Đề kiểm tra kiến thức Lịch sử Lớp 9 - Đề 1 (Có đáp án và thang điểm)

Câu 4.(12 điểm)  Trung Quốc sau cuộc nội chiến kéo dài (1946-1949) nhà nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, cũng từ đây đất nước Trung Quốc có nhiều khởi sắc. Em hãy:
-Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc (1946 – 1949) thành công đã có ảnh hưởng như thế nào đối với sự nghiệp cách mạng Trung Quốc nói riêng và cách mạng thế giới nói chung ? 
-Tại sao năm 1978, Trung Quốc phải tiến hành cải cách mở cửa ? Nội dung cơ bản của đường lối cải cách là gì ? Thực hiện đường lối cải cách, từ năm 1978 đến năm 2000 Trung Quốc đã có những biến đổi căn bản như thế nào
-Trong các đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa từ cuối năm 1978 của Đảng và Nhà nước Trung Quốc, theo em, đường lối nào là đóng vai trò quyết định dẫn đến thắng lợi của công cuộc cải cách ? Tại sao ? 
-Theo em, công cuộc cải cách kinh tế – xã hội hiện nay tại Trung Quốc còn có những hạn chế gì ? 
-Đường lối cải cách của Trung Quốc (năm 1978) và cải tổ của Liên Xô (năm 1985) có những điểm gì giống và khác nhau ?  – Cho biết kết quả của công cuộc cải cách ở Trung Quốc và công cuộc cải tổ ở Liên Xô, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc Đổi mới ở Việt Nam.
docx 11 trang Quốc Hùng 15/08/2023 140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra kiến thức Lịch sử Lớp 9 - Đề 1 (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_kien_thuc_lich_su_lop_9_de_1_co_dap_an_va_thang.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra kiến thức Lịch sử Lớp 9 - Đề 1 (Có đáp án và thang điểm)

  1. ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC MÔN LỊCH SỬ 9 (ĐỀ 1) A. LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 1 (2,0 điểm): Bằng hiểu biết của em về phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX, em hãy lí giải vì sao Phan Bội Châu là nhà lãnh đao tiêu biểu nhất cho khuynh hướng đó. Câu 2 (2,0 điểm): Phân tích chính sách văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam trước Chiến tranh thế giới I. Vì sao trước những chính sách về văn hóa, giáo dục đó nhân dân ta vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc? Câu 3: (2,0 điểm) Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước? Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó? B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 4.(12 điểm) Trung Quốc sau cuộc nội chiến kéo dài (1946-1949) nhà nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, cũng từ đây đất nước Trung Quốc có nhiều khởi sắc. Em hãy: - Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc (1946 – 1949) thành công đã có ảnh hưởng như thế nào đối với sự nghiệp cách mạng Trung Quốc nói riêng và cách mạng thế giới nói chung ? - Tại sao năm 1978, Trung Quốc phải tiến hành cải cách mở cửa ? Nội dung cơ bản của đường lối cải cách là gì ? Thực hiện đường lối cải cách, từ năm 1978 đến năm 2000 Trung Quốc đã có những biến đổi căn bản như thế nào - Trong các đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa từ cuối năm 1978 của Đảng và Nhà nước Trung Quốc, theo em, đường lối nào là đóng vai trò quyết định dẫn đến thắng lợi của công cuộc cải cách ? Tại sao ? - Theo em, công cuộc cải cách kinh tế – xã hội hiện nay tại Trung Quốc còn có những hạn chế gì ? - Đường lối cải cách của Trung Quốc (năm 1978) và cải tổ của Liên Xô (năm 1985) có những điểm gì giống và khác nhau ? – Cho biết kết quả của công cuộc cải cách ở Trung Quốc và công cuộc cải tổ ở Liên Xô, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc Đổi mới ở Việt Nam. Câu 5 (2,0 điểm): Bằng hiểu biết chung về các nước Đông Nam Á: a. Hãy làm rõ biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ II. b. Việt Nam đứng trước những thuận lợi và khó khăn nào khi ASEAN trở thành Cộng đồng khu vực (12/2015)?
  2. II. Đáp án và thang điểm đề I CÂU NỘI DUNG 1 Phan Bội Châu là nhà lãnh đao tiêu biểu nhất cho khuynh hướng dân chủ tư sản. * Trình bày hoạt động yêu nước tiêu biểu của Phan Bội Châu - Năm 1904, Phan Bội Châu cùng một số nhà yêu nước lập ra Duy tân hội với mục đích là 0.2 đánh đuổi thực dân Pháp, lập ra một nước Việt Nam độc lập. - Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp khí giới, tiền bạc để đánh Pháp nhưng 0.2 người Nhật chỉ hứa đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang sau này. Hội Duy tân phát động thành viên tham gia phong trào Đông du, 0.2 - Phong trào Đông du phát triển mạnh, thuận lợi, số học sinh sang Nhật có lúc lên tới 200 người. 0.2 - Tháng 9 năm 1908, thực dân Pháp câu kết với Nhật và yêu cầu trục xuất những người yêu nước Việt Nam. 0.2 - Tháng 3 năm 1909, Phan Bội Châu buộc phải rời Nhật Bản, phong trào Đông Du tan rã, hội Duy tân ngừng hoạt động. * Giải thích Phan Bội Châu là nhà lãnh đao tiêu biểu nhất cho khuynh hướng dân chủ 0.25 tư sản vì: - Ông xác định đúng kẻ thù là thực dân Pháp, giải quyết được mâu thuẫn lớn nhất trong xã 0.25 hội là mâu thuẫn dân tộc. - Biện pháp đấu tranh là bạo động vũ trang phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc 0.25 -Với chủ trương cầu viện, cầu học Phan Bội Châu đã bước đầu hướng cách mạng Việt Nam ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại, tạo mối liên hệ giữa cách mạng trong nước với bên ngoài. 0.25 - Phan Bội Châu đã viết nhiều tác phẩm như: Hải ngoại huyết thư, Việt Nam vong quốc sử khích lệ lòng yêu nước, tố cáo tội ác thực dân Pháp 2 Phân tích chính sách văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam trước Chiến tranh thế giới I. Chính sách văn hóa, giáo dục trước Chiến tranh thế giới I. - Pháp duy trì chế độ giáo dục thời phong kiến, một số kì thi có thêm môn Tiếng Pháp. 0.15 - Pháp mở một số trường học nhằm đào tạo lớp người bản xứ phục vụ cho công việc cai trị. 0.15 Pháp cũng cho mở một số cơ sở văn hóa y tế . - Khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè 0.15 - Mở trường học một cách hạn chế, chủ yếu là các trường tiểu học, - Sách báo xuất bản công khai tuyên truyền cho chính sách “khai hóa” của thực dân, gieo rắc 0.15 ảo tưởng hòa bình hợp tác với đế quốc và phong kiến. Nhận xét: Các chính sách văn hóa giáo dục của thực dân Pháp nhằm thi hành triệt để chính 0.15 sách văn hóa nô dịch, phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa. 0.25 Nhân dân ta vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc vì: - Thực dân Pháp hạn chế mở trường học, tiếng Pháp là môn tự nguyện, nhân dân vẫn chủ 0.25 yếu học chữ Hán và Quốc ngữ nên nhân dân vẫn duy trì nền văn hóa lâu đời.
  3. - Nền văn hóa Việt Nam có bề dày lịch sử mang đặc sắc riêng của dân tộc Việt 0.25 - Nhân dân có tinh thần yêu nước, tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc và luôn có ý thức lưu giữ từ đời này qua đời khác. 0.5 - Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19-5-1890 ở Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An. - Tuy khâm phục các nhà yêu nước như : Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng Người không tán thành đường lối hoạt động của họ nên Người quyết định tìm ra cong đường cứu nước cho dân tộc. - Giữa năm 1911 tại bến cảng Nhà Rồng – Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp để có cơ hội ra nước ngoài xem học làm ăn như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào cứu nước. Câu 3 - Người đi qua nhiều nước ở các Châu Âu, Mĩ, Phi với cuộc hành trình dài 6 năm. - Năm 1917 Người trở về Pháp. Ở đây Người đã làm nhiều nghề, học tập, rèn luyện, tham ra hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước. - Người viết báo, tuyền đơn tố cao thực dân, tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam. - Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách Mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Người đã có những biến chuyển. - Những hoạt động của Người tuy mới chỉ bước đầu nhưng là điều kiện quan trọng để người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam. - Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc (1946 – 1949) thành công đã có ảnh hưởng như thế nào đối với sự nghiệp cách mạng Trung Quốc nói riêng và cách mạng thế giới nói chung ? Hướng dẫn làm bài. + Ý nghĩa của sự kiện đó đối với Cách mạng Trung Quốc: Thắng lợi này đã chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, đánh dấu Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc đã thành công. Mở ra cho nhân dân Trung Quốc một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội trong lịch sử Trung Quốc. Từ sau thắng lợi đó, nhân dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã liên tiếp giành nhiều thắng lợi trong công cuộc xây dựng đất nước. Đặc biệt, từ năm 1978 đến nay, với đường lối đổi mới, Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc đã thu được nhiều thành tựu, nhiều thắng lợi to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, Câu 4 hiện đại hoá đất nước. Có thể nói, Trung Quốc là nước chủ nghĩa xã hội đầu tiên tiến hành cải cách mở cửa thành công. + Thành công của Cách mạng Trung Quốc có ảnh hưởng đến sự nghiệp cách mạng thế giới nói chung. Với diện tích bằng ¼ diện tích châu Á và chiếm ¼ dân số toàn thế giới, thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc có tác động to lớn đến Cách mạng thế giới , mà trước hết là tăng cường lực lượng cho phe chủ nghĩa xã hội và động viên cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước Á, Phi, Mĩ Latinh. Việc Trung Quốc thu được nhiều thắng lợi từ sau cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ (1946 – 1949) đã để lại nhiều bài học cho Cách mạng các nước, đặc biệt là Việt Nam, một nước gần Trung Quốc, đang tiến hành cải cách và đổi mới đất nước. Thành công của Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc (1946 – 1949) không những có ý nghĩa đối với sự nghiệp Cách mạng Trung Quốc nói riêng mà còn ảnh hưởng rất lớn, tác động tích cực đến sự nghiệp Cách mạng thế giới nói chung.
  4. * Nền khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành tựu khá cao (năm 1964, thử thành công bom nguyên tử; năm 2003: phóng thành công tàu “Thần Châu 5” vào không gian) * Về đối ngoại : bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam , mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế. * Từ sau khi thực hiện cải cách Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, tình hình chính trị, xã hội ổn định. Vai trò của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế. - Trong các đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa từ cuối năm 1978 của Đảng và Nhà nước Trung Quốc, theo em, đường lối nào là đóng vai trò quyết định dẫn đến thắng lợi của công cuộc cải cách ? Tại sao ? Trong các đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội từ cuối năm 1978 ở Đảng và Nhà nước Trung Quốc thì đường lối đóng vai trò quyết định dẫn đến thắng lợi của công cuộc cải cách là : Lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì nguyên tắc: – Con đường xã hội chủ nghĩa – Chuyên chính dân chủ nhân dân. – Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ nghĩa Mác – Lênin – Tư tưởng Mao Trạch Đông. Bởi vì: – Trước năm 1978, do đường lối “ba ngọn cờ hồng” đã làm cho kinh tế Trung Quốc khủng hoảng (nạn đói diễn ra trầm trọng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, sản xuất ngưng trệ, tụt hậu so với thế giới) – Kinh tế là nhân tố hàng đầu thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực xã hội, chính trị, quân sự Vì vậy trong đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc, việc phát triển kinh tế được lấy làm yếu tố trung tâm. - Theo em, công cuộc cải cách kinh tế – xã hội hiện nay tại Trung Quốc còn có những hạn chế gì ? – Một là, tụt hậu xa hơn về kinh tế, khoa học – kĩ thuật so với các cường quốc tư bản phương Tây trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện nay. Vì sự phát triển khoa học – kĩ thuật của thế giới vừa tạo ra thời cơ cho những nước tiếp cận được, đồng thời cũng vừa tạo ra nguy cơ đối với những nước không tiếp cận được. – Hai là, chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Nguy cơ này dẫn tới mất vai trò lãnh đạo của Đảng, mất định hướng xã hội chủ nghĩa. – Ba là nạn tham nhũng, mẫu thuẫn xã hội và các tệ nạn xã hội khi phát triển kinh tế thị trường phải đối mặt với suy thoái đạo đức, phân cực giàu nghèo quá lớn, mất công bằng và ổn định xã hội. – Bốn là diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng của Trung Quốc - Đường lối cải cách của Trung Quốc (năm 1978) và cải tổ của Liên Xô (năm 1985) có những điểm gì giống và khác nhau ? – Cho biết kết quả của công cuộc cải cách ở Trung Quốc và công cuộc cải tổ ở Liên Xô, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc Đổi mới ở Việt Nam. Hướng dẫn làm bài Để sửa chữa thiếu sót, sai lầm đưa đất nước thoát khỏi suy thoái, khủng hoảng, tiến kịp với xu thế thời đại, Trung Quốc tiến hành cải cách – mở cửa (12 – 1978), Liên Xô tiến hành cải tổ (3 – 1985)
  5. + Điểm giống : Thực hiện đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm. Chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước Mở rộng quyền tự do dân chủ, đổi mới mọi mặt đời sống xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân + Điểm khác : Liên Xô Trung Quốc – Liên Xô chủ trương đẩy mạnh ứng – Trung Quốc cải cách – mở cửa, xây dựng nền dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật đưa kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt kinh tế phát triển theo chiều sâu, đạt nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội mức cao nhất củathế giới về năng suất đặc sắcTrung Quốc, biến Trung Quốc thành lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh (phù hợp quả (nóng vội, chưa phù hợp với điều với hoàn cảnh, đặc điểm, bản sắc của Trung kiện của Liên Xô ). Quốc ) – Liên Xô thực hiện chế độ Trung Quốc kiên trì 4 nguyên tắc: chủ nghĩa tổng thống, đa nguyên chính trị, dân xã hội ; chuyên chính dân chủ nhân dân; Đảng chủ công khai Cộng sản lãnh đạo; chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông. + Kết quả: Liên Xô Trung Quốc – Sau 6 năm cải tổ do chưa có bước đi – Sau hơn 20 năm đổi mới kinh tế Trung đúng đắn, xa rời nguyên tắc chủ nghĩa Quốc có bước phát triển nhanh (GDP tăng , bình Mác – Lênin nên đất nước khủng quân đầu người tăng , tỉ trọng xuất nhập khẩu hoảng rối loạn, đời sống khó khăn, Đảng Cộng sản tăng ; khoa học – kĩ thuật, văn hóa – giáo dục đạt mất quyền lãnh đạo , tháng 12 – 1990 cải tổ thất nhiều thành tựu ; chính trị ổn định, địa vị nâng cao bại -> Liên bang CHXHCN Xô viết tan rã trên trường quốc tế + Bài học cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam : Từ thắng lợi của công cuộc cải cách ở Trung Quốc và thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô ta rút ra những bài học kinh nghiệm: – Cải cách, đổi mới phải kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội , làm cho mục tiêu đó có hiệu quả hơn bằng những bước đi, biện pháp đúng đắn, thích hợp – Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam; nắm vững nguyên lí chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; lấy dân làm gốc – Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị phải thận trọng 4 a. Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ II. - Biến đổi lớn nhất là: Sau Chiến tranh thế giới II, các nước Đông Nam Á đã giành được độc 0.25 lập. + Trước Chiến tranh thế giới II, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa, nửa thuộc 0.15 địa của các nước thực dân phương Tây (trừ Thái Lan).
  6. + Tháng 8 năm 1945, ngay khi Nhật đầu hàng, các nước giành độc lập như: In-đô-nê-xi-a, 0.15 Việt Nam, Lào + Nhiều nước Đông Nam Á tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược trở lại của các nước 0.15 đế quốc như In-đô-nê-xi-a, Việt Nam + Mĩ trao trả độc lập cho Phi-lip-pin (1946), Anh trao trả độc lập cho Miến Điện (1948), Mã 0.15 Lai (1957), Pháp công nhận nền độc lập của 3 nước Đông Dương (1954) Như vậy đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á giành được 0.15 độc lập dân tộc, các nước từ thân phận thuộc địa trở thành những quốc gia độc lập b. Việt Nam đứng trước những thuận lợi và khó khăn khi ASEAN trở thành Cộng đồng khu vực: Thuận lợi: 0.5 - Tạo điều kiện hội nhập về kinh tế - văn hóa - Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài khối ASEAN 0.5 - Chuyển giao công nghệ, học tập tiến bộ KHKT Khó khăn: - Sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt - Khó khăn trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, tránh nguy cơ hòa tan Câu 4 (2,0 điểm): Tại sao Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời vào năm 1967? Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, ASEAN đã làm gì để xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển? Việt Nam đã tận dụng những cơ hội khi gia nhập ASEAN như thế nào? Theo em Cộng đồng ASEAN thành lập có tác động như thế nào đến việc giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay? Ý Nội dung cần trình bày Điểm Ý 1 Tại sao Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời vào năm 1967? 1,0 - Các nước Đông Nam Á có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên, lịch sử, văn hóa 0,25 - Nhiều quốc gia ở Đông Nam Á đã giành được độc lập và bắt tay vào xây dựng, phát triển đất 0,25 nước, vì vậy, cần tăng cường sự hợp tác giữa các nước và để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài vào khu vực - Xu thế liên kết khu vực trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ , đặc biệt là thành công của tổ 0,25 chức EC
  7. - Với những điều kiện trên, ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời 0,25 nhằm phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Ý 2 Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, ASEAN đã làm gì để xây dựng Đông Nam Á 0,5 thành một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển? - Sau khi trở thành ASEAN 10, tổ chức này đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế 0,25 - Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA) 0,25 trong vòng 10-15 năm; Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF) Ý 3 Việt Nam đã tận dụng những cơ hội khi gia nhập ASEAN như thế nào? 0,5 - Tăng cường giao lưu, hợp tác, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, tiếp cận khoa học kỹ 0,25 thuật hiện đại, học hỏi kinh nghiệm phát triển đất nước - Tranh thủ diễn đàn ASEAN để bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh khu vực 0,25 * Cộng đồng ASEAN thành lập có tác động đến việc giải quyết vấn đề Biển Đông: - Cộng đồng ASEAN thành lập, tạo điều kiện cho các quốc gia có tranh chấp chủ quyền, các quốc gia trong và ngoài khu vực đối thoại, thảo luận và thúc đẩy hòa bình, an ninh ở Biển Đông, do đó có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông - Các quốc gia có tranh chấp chủ quyền có điều kiện nâng cao năng lực, có thêm các cơ chế để hỗ trợ đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình ở Biển Đông. Câu hỏi: Tại sao cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949) lại được coi là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ? Trình bày những thành tựu nổi bật của Trung Quốc trong 10 năm đầu xây dựng chế độ mới. Hướng dẫn làm bài. 1) Những nét chính về cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc (1946 – 1949): – Nguyên nhân cuộc nội chiến : + Chủ quan : Sau cuộc kháng Nhật thành công (1945), lực lượng Cách mạng Trung Quốc ngày càng lớn mạnh: khu giải phóng chiếm 1/4 đất đai và 1/3 dân số, quân chủ lực phát triển lên tới 126 vạn, phong trào đấu tranh cuả quần chúng lên cao. + Khách quan : Sự giúp đỡ cuả Liên Xô về kinh tế và quân sự. Liên Xô chuyển giao vùng Quảng Châu, giúp đỡ vũ khí cho chính quyền Cách mạng đã tác động tích cực đến phong trào cách mạng thế giới. + Tưởng Giới thạch gây nội chiến : Tưởng Giới Thạch cấu kết với Mĩ phát động nội chiến. Ngày 20 – 7 – 1946, Tưởng Giới Thạch tập trung 1,6 triệu quân tấn công vào các vùng giải phóng. Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc nội chiến. – Diễn biến cuộc nội chiến (được chia làm 2 giai đoạn). * Giai đoạn 1: Quân giải phóng Trung Quốc phòng ngự tích cực (từ tháng7 – 1946 đến tháng 6 – 1947), nhằm tiêu diệt sinh lực địch và xây dựng quân giải phóng. * Giai đoạn 2: Quân cách mạng phản công và giành thắng lợi (từ tháng 6 – 1947 đến tháng 4 – 1949), quân cách mạng phản công, giải phóng các vùng do Quốc dân đảng thống trị. – Kết quả : Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Hoa được giải phóng. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch thất bại, phải rút chạy ra Đài Loan. Ngày 1 – 10 – 1950, nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa chính thức được thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông.
  8. 2) Cuộc cách mạng ở Trung Quốc (1946 – 1949) lại được coi là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ bởi vì : – Mặc dù cuộc cách mạng diễn ra dưới hình thức nội chiến giữa hai đảng phái – đại diện cho hai lực lượng chi phối đời sống chính trị – xã hội Trung Quốc là Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng. – Đảng Cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân Trung Quốc, đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động Trung Quốc. – Quốc dân đảng là chính đảng của giai cấp tư sản, do Tưởng Giới Thạch đứng đầu, đại diện cho quyền lợi của tư sản, phong kiến, từng bước thực hiện chính sách phản động đi ngược lại quyền lợi của quần chúng nhân dân và lợi ích dân tộc. Vì quyền lợi giai cấp đã sẵn sàng cấu kết với Mĩ đang muốn can thiệp và đưa Trung Quốc vàOovòng nô dịch. – Như vậy Đảng Cộng sản đánh đổ sự thống trị của Quốc dân đảng, thực chất là đánh đổ giai cấp phong kiến, tư sản đế quốc can thiệp, tức là thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đang đặt ra đối với Trung Quốc sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật (1945). 3) Những thành tựu nổi bật của Trung Quốc trong 10 năm đầu xây dựng chế độ mới : – Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, nhiệm vụ hàng đầu là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục. – Về kinh tế : Trong những 1950 – 1952, Trung Quốc thực hiện khôi phục kinh tế, cải cách dân chủ, phát triển văn hóa, giáo dục. Trong những năm 1953 – 1957, Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, kết quả tổng sản lượng công, nông nghiệp tăng 11,8 lần, riêng công nghiệp tăng 10,7 lần. Văn hóa, giáo dục có bước tiến vượt bậc. Bộ mặt đất nước có nhiều thay đổi rõ rệt – Về đối ngoại : Thi hành chính sách tích cực nhằm củng cố hóa bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Điạ vị quốc tế của Trung Quốc được nâng cao. Ngày 14 – 2 – 1950, kí với Liên Xô “Hiệp ước hữu nghị, đồng minh và tương trợ Trung – Xô” và nhiều hiệp ước kinh tế, tài chính khác; phái Quân chí nguyện sang giúp nhân dân Triều Tiên chống Mĩ (1950 – 1953); giúp đỡ nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp; ủng hộ các nước Á, Phi và Mĩ Latinh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; năm 1955, tham gia Hội nghị các nước Á – Phi ở Bănggung (Inđônêxia) Dạng câu hỏi tương tự : 1. Cho biết công cuộc cải cách ở Trung Quốc từ năm 1978 đến nay. Từ đó, anh/chị hãy trình bày những suy nghĩ của bản thân về công cuộc đổi mới hiện nay tại Việt Nam ? ( 2. Những nét chính về đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội từ cuối năm 1978 ở Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Theo anh/chị, công cuộc cải cách kinh tế, xã hội hiện nay tại Trung Quốc còn có những hạn chế gì ? 3. Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ XVI có viết: “ Những nỗ lực gian khổ và những thành tựu mà Đảng và nhân dân ta giành được đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới và nhất định sẽ ghi vào sử sách vinh quang về sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”. Bằng những kiến thức lịch sử, anh/chị hãy cho biết: – Những thành tựu về kinh tế, khoa học kĩ thuật và ngoại giao mà Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc giành được sau hơn 20 năm cải cách. – Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước, Việt Nam có thể vận dụng được những bài học kinh nghiệm nào từ thành công của Trung Quốc ?
  9. Câu hỏi . Trình bày tóm lược chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong các thời kỳ 1949 – 1959, 1959 – 1978, 1978 – 2000. Từ đó, rút ra nhận xét chung về chính sách đối ngoại của Trung Quốc ? Hướng dẫn làm bài. 1949 – 1959 1959 – 1978 1978 – 2000 – Trung Quốc thi hành chính sách ngoại giao – Từ năm 1959 trở đi thi hành – Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Trung tích cực nhằm củng cố hoà bình và thúc đẩy sự đưòng lối ngoại giao bất lợi cho Quốc đã bình thường hoá quan hệ với phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Cách mạng Trung Quốc và Cách Liên Xô, Mông Cổ, Lào, Việt Nam. Mở – Ngày 14 – 2 – 1950, Trung Quốc kí với Liên mạng thế giới rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các Xô “Hiệp ước hữu nghị, đồng minh và tương trợ chống Liên Xô tranh chấp biên giới nước Trung – Xô” và nhiều hiệp ước kinh tế, tài chính với Liên Xô và Ấn Độ. trên thế giới. Góp sức vào việc giải quyết khác; phái quân chí nguyện sang giúp nhân dân – Việc Trung Quốc kí với Mĩ các vụ tranh chấp quốc tế. Triều Tiên (1950 – 1953); tham gia Hội nghị các “Thông cáo chung Thượng Hải” – Tháng 7 – 1997, thu hồi nước Á, Phi và Mĩ Latinh trong cuộc đấu tranh (1972) đã gây nên những tổn thất Hồng Công. Tháng 12 - 1999, thu hồi Ma giải phóng dân tộc. nghiêm trọng cho sự nghiệp Cách Cao. Những vùng đất này trở thành khu – Ngày 18 – 1 – 1950, Trung Quốc mạng cuả Trung Quốc và 3 nước hành chính đặc biệt của Trung Quốc, góp hiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Đông Dương. phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Câu 3 (4 điểm): Hãy cho biết những nét chính về điểm giống và khác nhau của hai khuynh hướng cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX ? Hãy rút ra những ý nghĩa phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ? - Những điểm giống nhau: + Cả hai khuynh hướng cách mạng đều xuất phát từ tấm lòng vì dân vì nước,vì nước mạnh dân cường. (0.25đ) + Cả hai khuynh hướng đều muốn nước nhà có độc lập thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu.(0.25đ) + Cả hai đều có ý muốn cải tổ, duy tân canh tân đổi mới đất nước trên tất cả các phương diện. (0.25đ) - Những điểm khác nhau: + Một bên chủ trương đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập một thể chế chính trị mới ở Việt Nam.(0.25đ) + Một bên chủ trương đánh đổ chế độ quân chủ phong kiến đang ngày càng thối nát,coi đây là điều kiện cần thiết để tiến tới nền độc lập.(0.25đ) + Một bên chủ trương sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng để thực hiện mục tiêu của mình (0.25đ) + Một bên là cải cách, ca ngợi thể chế dân chủ, đả phá chuyên chế, vận động học theo cái mới, làm theo cái mới,hô hào chấn hưng thực nghiệp.(0.25đ) + Một bên chủ trương dựa vào sự giúp sức củ đế quốc Nhật Bản để xây dựng lực lượng quân sự là bạo động ,một bên chủ trương dựa vào Pháp để yêu cầu cải cách xã hội tiến tới xây dựng dân quyền. (0.25đ)  Ý Nghĩa: - Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc vì độc lập tự do của nhân dân ta trong bối cảnh đất nước đó bị biến thành thuộc địa.(0.25đ) -Ngoài yếu tố yêu nước phong trào đó có thêm những yếu tố cách mạng (Việc từ bỏ thể chế quân chủ, xây dựng thể chế dân chủ sơ khai, đoạn tuyệt cái cũ, cái lạc hậu )(0.5đ)
  10. -Phong trào đó đề xướng nhữngchủ trươg cứu nước mới,thoát khỏi cách thức cứu nước theo tư tưởng phong kiến hướng theo con đường dân chủ tư sản gắn giải phóng dân tộc với cải biến xã hội hồ nhập với trào lưu mới.(0.25đ) -Phong trào đó dấy lây một cuộc vân động sâu rộng và thu hút đông đảo tầng lớp tham gia,đó làm thức tỉnh dân tộc đó tao ra được ý thức tự lực tự cường đất nước.(0.25đ) -Phong trào đó đạt được những bước tiến về trình độ tổ chức, cách thức hoạt động,quy mô đạt cơ sở cho việc tập hợp lực lương,đồn kết các dân tộc chống đế quốc.(0.25đ) -Phong trào đó có những đóng góp vô cùng to lớn về mặt văn hoá, tạo ra bước đột phá lớn về ngôn ngữ, chữ viết,và cải cách nền giáo dục ở Việt Nam (0.5đ)