đơm nói đặt. 
b. Nói băm nói bổ. 
c. Nửa úp nửa mở.  
Câu 3 (7.0 điểm) 
Trong văn bản “Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp viết: “Ngọc không mài không thành 
đồ vật, người không học không biết rõ đạo.” 
Từ đó hãy nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của việc học tập với bản thân.
pdf 13 trang Phương Ngọc 27/03/2023 4440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hà Huy Tập (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hà Huy Tập (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS HÀ HUY TẬP ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 Câu 1 (1.5 điểm) Cho đoạn văn sau: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm.” (Theo Ngữ văn lớp 9, tập 1, trang 5) a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b. Nêu nội dung chính của đoạn văn. Câu 2 (1.5 điểm) Cho biết các thành ngữ sau có liên quan đến những phương châm hội thoại nào? a. Ăn đơm nói đặt. b. Nói băm nói bổ. c. Nửa úp nửa mở. Câu 3 (7.0 điểm) Trong văn bản “Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp viết: “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo.” Từ đó hãy nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của việc học tập với bản thân. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1 (1.5 điểm) a. - Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh. Trang | 1
  2. - Tác giả: Lê Anh Trà b. - Nội dung: Ca ngợi vốn tri thức văn hóa sâu rộng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 2 (1.5 điểm) a. Phương châm về chất. b. Phương châm lịch sự. c. Phương châm cách thức. Câu 3 (7.0 điểm) - Về phương diện nội dung (5 điểm) a. Mở bài (0.5 điểm) - Giới thiệu về tầm quan trọng của học tập với bản thân. Cách mở bài sáng tạo, hấp dẫn. b. Thân bài (4 điểm) - Giải thích: (1điểm) + Câu nói của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hoàn toàn đúng. + Học tập là kết hợp học lí thuyết, đưa lí thuyết, vận dụng lí thuyết vào làm bài tập, vào thực hành . + Đây là nhiệm vụ đầu tiên, không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. - Tầm quan trọng của học tập với cuộc sống mỗi người. (2 điểm) + Học tập mở rộng vốn hiểu biết cho bản thân. . + Học tập giúp ta hoàn thiện phát triển nhân cách . - Xác định thái độ, hành động đúng (1 điểm) + Phê phán những kẻ lười biếng, c. Kết bài (0.5 điểm) - Khẳng định tầm quan trọng của việc học trong cuộc sống. ĐỀ SỐ 2 I. Đọc hiểu văn bản (3 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi: Trang | 2
  3. “Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình (và vì trai chết nên cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.” Câu 1 (0,5 điểm): Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu là gì? Câu 2 (1 điểm): Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động gì? Câu 3 (1,5 điểm): Đoạn văn giúp em nhận ra bài học gì? (Trình bày bằng một đoạn văn). II. Tập làm văn (7 điểm): Câu 1 (2 điểm): Viết một đoạn văn với chủ đề vươn lên trong cuộc sống bằng hình thức diễn dịch. Câu 2 (5 điểm): Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích “Trong lòng mẹ.” HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. Đọc hiểu văn bản (3 điểm): Câu 1 (0,5 điểm): Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu: một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời. Câu 2 (1 điểm): Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động: Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những chú trai không chịu được đau xót nên đã chết. Những cơ thể trai sống thì lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót. Câu 3 (1,5 điểm): Bài học rút ra sau đoạn văn: - Trong cuộc sống sẽ có nhiều khó khăn thử thách ập đến mà chúng ta không lường trước được. - Lựa chọn vượt qua hay bỏ cuộc trước những khó khăn, thử thách là của chính bản thân mỗi người. - Khi vượt qua khó khăn, chúng ta sẽ có được những thành quả ngọt ngào. II. Tập làm văn (7 điểm): Câu 1 (2 điểm): Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau: Trang | 3
  4. - Câu chủ đề là câu mở đầu của đoạn văn. - Các câu luận cứ phải có kết nối với nhau và đều phản ánh nội dung câu chủ đề. - Giọng văn trôi chảy, mạch lạc không mắc lỗi lặp từ, sai cú pháp, lủng củng. Câu 2 (5 điểm): a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Nguyên Hồng và đoạn trích “Trong lòng mẹ”. b. Thân bài * Hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng - Cha mất sớm, vì đói nghèo nên mẹ phải đi tha hương cầu thực. - Cậu sống nhờ người cô ruột nhưng bị ghẻ lạnh, đay nghiến và không có được hạnh phúc. → Sống trong đau khổ, đáng thương và tội nghiệp. * Tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ của mình - Dù cho người cô có nói gì xấu xa thậm tệ về mẹ thì vẫn giữ được tình yêu thương, sự tin tưởng tuyệt đối với mẹ của mình. - Cậu đã rất đau khổ và khóc rất nhiều khi nghe cô nói không tốt về mẹ của mình → những điều một đứa trẻ không xứng đáng phải nghe, phải nhận từ người cô ruột của mình. - Thiếu thốn tình cảm nên luôn khao khát và mong muốn được yêu thương. - Khi nghe tin mẹ về, cậu vui mừng nhưng vẫn ngờ vực vì không biết đó có thật sự là mẹ hay không. Khi nhận ra mẹ mình, tất cả mọi cảm xúc của cậu như vỡ òa, ùa vào lòng mẹ để cảm nhận hơi ấm, tình yêu thương của một trái tim bé bỏng bị chính người thân của mình làm cho lạnh giá. - Cậu là người con biết cảm thông với hoàn cảnh của mẹ. Chính tình mẫu tử thiêng liêng đã giúp cậu vượt qua mọi định kiến của xã hội và vững tin vào tình yêu mẹ dành cho mình. Những đau khổ cậu bé đã phải trải qua đã nhận về thành quả xứng đáng đó là những giây phút vỡ òa hạnh phúc khi được ở trong lòng mẹ. c. Kết bài: - Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. ĐỀ SỐ 3 I. ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu của đề: Trang | 4
  5. “Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành: - Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi. Đứa con ngây thơ nói: - Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít. Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói: - Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được. Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng: - Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.” (Ngữ văn 9- tập 1) Câu 1. (1.0 đ) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2. (1.0 đ) a. Hành động của Trương Sinh (ở câu in đậm) đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? b. Theo suy nghĩ của bé Đản, câu nói: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.” đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Câu 3. (1.0 đ) a. Tìm trong đoạn trích từ đồng nghĩa với từ “qua đời”? b. Từ “bế” trong đoạn trích được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 4. (1.0 đ) Trình bày ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên? Câu 5. (1.0 đ) Em có đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh trong đoạn trích không? Vì sao? II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Trang | 5
  6. Viết bài văn thuyết minh về con vật nuôi em thích. (có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả). HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Câu 1. (1.0 đ) - Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương. - Tác giả: Nguyễn Dữ. Câu 2 (1.0 đ) a. Không tuân thủ phương châmlịch sự. b. Tuân thủ phương châm về chất. Câu 3 (1.0 đ) a. Từ đồng nghĩa với từ qua đời: mất. b. Từ bế dùng với nghĩagốc. Câu 4 (1.0 đ) - Trương Sinh nghe lời con trẻ, nghi Vũ Nương không chung thủy, la mắng nàng. - Vũ Nương phân trần để cởi mối nghi oan. Câu 5 (1.0 đ) - Đồng ý hoặc không đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh và có cách giải thích hợp lý, thuyết phục. - Đồng ý hoặc không đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh và có cách giải thích tương đối hợp lý. - Không trả lời hoặc trả lời hoàn toàn sai. II. LÀM VĂN (5.0 điểm) * Yêu cầu chung: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn thuyết minh. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa thuyết minh với việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. * Yêu cầu cụ thể: Trang | 6
  7. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được đối tượng cần thuyết minh; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau nhằm cung cấp những tri thức khách quan, xác thực, hữu ích về đối tượng; phần kết bài: khái quát về đối tượng (vai trò, tình cảm gắn bó của đối tượng trong đời sống). b. Xác định đúng đối tượng cần thuyết minh: Con vật nuôi em thích. c. Triển khai bài văn thuyết minh: Vận dụng tốt kĩ năng thuyết minh kết hợp với việc sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả; học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý: * Mở bài: Giới thiệu chung về con vật nuôi em thích. * Thân bài: - Nguồn gốc, chủng loại - Đặc điểm hình dáng, cân nặng - Đặc điểm sinh trưởng, sinh sản, tính thích nghi môi trường, cách chăm sóc - Vai trò của con vật trong đời sống vật chất . - Vai trò của con vật trong đời sống văn hóa tinh thần . * Kết bài: Vai trò, tình cảm gắn bó của con vật trong đời sống . d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC HIỂU Đọc kĩ văn bản sau: Một em bé đáng yêu đang cầm hai quả táo trong tay. Mẹ bước vào phòng và mỉm cười hỏi cô con gái nhỏ: “Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo được không?”. Em bé ngước nhìn mẹ trong một vài giây, rồi sau đó lại nhìn xuống từng quả táo trên hai tay mình. Bất chợt, em cắn một miếng trên quả táo ở tay trái, rồi lại cắn thêm một miếng trên quả táo ở tay phải. Nụ cười trên gương mặt bà mẹ bỗng trở nên gượng gạo. Bà cố gắng không để lộ nỗi thất vọng của mình. Sau đó, cô gái nhỏ giơ lên một trong hai quả táo vừa bị cắn lúc nãy và rạng rỡ nói: “quả này dành cho mẹ nhé, nó ngọt hơn đấy ạ!”. Thực hiện yêu cầu: Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản. Trang | 7
  8. Câu 2. Xác định lời dẫn trực tiếp trong văn bản và trình bày ngắn gọn dấu hiệu để xác định lời dẫn trực tiếp đó. Câu 3. Thông hiểu Giải thích từ: thất vọng Câu 4. Thông hiểu Tại sao người mẹ cảm thấy thất vọng khi em bé cắn hai quả táo? Em hãy hình dung gương mặt người mẹ sẽ ra sao khi nghe lời con gái nói: “Quả táo này dành cho mẹ nhé, nó ngọt hơn đấy ạ”. Câu 5. Tại sao em bé không đưa ngay một quả táo cho mẹ mà phải cắn từng trái? Qua đó em nhận xét về hành động và tình cảm của em bé đối với mẹ II. LÀM VĂN Thuyết minh về một vật dụng trong gia đình. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC HIỂU Câu 1. - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự Câu 2. - Lời dẫn trực tiếp: + Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo được không? + Quả táo này dành cho mẹ nhé, nó ngọt hơn đấy ạ! - Dấu hiệu: đặt sau dấu hai chấm và đặt trong ngoặc kép. Câu 3. - Thất vọng là: cảm giác không vui, không hài lòng khi điều mong đợi không được như ý. Câu 4. - Mẹ thất vọng vì mẹ nghĩ bé là một người tham lam, không hiếu thảo. - Hình dung hình ảnh người mẹ: ngạc nhiên, hạnh phúc, xấu hổ. Câu 5. Trang | 8
  9. - Em bé không đưa cho mẹ ngay vì sợ một trong hai quả sẽ có quả không ngon, nếu lỡ đưa mẹ quả không ngon em sẽ thương mẹ và buồn vì không dành cho mẹ được điều tốt nhất. - Nhận xét: + Hành động thể hiện em bé là người ân cần, chu đáo + Tình cảm: yêu thương mẹ hết lòng II. LÀM VĂN a. Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm bài văn thuyết minh. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. b. Yêu cầu nội dung: * Mở bài: Giới thiệu chung về quạt điện * Thân bài: - Nguồn gốc: + Quạt xuất hiện từ rất lâu. Ban đầu là quạt thủ công gồm quạt nan, quạt giấy. Vua chúa ngày xưa cũng dùng quạt nan nhưng được gắn thêm lông chim công cho đẹp và sang trọng. Loại quạt này hiện nay ít xuất hiện trên thị trường nhưng vẫn có giá trị về lịch sử. + Cha đẻ của quạt điện là 1 người Mĩ có tên là Philip Diehl. Quạt điện ra đời vào năm 1882. Quạt ban đầu có cánh quạt làm bằng vải sau đó người ta cải tiến bằng nhôm, nhựa để tăng độ bền đẹp. - Chủng loại: Họ hàng nhà quạt rất đông gồm quạt cây, quạt treo tường, quạt bàn, quạt hộp, quạt thông gió, quạt hơi nước. Chúng được gọi là quạt điện vì tồn tại chủ yếu nhờ năng lượng điện. - Cấu tạo: + Cấu tạo của quạt điện gồm các phần cơ bản: Lồng quạt, cánh quạt, thân quạt, nút điều chỉnh, tốc độ hướng, đèn, nút hẹn giờ và môtơ. + Môtơ là phần quan trọng nhất trong quạt, bao gồm quạt dây đồng quấn trên lõi sắt từ (stato), rôto là những tấm thép mỏng ghép lại có phần nhôm đúc bằng đồng, thép để gắn cánh quạt và đuôi quạt. Ngoài ra còn có tụ điện, vỏ nhôm để gắn kết rôto và stato, có bạc than, có ổ chứa dầu để giảm bớt ma sát. - Công dụng, sử dụng, bảo quản: Trang | 9
  10. + Quạt chủ yếu được dùng để làm mát. Khi nó quay tạo ra gió giảm sức nóng của cơ thể khiến con người cảm thấy dễ chịu. + Quạt được dùng để thông gió, hút mùi. Một số quạt được gò bằng nhôm, inox đặt phía trên hộp gien để hút mùi. + Khi cắm phích điện vào ổ, 1 dòng điện sẽ chạy vào rôto làm cho nó quay vào cánh quạt. Lồng quạt phía ngoài có chức năng bảo vệ cánh quạt và giữ an toàn cho người sử dụng. Khi quạt đang quay không được thò ngón tay hoặc chọc que vào quạt sẽ gây nguy hiểm. + Muốn quạt sử dụng được lâu, bền thì phải thường xuyên lau chùi, cho dầu mỡ. + Khi sử dụng quạt, không bật quạt quá lâu tránh để quạt nóng dẫn đến cháy. Cần phải sử dụng nút hẹn giờ vì bật quạt suốt đêm sẽ dẫn đến bệnh hô hấp và cảm lạnh. * Kết bài: Tổng kết vấn đề. ĐỀ SỐ 5 Phần I. Tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là tám câu thơ hay nhất về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của đại thi hào Nguyễn Du. Câu 1. Em hãy chép thuộc 8 câu thơ cuối trong Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) của Nguyễn Du. Câu 2. Xác định các từ láy có trong đoạn thơ vừa chép. Câu 3. Hãy dùng câu văn trên làm câu chủ đề để triển khai thành một đoạn văn diễn dịch khoảng 12-15 câu, trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp Cũng trong Truyện Kiều Nguyễn Du có câu: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Em hiểu hai câu thơ trên như thế nào? Phần II: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “ Phan nói: - Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao? Nghe đến đấy, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng: Trang | 10
  11. - Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày ” (Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) Câu 1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Em hãy giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (5-7 dòng) Câu 2. Giải nghĩa từ “tiên nhân” trong câu “Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?” Câu 3. Lời nói của Vũ Nương với Phan Lang là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp. Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu tóm tắt tác phẩm từ đoạn kể về Phan Lang cho đến hết truyện. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 Phần I. Câu 1. “Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”. Câu 2. - Từ láy được sử dụng trong doạn trích: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm. Câu 3. a. Giới thiệu chung: - Tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là tám câu thơ hay nhất về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của đại thi hào Nguyễn Du. b. Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: Trang | 11
  12. - Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật. - Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều: + Tạo dựng sự tương phản: Không gian cửa biển lúc triều dâng > Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng. 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa → gần, màu sắc: nhạt → đậm, âm thanh: tĩnh → động. - Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều. - Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng. Trang | 12
  13. - Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất. c. Tổng kết vấn đề: Nhà thơ đã khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa cảnh và tình: cảnh theo tình, tình buồn cảnh cũng buồn theo. Và như thế, bức tranh phong cảnh đã trở thành bức tranh tâm cảnh. Phần II Câu 1. - Văn bản trích từ tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương. - Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ, thuộc thể loại Truyền kì mạn lục. Chuyện người con gái Nam Xương thuộc truyện thứ 16 trong số 20 truyện của tác phẩm này. Truyện có nguồn gốc từ truyện cổ tích Vợ chàng Trương. Tác phẩm kể về người con gái Vũ Nương đẹp người, đẹp nết nhưng có số phận đầy éo le, bất hạnh. Câu 2. “Tiên nhân”: người đời trước mình, chỉ cha ông, tổ tiên. Từ “tiên nhân” ở câu sau lại có ý chỉ Trương Sinh. Câu 3. Lời nói của Vũ Nương với Phan Lang là lời dẫn trực tiếp. Câu 4. Tóm tắt: Lại nói chuyện Phan Lang người cùng làng Vũ Nương, một đêm chiêm bao thấy người con gái áo xanh đến xin tha mạng. Sáng dậy người phường chài đem biếu một con rùa mai xanh. Phan chợt nghĩ đến chuyện mộng bèn đem thả con rùa ấy. Chẳng bao lâu, dưới thời Khai Đại nhà Hồ, giặc Minh sang cướp nước ta. Nhiều người sợ hãi chạy trốn, thuyền bè bị đắm, chết đuối đầy sông trong đó có Phan Lang, xác dạt vào động Rùa ở hải đảo và được Linh Phi cứu sống. Trong buổi tiệc Linh Phi thiết đãi, Phan Lang gặp lại Vũ Nương. Sau cuộc trò chuyện ngắn ngủi đó, Vũ Nương nhờ Phan Lang gửi cho chồng mình chiếc hoa vàng và lập đàn giải oan. Vũ Nương hiện trở về chỉ nói vài lời với Trương Sinh rồi bóng nàng loang loáng mờ dần và mất hút. Trang | 13