Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Hồ Chí Minh (Có đáp án)

I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm): 
Chọn đáp án trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm. 
Câu 1. Yêu cầu "Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói 
phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa" thuộc 
về phương châm hội thoại nào? 
A. Phương châm về lượng 
B. Phương châm về chất 
C. Phương châm quan hệ 
D. Phương châm cách thức 
Câu 2. Phương án nào sau đây không nói về thuật ngữ? 
A. Là từ ngữ biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ. 
B. Là từ ngữ có tính biểu cảm cao. 
C. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm khoa học. 
D. Mỗi khái niệm được biểu thị bằng một thuật ngữ. 
Câu 3. Đoạn trường tân thanh là tên gốc của tác phẩm nào? 
A. Truyện Lục Vân Tiên. 
B. Truyện Kiều. 
C. Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh. 
D. Chuyện người con gái Nam Xương. 
Câu 4. Truyện Kiều viết bằng thể loại nào dưới đây? 
A. Truyện thơ 
B. Tiểu thuyết chương hồi 
C. Truyện ngắn 
D. Tiểu thuyết lịch sử
pdf 32 trang Phương Ngọc 27/03/2023 3260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Hồ Chí Minh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_ho.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Hồ Chí Minh (Có đáp án)

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 1) I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm): Chọn đáp án trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm. Câu 1. Yêu cầu "Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa" thuộc về phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức Câu 2. Phương án nào sau đây không nói về thuật ngữ? A. Là từ ngữ biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ. B. Là từ ngữ có tính biểu cảm cao. C. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm khoa học. D. Mỗi khái niệm được biểu thị bằng một thuật ngữ. Câu 3. Đoạn trường tân thanh là tên gốc của tác phẩm nào? A. Truyện Lục Vân Tiên. B. Truyện Kiều. C. Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh. D. Chuyện người con gái Nam Xương. Câu 4. Truyện Kiều viết bằng thể loại nào dưới đây? A. Truyện thơ B. Tiểu thuyết chương hồi C. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết lịch sử II. TỰ LUẬN (8.0 điểm): Giới thiệu về chiếc quạt giấy -một đồ vật gần gũi trong cuộc sống con người. HẾT
  2. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án A B B A II. TỰ LUẬN (8.0 điểm): Yêu cầu chung - Bài văn phải bám sát thể loại thuyết minh. - Biết kết hợp sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả phù hợp, sinh động. - Văn phong diễn đạt trôi chảy, ngôn ngữ trong sáng, giàu cảm xúc. Yêu cầu cụ thể HS cần đảm bảo được các ý sau: a. Mở bài: giới thiệu rõ vai trò, ý nghĩa của cái quạt giấy trong đời sống người Việt Nam. b. Thân bài: Lần lượt giới thiệu các nội dung: nguồn gốc, họ hàng, đặc điểm cấu tạo, công dụng và giá trị sử dụng của quạt giấy. c. Kết luận: Nhấn mạnh giá trị, sự tiện ích của quạt giấy trong cuộc sống hiện tại. HẾT
  3. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 2) I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi: Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? (Tiếng thu -Lưu Trọng Lư) Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Kể tên những sự vật được nhắc đến trong hai khổ thơ trên. Câu 2. (1.0 điểm) Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng. Câu 3. (2.0 điểm) Từ bài thơ trên hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về mùa thu. II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm): Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều thể hiện qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du). HẾT
  4. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm): Câu 1. (1.0 điểm) - Đoạn thơ được viết theo thể thơ năm chữ. - Những sự vật được nhắc đến trong khổ thơ: mùa thu, trăng mờ, rừng thu, lá thu, con nai vàng. Câu 2. (1.0 điểm) Biện pháp nghệ thuật: điệp cấu trúc: Em không nghe ? Tác dụng: Làm cho bài thơ giàu chất nhạc như là lời tâm tình với người yêu. Câu 3. (2.0 điểm) - Cảm nhận về mùa thu: - Thiên nhiên: thời tiết dịu mát hơn, lá xanh dần úa vàng, không gian gợi chút buồn man mác. - Con người: mùa tựu trường, rằm trung thu II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm): Dàn ý phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” Yêu cầu chung: HS viết bài văn nghị luận đủ 3 phần. Trong khi phân tích phải dẫn thơ và phân tích cả nội dung và nghệ thuật. Nếu không dẫn thơ mà chỉ kể chung chung trừ nửa số điểm của bài. Giáo viên khi chấm chỉ coi đây là định hướng chấm, cần linh hoạt cho điểm hợp lý. Yêu cầu cụ thể Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo những ý sau: Mở bài - Giới thiệu Nguyễn Du và Truyện Kiều. - Giới thiệu đoạn trích và vấn đề cần nghị luận: diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích. Thân bài Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần 2 của “Truyện Kiều”, Tú Bà đưa Kiều ra sống một mình ở lầu Ngưng Bích thực chất là giam lỏng Kiều, rắp tâm chuẩn bị một âm mưu mới. - Không gian mênh mang (bốn bề bát ngát), cảnh tình tan tác, chia lìa (non xa - trăng ngần; cát vàng cồn nọ -dặm hồng bụi kia), lòng người phụ bạc đã đẩy Kiều sa vào cảm xúc bẽ bàng, bơ vơ. - Nỗi nhớ của Kiều + Nàng xót xa, thương nhớ người yêu, thương nhớ cha mẹ.
  5. - Nỗi buồn của Kiều + Sau cảm xúc nhớ người yêu, cha mẹ, lòng Kiều lại hụt hẫng và nỗi buồn điệp điệp (Buồn trông ghế ngồi). - Khái quát Với bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tinh diệu, Nguyễn Du đã khắc họa thật rõ nét từng biến thái tâm trạng nỗi buồn đau đáu của nàng Kiều trước lầu Ngưng Bích, đồng thời cũng làm sáng lên tấm lòng thuỷ chung, đức tính hiếu thảo, rất đáng được trân trọng ở Thuý Kiều. Kết bài - Suy nghĩ bản thân về tác giả và nhân vật. - Liên hệ thực tế. HẾT
  6. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 3) Câu 1. (2.0 điểm) Đọc đoạn thơ rồi thực hiện các yêu cầu: Kiều càng sắc sảo, mặn mà, So bề tài, sắc, lại là phần hơn. Làn thu thủy, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Một, hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một, tài đành họa hai. (Ngữ văn 9, tập 1, trang 81 – NXB Giáo dục, 2007) a. Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai? b. Xác định thể thơ. c. Chép lại câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. d. Tìm một thành ngữ có trong đoạn thơ. Câu 2. (3.0 điểm) Trong Truyện Kiều có hai câu thơ: Dưới cầu nước chảy trong veo Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha Hai câu thơ trên gợi cho em nhớ đến hai câu thơ nào trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân" (Ngữ Văn 9 – Tập I)? Nêu nội dung chính của hai câu thơ vừa chép? Qua đó em có nhận xét gì về ngòi bút tả cảnh của Nguyễn Du? Câu 3. (3.0 điểm) Thương cảm cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, Nguyễn Du đã từng viết: Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung a. Em hiểu như thế nào về ý thơ trên?
  7. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 1) I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm): Chọn đáp án trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm. Câu 1. Yêu cầu "Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa" thuộc về phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức Câu 2. Phương án nào sau đây không nói về thuật ngữ? A. Là từ ngữ biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ. B. Là từ ngữ có tính biểu cảm cao. C. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm khoa học. D. Mỗi khái niệm được biểu thị bằng một thuật ngữ. Câu 3. Đoạn trường tân thanh là tên gốc của tác phẩm nào? A. Truyện Lục Vân Tiên. B. Truyện Kiều. C. Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh. D. Chuyện người con gái Nam Xương. Câu 4. Truyện Kiều viết bằng thể loại nào dưới đây? A. Truyện thơ B. Tiểu thuyết chương hồi C. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết lịch sử II. TỰ LUẬN (8.0 điểm): Giới thiệu về chiếc quạt giấy -một đồ vật gần gũi trong cuộc sống con người. HẾT