Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Bình An (Có đáp án)

ĐỀ SỐ 1 
Phần I: (5 điểm)

Không có kính không phải vì xe không có kính 
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi 
Ung dung buồng lái ta ngồi 
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

 

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng 
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim 
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim 
Như sa, như ùa vào buồng lái. 
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9, tập 1) 
Câu 1: Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ 
Câu 2: Bài thơ xây dựng được hình tượng thơ rất độc đáo – những chiếc xe không kính. Nêu ý nghĩa của 
việc xây dựng hình tượng thơ trên. 
Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu lập luận theo cách diễn dịch để thấy được 
vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe. Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép nối liên kết câu. 
Phần II (5 điểm) 
Đọc đoạn trích sau: 
Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng 
hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư 
chỉ “ồ” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách Hà Nội, đứng trong mây 
mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng

phấn, tổ ong,… ngay lúc dưới chân kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mát e lệ, cô chạy đến bên 
người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên nhứ với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã 
cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy. 
(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9) 
Câu 1: Cô họa sĩ trong đoạn văn trên giữ vai trò như thế nào trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa? 
Câu 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm 

pdf 11 trang Phương Ngọc 27/03/2023 2820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Bình An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Bình An (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS BÌNH AN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 Phần I: (5 điểm) Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái. (Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9, tập 1) Câu 1: Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Câu 2: Bài thơ xây dựng được hình tượng thơ rất độc đáo – những chiếc xe không kính. Nêu ý nghĩa của việc xây dựng hình tượng thơ trên. Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu lập luận theo cách diễn dịch để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe. Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép nối liên kết câu. Phần II (5 điểm) Đọc đoạn trích sau: Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ồ” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng Trang | 1
  2. phấn, tổ ong, ngay lúc dưới chân kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mát e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên nhứ với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy. (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9) Câu 1: Cô họa sĩ trong đoạn văn trên giữ vai trò như thế nào trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa? Câu 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm Câu 3: Đoạn văn trên giúp em hiểu gì về nhân vật anh thanh niên – nhân vật chính trong truyện? Câu 4: Ứng xử của anh thanh niên trong đoạn văn trên đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Từ nhận xét đó, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về cách ứng xử đối với mọi người trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Phần I: Câu 1: - Tác phẩm: Phạm Tiến Duật - Hoàn cảnh sáng tác: năm 1969, trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Câu 2: - Là một hình ảnh rất thực, không hiếm trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ. Là hình ảnh đặc sắc, độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Mĩ nói chung. Nó vừa là biểu tượng cho sự tàn phá của chiến tranh, lại vừa là hình ảnh đẹp đẽ, nên thơ ngay trong cuộc chiến ác liệt. Câu 3: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vẻ đẹp người lính trong đoạn thơ - Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm: + Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ. + Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách. - Tinh thần lạc quan, sôi nổi, tinh nghịch, trẻ trung: + Giọng thơ tếu nhộn, hài hước: “Không có”, “ừ thì có”. Trang | 2
  3. + Hiện thực: gió, bụivốn khắc nghiệt bỗng mờ đi dưới sắc thái tươi vui, hóm hỉnh. + Cái nhìn lạc quan vào hiện thực Phần II: Câu 1: - Góp phần làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của truyện - Làm nổi bật vẻ đẹp của anh thanh niên - Cô cũng là một đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của thanh niên thế hệ lúc bấy giờ Câu 2: - “Lặng lẽ Sa Pa”: + Khung cảnh êm đềm, thanh tĩnh của miền đất Sa Pa. + Ẩn dụ: Vẻ đẹp của con người và cuộc sống Sa Pa. (Cuộc sống thanh bình, con người khiêm nhường). Những vẻ đẹp ấy tiềm ẩn, lắng xuống chiều sâu chứ không khoa trương, ồn ã. Câu 3: Anh thanh niên là một người có tinh thần trách nhiệm trong cuộc việc; là người gọn gàng, biết thu xếp cuộc sống, là người lạc quan, yêu đời. Câu 4: 1. Giới thiệu vấn đề 2. Giải thích vấn đề - Ứng xử: cách cư xử, giao tiếp, trò chuyện, trao đổi với nhau bằng những hành động rất đời thường hằng ngày. Tuy nhiên đối phương có thể nhìn vào đó để đánh giá được con người bạn như thế nào. 3. Bàn luận vấn đề - Vì sao cần cư xử có văn hóa? + Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, hài hòa với mọi người + Đánh giá được bản thân mỗi người - Những người ứng xử có văn hóa luôn được mọi người yêu quý, tôn trọng. - Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những người ứng xử thiếu văn hóa, nói tục, chửi bậy, - Liên hệ bản thân. ĐỀ SỐ 2 Phần I: (6 điểm) Trang | 3
  4. Trăng là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác nghệ thuật. Mở đầu khổ thơ trong tác phẩm của mình, một nhà thơ đã viết: Trăng cứ tròn vành vạnh Câu 1: Câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả của bài thơ đó? Hãy chép những câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ có chứa câu thơ trên. Câu 2: Nêu vài nét về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm trên. Hoàn cảnh sáng tác ấy có mối liên hệ như thế nào với chủ đề của bài thơ. Câu 3: Dựa vào khổ thơ em vừa chép ở trên, hãy viết một đoạn văn có độ dài khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp để làm rõ nội dung: Khổ thơ thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm. Đoạn văn có sử dụng câu bị động, lời dẫn trực tiếp (Gạch chân, chú thích câu bị động và lời dẫn trực tiếp. Câu 4: Em hãy chép một câu thơ có hình ảnh trăng trong chương trình Ngữ văn 9 và nêu rõ tên tác phẩm, tác giả. Phần II (4 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu nghĩ ngay ngôi sao lẻ loi kia một mình. Bây giờ làm nghề này cháy không nghĩ như vậy nữa. Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anhem, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đ, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai chả “them” ở bác? Minh sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục) Câu 1: Nhân vật cháu trong đoạn trích trên là ai? Đoạn trích sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Chỉ ra dấu hiệu hình thức ngôn ngữ đó. Câu 2: Đọc đoạn trích trên em thấy nhận vật cháu có những phẩm chất gì? Câu 3: Từ phẩm chất của nhân vật cháu trong đoạn trích trên và những hiểu biết về thực tế cuộc sống, em hãy trình bày suy nghĩ về nhiệt huyết của thế hệ trẻ Việt Nam đối với con người và cuộc đời trong giai đọa hiện nay trong khoảng 2/3 trang giấy thi. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Trang | 4
  5. Phần I: Câu 1. - Tác phẩm: Ánh trăng - Tác giả: Nguyễn Duy - Chép thơ: kể chi người vô tình/ ánh trăng im phăng phắc/ đủ cho ta giật mình. Câu 2. - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Mối liên hệ với chủ đề: Là 3 năm sau ngày giải phóng miền Nam, kết thúc chiến tranh giải phóng đất nước. Những người chiến sĩ trở về với đồng bằng, miền xuôi và bị cuốn đi bởi những lo toan tất bật của đời sống thường nhật ⟶ không ít người trong số họ lãng quên, bội bạc quá khứ. Tác giả viết bài thơ này như một lời nhắc nhở, tự vấn. Câu 3. * Yêu cầu chung: - Đoạn văn khoảng 10 câu. - Trong đoạn văn có câu bị động và lời dẫn trực tiếp - Viết đúng, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả * Yêu cầu cụ thể: - “Trăng”: + “tròn vành vạnh”: ẩn dụ cho nghĩa tình không bao giờ thay đổi, không bao giờ vơi cạn của nhân dân, đất nước. + “im phăng phắc”: bao dung, độ lượng và nghiêm khắc ⟶ cái im lặng chứa đựng lời nhắc nhở, cảnh báo, thức tỉnh con người. - Người “giật mình” -> thức tỉnh: + Nhận ra những cám dỗ vật chất khiến con người đánh mất đi những giá trị tinh thần đẹp đẽ, khiên tâm hồn họ trống rỗng, nghèo nàn. + Nhận ra: không được lãng quên quá khứ, không được thờ ơ, bội bạc với nghĩa tình sâu nặng, thiêng liêng. + Biết trở về nâng niu, trân trọng quá khứ; biết sống ân nghĩa, thủy chung. Câu 4. Trang | 5
  6. - Câu thơ: Đầu súng trăng treo. - Tác giả: Chính Hữu - Tác phẩm: Đồng chí Phần II. Câu 1. - Tên nhân vật: anh thanh niên - Hình thức ngôn ngữ: đối thọai - Dấu hiệu: dấu gạch đầu dòng đánh dấu lời nói trực tiếp Câu 2. Phẩm chất của anh thanh niên: - Có quan niệm đúng đắn về công việc: ta với việc là một đôi, không thấy cô đơn, lẻ loi. - Anh không lẻ loi, đơn độc mà tìm thấy những người bạn đồng hành trên con đường mình đã chọn: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ địa chất lập bản đồ sét - Yêu công việc của mình - Lối sống đẹp, có tinh thần trách nhiệm cao. Câu 3. Bài văn cần đảm bảo một số nội dung sau: - Nhiệt huyết là lòng đam mê, hăng say khi thực hiện một công việc nào đó - Lòng nhiệt huyết là yếu tố cần thiết để giúp chúng ta thành công đặc biệt là thế hệ trẻ - Ý nghĩa của lòng nhiệt huyết: + Động lực thôi thúc ta không ngừng cố gắng. + Là động lực giúp ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách + Giúp ta vươn đến thành công + Thúc đẩy xã hội phát triển - Dẫn chứng - Mở rộng: + Bên cạnh đó vẫn còn những kẻ sống hợi hợt không có mục tiêu, không có nhiệt huyết phấn đấu Trang | 6
  7. + Những kẻ như vậy dễ dàng thất bại, và là một trong những yếu tố khiến xã hội thụt lùi - Liên hệ bản thân. ĐỀ SỐ 3 PHẦN I (6 điểm) Đọc kĩ những câu thơ sau và trả lời câu hỏi: Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình”. Câu 1: Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, em hãy giới thiệu về bài thơ có đoạn trích trên? Câu 2: Tại sao có thể nói các câu thơ trên có hình thức độc thoại nội tâm? Cho biết vai trò của hình thức đó trong đoạn trích Câu 3: Hãy chỉ rõ những từ láy được dùng trong các câu thơ trên và tác dụng của việc dùng các từ láy đó. Câu 4: Cần hiểu như thế nào về hai từ “mặt” được sử dụng trong câu thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt”? PHẦN II (4 điểm) Câu 1: Phần kết của Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã sử dụng những yếu tố kì ảo nào? Câu 2: Em hãy cho biết ý nghĩa của các yếu tố kì ảo đó Câu 3: Từ nhân vật Vũ Nương, em suy nghĩ gì về số phận người phụ nữ phong kiến. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Phần I: Câu 1. Trang | 7
  8. Đoạn văn cần đảm bảo các ý sau: * Tác giả: - Nguyễn Duy là nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. - Thơ Nguyễn Duy cuốn hút người đọc bằng cảm xúc chân thành, vẻ đẹp giản dị, gần gũi. - Thơ ông giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, suy tư về con người và cuộc sống. * Tác phẩm: - Năm 1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh: + Là 3 năm sau ngày giải phóng miền Nam, kết thúc chiến tranh giải phóng đất nước. Những người chiến sĩ trở về với đồng bằng, miền xuôi và bị cuốn đi bởi những lo toan tất bật của đời sống thường nhật -> không ít người trong số họ lãng quên, bội bạc quá khứ. + Nguyễn Duy viết “Ánh trăng” như lời tâm sự, tự nhắc nhở, tự vấn - In trong tập “Ánh trăng” (1984) - tập thơ được giải A ccuar Hội Nhà văn Việt Nam năm đó. Câu 2. - Đoạn thơ thuộc hình thức độc thoại nội tâm vì: đây là những lời tâm sự trong lòng tác giả, không được phát ra thành lời - Tác dụng: cho thấy những trăn trở, day dứt của người thi nhân khi đối mặt với vầng trăng. Nhận ra sự bội bạc của mình với quá khứ thủy chung tình nghĩa. Câu 3. - Từ láy: rưng rưng, vành vạnh, phăng phắc - Tác dụng: + “Rưng rưng”: là những cảm xúc đang ùa về trong giây phút con người nhận ra vầng trăng tri kỉ của đời mình, để rồi thức tỉnh. + “tròn vành vạnh”: ẩn dụ cho nghĩa tình không bao giờ thay đổi, không bao giờ vơi cạn của nhân dân, đất nước. + “im phăng phắc”: bao dung, độ lượng và nghiêm khắc, cái im lặng chứa đựng lời nhắc nhở, cảnh báo, thức tỉnh con người. Câu 4. - Từ “mặt” thứ nhất là mặt người Trang | 8
  9. - Từ “mặt” thứ hai là mặt trăng Phần II. Câu 1. Yếu tố kì ảo: - Phan Lang nằm mộng - thả rùa - được cứu - gặp Vũ Nương dưới thủy cung - rẽ nước tìm về dương gian. - Vũ Nương hiện lên lộng lẫy ở sông Hoàng Giang rồi biến mất. Câu 2. - Làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn người đọc. - Làm hoàn chỉnh tô đậm nét đẹp vốn có của Vũ Nương: Nặng tình nghĩa, coi trọng nhân phẩm, vị tha mặc dù ở thế giới khác vẫn quan tâm đến chồng con, vẫn luôn muốn khôi phục danh dự. - Tạo nết kết thúc phần nào có hậu về mơ ước ngàn đời của nhân dân về việc ở hiện gặp lành. Câu 3. - Họ mang trong mình những vẻ đẹp cả hình thức và tâm hồn: hiếu thảo, tiết hạnh, thủy chung, đảm đang, - Số phận bất hạnh: + Không được tự quyết định đời mình, bị lệ thuộc + Bị lễ giáo hà khắc chèn ép đến bước đường cùng + Chế độ nam quyền độc đoán, tước đoạt hạnh phúc của họ. ĐỀ SỐ 4 Câu 1: (4.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Phong phanh ngực trần dẻo dai vững bền đan nhau che bão tố nên cột nên kèo, nên ngàm nên đố tre ăn đời ở kiếp với người nông dân Trong trắng lòng, xanh cật, săn gân ngay thẳng cùng trời cuối đất Trang | 9
  10. thương nhau mắt nhìn không chớp ân tình xòe những bàn tay (Nguyễn Trọng Hoàn, Trích Lũy tre, Tam ca, trang 9, 10, NXB Hội nhà văn, 2007) a. Tìm các từ láy trong đoạn thơ trên b. Trong những dòng thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào để viết về cây tre? Phong phanh ngực trần dẻo dai vững bền đan nhau che bão tố. c. Chỉ ra và nêu tác dụng của các từ thuộc trường từ vựng tả đặc điểm, phẩm chất cây tre trong hai dòng thơ sau: Trong trắng lòng, xanh cật, săn gân ngay thẳng cùng trời cuối đất. d. Theo em, phẩm chất nào của cây tre trong đoạn thơ trên có nhiều nét tương đồng nhất với con người Việt Nam? Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về phẩm chất ấy. Câu 2: (6.0 điểm) Nhập vai nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân để kể lại câu chuyện từ khi nghe tin làng theo Tây đến kết thúc truyện. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Câu 1: a. Từ láy: Phong phanh, dẻo dai. b. Biện pháp tu từ: nhân hóa. c. - Trường từ vựng chỉ đặc điểm, phẩm chất của cây tre: trong trắng, xanh, săn, ngay thẳng. - Tác dụng: vừa tả được đặc điểm của cây tre lại vừa gợi liên tưởng đến những phẩm chất đáng quý của con người. d. - Chỉ ra được phẩm chất tương đồng của cây tre với con người Việt Nam. Trang | 10
  11. - Viết được đoạn văn về phẩm chất ấy với yêu cầu: + Đúng hình thức, thể thức một đoạn văn. + Giải thích ngắn gọn và nêu vai trò, ý nghĩa của phẩm chất ấy. Câu 2: * Yêu cầu chung: - Biết viết một văn bản tự sự với bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) cân đối, hợp lí. Chọn đúng ngôi kể theo yêu cầu. Lời kể phù hợp với vai kể, hấp dẫn. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể kể theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những yêu cầu sau: 1. Mở bài: Nhân vật “tôi” (ông Hai) tự giới thiệu về bản thân và làng mình. 2. Thân bài: Kể được các sự việc sau: - Khi nghe tin làng theo Tây. - Khi về đến nhà. - Khi trò chuyện cùng vợ và những ngày sau đó - Khi trò chuyện với con út. - Khi nghe tin cải chính. 3. Kết bài: Nhân vật “tôi” khẳng định tình cảm yêu làng, yêu nước và luôn ủng hộ kháng chiến. Trang | 11