Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Bắc Sơn (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 2
Phần I. (7 điểm)
Câu 1: (5 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
(Sách Ngữ Văn 8, tập 2)
a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
b. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ?
c. Viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên trong đoạn văn có
sử dụng một câu ghép (gạch chân dưới câu ghép)
Câu 2: (2 điểm)
a. Em đã được học mấy phương châm hội thoại? Hãy kể tên các phương châm hội thoại đó?
b. Trong đoạn truyện sau, nhân vật cai lệ đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?
“Chị Dậu run run:
File đính kèm:
- de_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf
Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Bắc Sơn (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS BẮC SƠN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 Câu 1. (2 điểm) Cho các thành ngữ: Ăn không nói có; Mồm loa mép giải. a. Giải nghĩa các thành ngữ. b. Cho biết những thành ngữ đó liên quan đến những phương châm hội thoại nào? Câu 2. (3 điểm) Từ vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh, em có suy nghĩ gì về việc học tập và rèn luyện của bản thân trong cuộc sống hôm nay? Câu 3. (5 điểm) Thuyết minh về chiếc bút bi. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1. (2 điểm) a. Giải nghĩa các thành ngữ: (1 điểm) - Ăn không nói có: Vu khống, bịa đặt → phương châm về chất - Mồm loa mép giải : Lắm lời, đanh đá, nói át người khác.→ phương châm lịch sự. b. Những thành ngữ đó liên quan phương châm về chất và lịch sự. (1 điểm) Câu 2. (3 điểm) * Về kỹ năng: (1 điểm) - HS viết được đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc học tập và làm theo tấm gương Bác. - Bày tỏ thái độ tự học, tự rèn luyện kiến thức, phẩm chất đạo đức trong cuộc sống hiện nay với lí lẽ thuyết phục, ngôn từ trong sáng. Trang | 1
- * Về kiến thức: (2 điểm) - Ý nghĩa của việc học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh: + Đó là nhu cầu cần thiết và chính đáng thể hiện người yêu nước, yêu lao động. + Đó là biểu hiện của người biết suy nghĩ cho tương lai bản thân và đất nước. + Thể hiện thái độ ngưỡng mộ, kính trọng, biết ơn, tự hào về Bác. - Nhận thức và hành động học tập của bản thân: + Giao lưu hội nhập văn hóa, kinh tế với các nước có nhiều thuận lợi nhưng cũng nhiều thách thức + Bản thân là người Hs phải cố gắng học tập tốt, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại phải có chọn lọc cái đẹp, cái hay đồng thời biết đấu tranh loại bỏ cái xấu. + Sống chân thành giản dị, biết yêu thương con người, quê hương đat nước + Biết trân trọng công sức lao động của người khác, không đua đòi sống xa hoa lãng phí . Câu 3. (5 điểm) Thuyết minh về chiếc bút bi (có sử dụng nghệ thuật và yếu tố miêu tả) * Về kỹ năng: - Bài làm đúng kiêu văn thuyết minh, ngoài các phương pháp thuyết minh bài viết phải sử dụng một số biện pháp nghệ thuật thích hợp (nhân hóa, kể chuyện, so sánh ) - Bài viết có bố cụ ba phần rõ ràng, trình bày trôi chảy, không mắc lỗi chính tả * Về kiến thức: 1. Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu khái quát về đặc điểm hoặc công dụng của bút. 2. Thân bài: (4 điểm) - Lịch sử ra đời của bút (ai sáng chế, sản xuất vào năm nào? → do nhà báo Hung-ga-ri làm tại Anh, sản xuất vào năm 1938 ) - Hình dáng, cấu tạo (gồm hai phần) + Phần ruột gồm: một ống mực nhỏ, một đầu được gắn viện bi nhỏ có đường kính khoảng 0,7 - 1mm gọi là ngòi bút, khi viết mực được in lên giấy là nhờ sự chuyển động của viên bi này. + Phần vỏ gồm: một ống nhựa hình tròn. Có loại có nắp, có loại bấm thụt ra thụt vào - Công dụng: Trang | 2
- + Lưu lại kiến thức + Sáng tác nhạc + Thiết kế kiến trúc . - Cách sử dụng và bảo quản: + Đậy nắp hoặc bấm vào khi không sử dụng + Không để ngòi rớt xuống đất 3. Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định vị trí, vai trò của buát trong hiện tại và tương lai. ĐỀ SỐ 2 Phần I. (7 điểm) Câu 1: (5 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. (Sách Ngữ Văn 8, tập 2) a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? b. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? c. Viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép (gạch chân dưới câu ghép) Câu 2: (2 điểm) a. Em đã được học mấy phương châm hội thoại? Hãy kể tên các phương châm hội thoại đó? b. Trong đoạn truyện sau, nhân vật cai lệ đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? “Chị Dậu run run: Trang | 3
- - Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu nào dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát: - Mày định nói cho cha mà nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!” (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) Phần II: (3 điểm) Sau đây là một phần trò chuyện của Phan Lang và Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” cuả Nguyễn Dữ: “Phan nói: - Nhà của tiên nhân của Nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, có gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong nương tử thì sao?” Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng: - Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gầm gió bấc, chim Việt đậu cành nam. Cảm về nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày”. 1. Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào? Từ “tiên nhân” được nhắc tới trong lời kể của Phan Lang dùng để chỉ những ai? 2. Vì sao sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương “ứa nước mắt” và quả quyết “tôi tất phải tìm về có ngày”? 3. Hãy trình bày suy nghĩ khoảng 2/3 trang giấy thi về vai trò của gia đình trong cuộc sống mỗi chúng ta? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần I. (7 điểm) Câu 1: (5 điểm) a. (0,5 điểm) - Tác phẩm: Quê hương - Tác giả: Tế Hanh. b. Biện pháp tu từ: (0,5 điểm) - So sánh: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã; Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. - Nhân hóa: rướn thân trắng bao la thâu góp gió. Trang | 4
- c. Viết đoạn văn: (4 điểm) - Hình thức: + Đúng mô hình đoạn văn, đủ số câu. + Có câu ghép, gạch chân. - Nội dung: + Cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên đẹp (trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng) làm nền cho cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. + Hình ảnh con thuyền khỏe khoắn, mạnh mẽ được tác giả so sánh với con tuấn mã. + Hình ảnh những chàng trai miền biển khỏe mạnh, vạm vỡ hăng hái chèo thuyền ra khơi. + Hình ảnh cánh buồm no gió là linh hồn của làng chài. + Khai thác được các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, (tác dụng) + Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu quê hương, Câu 2: (2 điểm) a. (1 điểm) - 5 Phương châm hội thoại: + Phương châm về chất + Phương châm về lượng + Phương châm quan hệ + Phương châm cách thức + Phương châm lịch sự b. (1 điểm) Nhân vật cai lệ đã vi phạm phương châm lịch sự vì hắn đã quát , mắng và xưng hô “mày – tao” với chị Dậu. Phần II: (3 điểm) 1. (0,5 điểm) - Hoàn cảnh: sau buổi tiệc ở thủy cung - Hai từ “tiên nhân” đầu chỉ người đời trước (cha ông, tổ tiên). Từ “tiên sau” chỉ Trương Sinh. Trang | 5
- 2. (0,5 điểm) - Lời của Phan Lang chạm đến nỗi niềm sâu kín của Vũ Nương. - Vì Vũ Nương còn nặng lòng với cuộc đời trần thế, vẫn kahts khao phục hồi danh dự. 3. (2 điểm) - Giới thiệu chung về gia đình. - Định nghĩa về gia đình: Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt. - Vai trò của gia đình với cuộc đời con người: + Thời thơ ấu + Khi trưởng thành + Khi về già - Phê phán những biểu hiện lệch lạc gây rạn nứt hạnh phúc gia đình. - Mỗi người cần sống có trách nhiệm với gia đình, vun đắp hạnh phúc gia đình. - Liên hệ bản thân. ĐỀ SỐ 3 Câu 1: (2 điểm) - Nêu đặc điểm hình thức và chức năng câu cảm thán. Câu 2: (2 điểm) a. Có mấy phương châm hội thoại đã học, đó là những phương châm hội thoại gì? b. Giải nghĩa những câu thành ngữ sau và cho biết các thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào? Nói băm nói bổ. Đánh trống lảng. Nói dơi nói chuột. Câu 3: (6 điểm) Viết bài văn thuyết minh về một loài hoa ngày tết. HẾT Trang | 6
- ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1: (2 điểm) Đặc điểm hình thức và chức năng câu cảm thán: - Có chứa các từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, chao ơi, trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào - Có chức năng dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, người viết. Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than. Câu 2: (2 điểm) a. - 5 Phương châm hội thoại: + Phương châm về chất + Phương châm về lượng + Phương châm quan hệ + Phương châm cách thức + Phương châm lịch sự b. - Nói băm nói bổ: nói bốp chát, thô bạo (Phương châm lịch sự) - Đánh trống lảng: Cố ý né tránh vấn đề mà người đối thoại muốn trao đổi. (Phương châm quan hệ) - Nói dơi nói chuột: Nói lăng nhăng, linh tinh không xác thực (Phương châm về chất) Câu 3: (6 điểm) * Yêu cầu về nội dung: - Để làm được bài văn này, HS cần có những hiểu biết về loài hoa. Vì vậy trước khi làm bài nên chọn một loài hoa mà em cảm thấy yêu thích, gần gũi với cuộc sống của mình. - Đây là dạng bài thuyết minh mà người viết có thể dể dàng trong việc kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm về vẻ đẹp, công dụng của loài hoa. a. Mở bài: - Giới thệu sơ lược về vai trò, ý nghĩa của loài hoa. b. Thân bài: Trang | 7
- Giới thiệu được: - Nguồn gốc, xuất xứ của loài hoa: Có từ bao giờ? Xuất hiện ở đâu? Thuộc họ nào? - Giới thệu về những đặc điểm nổi bật của hoa theo một trình tự nhất định. - Giới thiệu về môi trường mà hoa thích ứng. - Giới thiệu về công dụng của hoa. - Giới thiệu về chủng loại hoa (nếu có) c. Kết bài: - Suy nghĩ, tình cảm của người viết về loài hoa ấy. * Yêu cầu về hình thức: Biết viết bài văn thuyết minh, văn viết lưu loát, có sức thuyết phục. ĐỀ SỐ 4 I. Đọc hiểu văn bản (3 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi: “Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng vì bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu lúc đó phả ra thơm tho lạ thường.” Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào đã học ở lớp 8? Tác giả là ai? Câu 2 (1 điểm): Người mẹ trong đoạn trích được miêu tả như thế nào? Câu 3 (1,5 điểm): Nêu cảm nghĩ của anh/chị về tình mẫu tử. II. Tập làm văn (7 điểm): Câu 1 (2 điểm): Cho câu chủ đề sau: “Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại”. Hãy triển khai thành đoạn văn nghị luận. Câu 2 (5 điểm): Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. HẾT Trang | 8
- ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. Đọc hiểu văn bản (3 điểm): Câu 1 (0,5 điểm): - Đoạn văn trên trích từ văn bản “Trong lòng mẹ” của tác giả Nguyên Hồng. Câu 2 (1 điểm): - Người mẹ trong đoạn trích được miêu tả: không còm cõi xơ xác quá như lời người cô nói. Gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Câu 3 (1,5 điểm): - Cảm nghĩ về tình mẫu tử: học sinh tự nêu những cảm nhận của mình bằng đoạn văn ngắn. II. Tập làm văn (7 điểm): Câu 1 (2 điểm): - Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau: + Câu chủ đề có thể là câu mở đầu hoặc câu kết tùy theo cách diễn đạt. + Các câu luận cứ phải có kết nối với nhau và đều phản ánh nội dung câu chủ đề. + Giọng văn trôi chảy, mạch lạc không mắc lỗi lặp từ, sai cú pháp, lủng củng. Câu 2 (5 điểm): a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Ngô Tất Tố, truyện ngắn “Tức nước vỡ bờ” và nhân vật chị Dậu. b. Thân bài: * Trước khi đánh tên cai lệ: - Chạy vạy khắp nơi kiếm tiền nộp sưu để chồng không bị đánh. - Chấp nhận bán đứa con gái đầu lòng để có tiền nộp sưu cứu chồng. - Khi chứng kiến cảnh chồng bị bọn chúng đánh đập dã man thì vô cùng đau xót, gào khóc giữa đình làng. - Khi chồng về nhà trong bộ dạng bị thương nặng chị Dậu ân cần chăm sóc, xót xa trước sự đau đớn của chồng. → Một người vợ hết lòng yêu thương chồng, sẵn sàng làm mọi thứ vì chồng. Trang | 9
- * Khi đánh tên cai lệ: - Ban đầu nói năng nhỏ nhẹ, lịch sự: xưng cháu gọi bọn cai lệ là ông. - Cố gắng nhẫn nhịn, khẩn khoản van xin chúng để chúng không hành hạ chồng. - Khi chúng sấn sổ, quát tháo đòi mang chồng đi đánh, chị Dậu xám mặt chạy đến ngăn cản. - Khi bị bọn chúng đánh vào người mình, không thể chịu đựng được nữa, chị vùng lên đánh trả bằng hết sức mình. → Tâm lí của chị Dậu được miêu tả theo cấp độ tăng tiến: bọn cai lệ càng hung hăng, bạo ngược bao nhiêu chị càng vùng dậy chống trả lại bấy nhiêu. c. Kết bài: - Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Trang | 10