Đề kiểm tra học kì II môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Gia Thiều
Câu 1: Một người gia nên mắt bị lão hóa. Biết khoảng cực cận của mắt người ấy là 50cm. Khi đã đeo kính người ấy nhìn rõ được vật gần mắt nhất là 25cm. Hỏi người đó nên đeo loại kính và tiêu cự của kính đang đeo đó là bao nhiêu?
A. Thấu kính hội tụ, f = 50cm B. Thấu kính hội tụ, f = 25cm
C. Thấu kính phân kì, f = 50cm D. Thấu kính phân kì, f = 25cm
Câu 2: Một vật sáng AB có dạng mũi tên cao 6cm đặt vuông góc trục chính của thấu kính hội tụ, cách thấu kính 10cm. Thấu kính có tiêu cự 12 cm. Độ cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính lần lượt là :
A. 60 cm và 36 cm. B. 36 cm và 60 cm
C. 18 cm và 30 cm D. 30 cm và 18 cm
Câu 3: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường.
A. Bị hắt trở lại môi trường cũ.
B. Tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
C. Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.
D. Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
Câu 4: Pháp tuyến là đường thẳng
A. Tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới.
B. Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc vuông tại điểm tới.
C. Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới.
D. Song song với mặt phân cách giữa hai môi trường.
Câu 5: Khi nói về
File đính kèm:
de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_9_nam_hoc_2023_2024_tru.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Gia Thiều
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN GIA THIỀU LỚP 9 - MÔN: VẬT LÍ Năm học : 2023-2024 Thời gian: 45 phút Chọn 1 phương án trả lời đúng cho các câu sau: Câu 1: Một người gia nên mắt bị lão hóa. Biết khoảng cực cận của mắt người ấy là 50cm. Khi đã đeo kính người ấy nhìn rõ được vật gần mắt nhất là 25cm. Hỏi người đó nên đeo loại kính và tiêu cự của kính đang đeo đó là bao nhiêu? A. Thấu kính hội tụ, f = 50cm B. Thấu kính hội tụ, f = 25cm C. Thấu kính phân kì, f = 50cm D. Thấu kính phân kì, f = 25cm Câu 2: Một vật sáng AB có dạng mũi tên cao 6cm đặt vuông góc trục chính của thấu kính hội tụ, cách thấu kính 10cm. Thấu kính có tiêu cự 12 cm. Độ cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính lần lượt là : A. 60 cm và 36 cm. B. 36 cm và 60 cm C. 18 cm và 30 cm D. 30 cm và 18 cm Câu 3: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường. A. Bị hắt trở lại môi trường cũ. B. Tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. C. Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai. D. Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. Câu 4: Pháp tuyến là đường thẳng A. Tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới. B. Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc vuông tại điểm tới. C. Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới. D. Song song với mặt phân cách giữa hai môi trường. Câu 5: Khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận định nào sau đây là đúng? A. Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới. B. Góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới. C. Góc khúc xạ bao giờ cũng bằng góc tới. D. Tuỳ từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn. Câu 6: Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi A. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ. B. Góc tới bằng 0. C. Góc tới bằng góc khúc xạ. D. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ. Câu 7: Vật liệu nào không được dùng làm thấu kính A. Nhôm B. Nhựa trong. C. Thuỷ tinh trong. D. Nước. Câu 8: Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló A. Truyền thẳng theo phương của tia tới. B. Đi qua tiêu điểm. C. Song song với trục chính. D. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm. Câu 9: Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho tia ló A. Truyền thẳng theo phương của tia tới. B. Đi qua tiêu điểm. C. Đi qua điểm giữa quang tâm và tiêu điểm D. Song song với trục chính. Câu 10: Tiêu điểm của thấu kính hội tụ có đặc điểm A. Là một điểm bất kỳ trên trục chính của thấu kính. B. Mỗi thấu kính chỉ có một tiêu điểm ở sau thấu kính. C. Mỗi thấu kính chỉ có một tiêu điểm ở trước thấu kính. D. Mỗi thấu kính có hai tiêu điểm đối xứng nhau qua thấu kính. Câu 11: Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng
- A. Truyền thẳng ánh sáng. B. Khúc xạ ánh sáng. C. Phản xạ ánh sáng. D. Tán xạ ánh sáng. Câu 12: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính thì ảnh là A. Ảnh thật, ngược chiều với vật. B. Ảnh thật luôn lớn hơn vật. C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật. D. Ảnh và vật luôn có độ cao bằng nhau. Câu 13. Một vật AB đặt vuông góc với trục chính thấu kính phân kỳ cho ảnh ảo nhỏ hơn vật 3 lần và cách thấu kính 20cm. Hỏi vật đặt cách thấu kính bao nhiêu? A. 20 cm B. 30 cm C. 40 cm D. 60 cm. Câu 14: Khi nói về thấu kính phân kì, câu phát biểu nào sau đây là sai ? A. Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa. B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính. C. Tia tới đến quang tâm của thấu kính, tia ló tiếp tục truyền thẳng theo hướng của tia tới. D. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm của thấu kính. Câu 15: Ảnh tạo bởi thấu kính phân kì luôn có tính chất là: A. Ảnh thật, lớn hơn vật B. Ảnh thật, nhỏ hơn vật. C. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật. D. Ảnh ảo, lớn hơn vật. Câu 16: Một vật sáng AB có dạng mũi tên cao 6 cm đặt vuông góc trục chính của thấu kính phân kỳ, cách thấu kính 10cm. Thấu kính có tiêu cự 14 cm. Độ cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính lần lượt là : A. 3,5 cm và 5,8 cm. B. 5,8 cm và 3,5 cm C. 3,6 cm và 6 cm D. 6 cm và 3,6 cm Câu 17: Một thấu kính phân kì có tiêu cự 25cm. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm F và F’ là A. 12,5cm. B. 25cm. C. 37,5cm. D. 50cm Câu 18: Thấu kính phân kì có thể A. Làm kính đeo chữa tật cận thị. B. Làm kính lúp để quan sát những vật nhỏ. C. Làm kính hiển vi để quan sát những vật rất nhỏ. D. Làm kính chiếu hậu trên xe ô tô. Câu 19: Khi đặt trang sách trước một thấu kính phân kỳ thì A. Ảnh của dòng chữ nhỏ hơn dòng chữ thật trên trang sách. B. Ảnh của dòng chữ bằng dòng chữ thật trên trang sách. C. Ảnh của dòng chữ lớn hơn dòng chữ thật trên trang sách. D. Không quan sát được ảnh của dòng chữ trên trang sách. Câu 20: Khi nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó nằm ở A. Thể thủy tinh của mắt. B. Võng mạc của mắt. C. Con ngươi của mắt. D. Lòng đen của mắt. Câu 21: Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như A. Gương cầu lồi. B. Gương cầu lõm. C. Thấu kính hội tụ. D. Thấu kính phân kỳ. Câu 22. Khi nói về thuỷ tinh thể của mắt, câu kết luận không đúng là A. Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ. B. Thủy tinh thể có độ cong thay đổi được. C. Thủy tinh thể có tiêu cự không đổi. D. Thủy tinh thể có tiêu cự thay đổi được. Câu 23: Mắt tốt khi nhìn vật ở xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật ở A. Trước màng lưới của mắt. B. Trên màng lưới của mắt. C. Sau màng lưới của mắt. D. Trước tiêu điểm của thể thuỷ tinh của mắt. Câu 24: Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách A. Thay đổi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới. B. Thay đổi đường kính của con ngươi C. Thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh.
- D. Thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh và khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới. Câu 25 : Khi nhìn một tòa nhà cao 15m ở cách mắt 30m thì ảnh của tòa nhà trên màng lưới mắt có độ cao bao nhiêu? Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 3cm. A. 0,5cm. B. 1,0cm. C. 1,5cm. D. 2,0cm. Câu 26: Biểu hiện của mắt cận là A. Chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt. B. Chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt. C. Chìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn. D. Không nhìn rõ các vật ở gần mắt. Câu 27: Tác dụng của kính lão là để A. Tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng cực cận của mắt. B. Tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực cận của mắt. C. Tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng cực cận của mắt. D. Tạo ảnh thật nằm trong khoảng cực cận của mắt. Câu 28: Sự điều tiết của mắt có tác dụng gì? A. Làm tăng khoảng cách từ vật đến ảnh B. Làm giảm khoảng cách từ vật đến ảnh C. Làm ảnh của vật hiện rõ trên màng lưới D. Cả A B C đều đúng. Câu 29: Một vật sáng AB có dạng mũi tên cao 8 cm đặt vuông góc trục chính của thấu kính hội tụ, cách thấu kính 15cm. Thấu kính có tiêu cự 10 cm. Độ cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính lần lượt là : A. 16 cm và 30 cm. B. 30 cm và 16 cm C. 12 cm và 30 cm D. 30 cm và 12 cm Câu 30: Một người già phải đeo kính sát mắt có tiêu cự 50cm thì nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm. Hỏi kính người già ấy đeo là loại kính gì và khi không đeo kính người ấy nhìn rõ vật gần nhất cách mắt bao nhiêu? A. Thấu kính phân kì, d’ = 50cm B. Thấu kính hội tụ, d’ = 25cm C. Thấu kính hội tụ, d’ = 50 cm D. Thấu kính phân kì, d’ = 25cm HẾT Chúc các con làm bài tốt!