Đề ôn luyện học sinh giỏi Lịch sử Lớp 9 - Đề 2 (Có đáp án)

Câu 1. (5.0 điểm): Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới? Hướng đi của người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó? Theo em những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Việt nam. là 

Câu 2 (3,0 điểm).

Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến cuối thế kỉ XX chia làm mấy giai đoạn? Vị trí và ý nghĩa của phong trào trong sự phát triển quan hệ quốc tế?

Câu 3 (3,0 điểm)

Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai có góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới hay không? Vì sao? Làm rõ ý nghĩa thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc thế giới trong các năm 1949, 1959, 1960.

docx 4 trang Quốc Hùng 15/08/2023 860
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn luyện học sinh giỏi Lịch sử Lớp 9 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_on_luyen_hoc_sinh_gioi_lich_su_lop_9_de_2_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề ôn luyện học sinh giỏi Lịch sử Lớp 9 - Đề 2 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 2 ĐỀ ÔN LUYỆN HỌC SINH GIỎI Môn: Lịch sử LỚP 9 THCS Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (5.0 điểm): Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới? Hướng đi của người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó? Theo em những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Việt nam. là Câu 2 (3,0 điểm). Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La- tinh từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến cuối thế kỉ XX chia làm mấy giai đoạn? Vị trí và ý nghĩa của phong trào trong sự phát triển quan hệ quốc tế? Câu 3 (3,0 điểm) Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai có góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới hay không? Vì sao? Làm rõ ý nghĩa thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc thế giới trong các năm 1949, 1959, 1960. Câu 4. (3.0 điểm): Hiện nay Đông Nam Á gồm những Quốc gia nào? Lập bảng thống kê các nước Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN(1967) về những nội dung sau. Tên nước, tên thủ đô, trước năm 1945 là thuộc địa của những nước đế quốc nào? Câu 5. (5,0 điểm) Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, các nước châu Á đẵ đạt được những thắng lợi gì và hiện đang đứng trước những khó khăn, thử thách nào? Đáp án đề 2 Câu 1: (5.0 điểm ) - Nguyễn Ái Quốc (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh) sinh ngày 19/5/1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước. Quê ở xã Kim Liên-Huyện Nam Đàn-Tỉnh Nghệ An. - Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liên tục xong vẫn không đi đến thắng lợi. Người tuy khâm phục Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, nhưng không tán thành đường lối hoạt động của họ nên quyết định đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc * Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì độc đáo khác với lớp người đi trước:
  2. - Các bậc tiền bối mà tiêu biểu là Phan Bội Châu đã lựa chọn con đường cứu nước đó là đi sang phương Đông, chủ yếu là Nhật Bản vì ở đó từng diễn ra cuộc cải cách Minh Trị làm cho Nhật thoát khỏi thân phận thuộc địa; vì Nhật đã đánh bại đế quốc Nga trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1905-1907) và Nhật Bản còn là nước "đồng văn, đồng chủng" với Việt Nam. Đối tượng mà cụ Phan Bội Châu gặp gỡ là những chính khách Nhật để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp. Phương pháp của cụ là vận động tổ chức giai cấp, cùng các tầng lớp trên để huy động lực lượng đấu tranh bạo động. - Còn Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường sang phương Tây, nơi được mệnh danh có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kỹ thuật, có nền văn minh phát triển. Nguyễn Ái Quốc đi vào tất cả các giai cấp, tầng lớp, đi vào phong trào quần chúng, giác ngộ, đoàn kết họ đứng lên đấu tranh giành độc lập thực sự bằng sức mạnh của mình là chính, Người luôn đề cao học tập, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm cách mạng mới nhất của thời đại và Người đã bắt gặp chân lý cách mạng Tháng Mười Nga. - Những hoạt đông yêu nước của người tuy mới chỉ bắt đầu ,nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Đây là con đường cứu nước duy nhất đúng đối với dân tộc ta, cũng như đối với dân tộc thuộc địa và phụ thuộc khác,vì nó phù hợp với sự phát triển của lịch sử. Câu 2. Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến cuối thế kỉ XX chia làm mấy giai đoạn? Vị trí và ý nghĩa của phong trào trong sự phát triển quan hệ quốc tế? - Các giai đoạn + Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX. + Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX. + Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX. - Vị trí: Là một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại các lực lượng phản cách mạng sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Ý nghĩa - Từng bước phá vỡ hệ thống thuộc địa - một trong những cơ sở tồn tại của chủ nghĩa đế quốc, thu hẹp phạm ảnh hưởng của Mĩ và các nước phương Tây, từng bước xói mòn trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai - Phong trào đã đưa đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập và ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội, - Tất cả các quốc gia độc lập tiếp tục đấu tranh để thiết lập một thế giới công bằng, góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh của các dân tộc
  3. Câu 3. Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai có góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới hay không? Vì sao? Làm rõ ý nghĩa thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc thế giới trong các năm 1949, 1959,1960. 1. Phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai: - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ ở các nước Á, Phi và Mĩ La-tinh, làm cho bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi to lớn và sâu sắc. 2. Giải thích: - Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã xoá bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phân biệt chủng tộc kéo dài nhiều thế kỉ sụp đổ hoàn toàn. - Đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập. Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. - Góp phần vào quá trình làm "xói mòn" và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai 3. Ý nghĩa thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc thế giới trong các năm 1949, 1959, 1960: - Năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời. Đó là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn: kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm chế độ phong kiến, đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á. - Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta ở Cu Ba bị lật đổ. Cuộc cách mạng nhân dân ở Cu Ba đã giành được thắng lợi Sự kiện này có tác động to lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh - Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với sự kiện 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập. Từ sau đó, hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc lần lượt tan rã, các dân tộc châu Phi giành lại được độc lập và chủ quyền Câu 4. (3,0 điểm): * Hiện nay khu vực Đông Nam Á gồm 11 quốc gia, : Thái Lan, Ma-lai-xi- a, Mi-an-ma, Việt Nam, Phi-líp-pin, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Lào, Cam-pu- 1,0 chia, Đông Ti-mo, Xin-ga-po. * Bảng thống kê những nước Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN (1967) (2.0 điểm)
  4. tt Tên nước Là thuộc địa Thủ đô 1 Thái Lan Không trở thành thuộc địa Băng cốc 2 Ma-lai-xi-a Anh Cua-la Lăm bua 3 In đô nê xi a Hà Lan Gia-các ta 4 Xin-ga-po Anh Xin-ga-po 5 Phi-líp pin TBN và Mĩ Ma-ni-la Điểm 0,5 1,0 0,5 Câu 5 * Những thắng lợi của các nước châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay: - Thứ nhất: Giành được độc lập dân tộc, chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc. Dẫn chứng: Việt Nam, Inđônêxia, Lào (1945), Trung Quốc (1949), Ấn Độ (1950), Campuchia (1953), Malaixia (1957) . - Thứ hai: Đạt được những thành tựu to lớn trong xây dựng đất nước và hợp tác phát triển Dẫn chứng: + Nhật Bản trở thành siêu cường về kinh tế, đứng thứ hai trên thế giới + Trung Quốc: Thực hiện chính sách mở cửa, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, phóng thành công vệ tinh chinh phục vũ trụ + Ấn Độ: “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ. + Bốn con rồng châu Á: Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Công, Xingapo + Các nước Đông Nam Á: Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin đạt được các thành tựu về mọi mặt + Việt Nam: Thực hiện chính sách đổi mới từ 1986 đến nay kinh tế phát triển, an ninh chính trị ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. + Các tổ chức quốc tế được thành lập trên cơ sở hợp tác cùng phát triển: Tổ chức ASEAN, ASEAN+1 (ASEAN+ Trung Quốc), ASEAN+3 (ASEAN+ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc). * Các nước châu Á hiện đang đứng trước những khó khăn, thử thách: - Tình hình chính trị phức tạp và không ổn định: Sự xâm lược, can thiệp của các nước đế quốc, ly khai, khủng bố, xung đột bạo lực . ở Irắc, Apganixtan, Pakixtan, Thái Lan, Inđônêxia và Philippin - Thiên tai hoành hành: Động đất, núi lửa, sóng thần, băo lụt, hạn hán - Tệ nạn xă hội, tham nhũng . - Bệnh dịch, ô nhiễm môi trường