Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Huệ Chi (Có đáp án)
Câu 1(0,3đ): Câu phát biểu nào dưới đây về biến trở là không đúng?
A. Biến trở là dụng cụ đổi chiều dòng điện.
B. Biến trở là dụng cụ có thể thay đổi trị số điện trở.
C. Biến trở được dùng để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch.
D. Biến trở gồm 3 loại: Biến trở con chạy, biến trở than, biến trở tay quay.
Câu 2(0,3đ): Năng lượng của dòng điện gọi là:
A. Cơ năng.
B. Nhiệt năng.
C. Quang năng.
D. Điện năng.
Câu 3(0,3đ): Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có mối quan hệ:
A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
C. Chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó tăng.
D. Không tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
Câu 4(0,3đ): Công suất điện cho biết:
A. Khả năng thực hiện công của dòng điện.
B. Năng lượng của dòng điện.
C. Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.
D. Mức độ mạnh, yếu của dòng điện.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_ly_lop_9_nam_hoc_2021_2022_tran.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Huệ Chi (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TỔ TOÁN - LÝ MÔN: VẬT LÝ 9 Năm học 2021 – 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 28/12/2021 Thời gian làm bài: 45 phút Em hãy lựa chọn một phương án trả lời cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1(0,3đ): Câu phát biểu nào dưới đây về biến trở là không đúng? A. Biến trở là dụng cụ đổi chiều dòng điện. B. Biến trở là dụng cụ có thể thay đổi trị số điện trở. C. Biến trở được dùng để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch. D. Biến trở gồm 3 loại: Biến trở con chạy, biến trở than, biến trở tay quay. Câu 2(0,3đ): Năng lượng của dòng điện gọi là: A. Cơ năng. B. Nhiệt năng. C. Quang năng. D. Điện năng. Câu 3(0,3đ): Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có mối quan hệ: A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. C. Chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó tăng. D. Không tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. Câu 4(0,3đ): Công suất điện cho biết: A. Khả năng thực hiện công của dòng điện. B. Năng lượng của dòng điện. C. Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian. D. Mức độ mạnh, yếu của dòng điện. Câu 5(0,3đ): Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Cường độ dòng điện qua các nhánh của mạch song song luôn bằng nhau. B. Để tăng điện trở của mạch ta phải mắc một điện trở mới song song với mạch cũ. C. Khi các bóng đèn được mắc song song, nếu bóng đèn này tắt thì các bóng đèn kia vẫn hoạt động. D. Khi mắc song song, mạch có điện trở lớn thì cường độ dòng điện đi qua lớn. Câu 6(0,3đ): Một bóng đèn dây tóc có ghi 12V – 15W có thể mắc vào những nguồn điện nào sau đây để đèn sáng bình thường ? A. Bình ăcquy có hiệu điện thế 15V. B. Bình ăcquy có hiệu điện thế 12V đến dưới 15V.
- C. Bình ăcquy có hiệu điện thế 12V. D. Bình ăcquy có hiệu điện thế dưới 12V. Câu 7(0,3đ): Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu của một biến trở R thì cường độ dòng điện chạy qua là I. Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn trong thời gian t? U.t U 2.t A. Q B. Q = UIt C. Q D. Q = I2Rt I R Câu 8(0,3đ): Nhận định nào sau đây là không đúng? Để giảm điện trở của dây dẫn người ta: A. Giảm tiết diện của dây dẫn và dùng vật liệu có điện trở suất nhỏ. B. Dùng vật liệu có điện trở suất nhỏ. C. Tăng tiết diện của dây dẫn và dùng vật liệu có điện trở suất nhỏ. D. Tăng tiết diện của dây dẫn. Câu 9(0,3đ): Cho điện trở R = 20 Ω, nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở trong 10 phút là bao nhiêu khi dòng điện chạy qua điện trở có cường độ là 2A? A. 48000J B. 24000J C. 800J D. 480000J Câu 10(0,4đ): Nam châm vĩnh cửu không có tính chất nào sau đây? A. Hút các vật bằng sắt thép. B. Nam châm luôn có hai cực từ: cực Bắc(N) và cực Nam(S) C. Các cực từ cùng tên thì đẩy nhau, các cực từ khác tên thì hút nhau. D. Hai nam châm để gần nhau mới tương tác với nhau, để xa nhau thì không tương tác. Câu 11(0,3đ): Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất? A. Phần giữa của thanh nam châm. B. Cực từ Bắc. C. Cả hai từ cực. D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau. Câu 12( 0,3đ): Từ trường không tồn tại ở: A. xung quanh điện tích đứng yên. B. xung quanh nam châm. C. xung quanh dòng điện. D. xung quanh Trái Đất. Câu 13( 0,3đ): Một kim bằng kim loại có thể quay quanh một trục thẳng đứng. Khi đưa một đầu của thanh nam châm lại gần kim thấy kim bị hút, đổi cực của thanh nam châm đưa lại gần kim thấy kim bị hút. Vậy kim trên trục quay là: A. Một nam châm B. Một kim bằng đồng C. Một kim bằng sắt
- D. Một kim bằng nhôm Câu 14(0,3đ): Khi nói về từ trường của dòng điện, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Xung quanh bất kì dòng điện nào cũng có từ trường. B. Từ trường chỉ tồn tại xung quanh dòng điện có cường độ lớn. C. Dòng điện có cường độ nhỏ không tạo ra từ trường xung quanh nó. D. Từ trường chỉ tồn tại ở vùng không gian gần sát dây dẫn có dòng điện. Câu 15( 0,3đ): Chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó? A. Chiều chuyển động của thanh nam châm đặt tại điểm đó. B. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm tại điểm đó. C. Hướng của lực từ tác dụng lên một vụn sắt đặt tại điểm đó. D. Hướng của dòng điện trong dây dẫn tại điểm đó. Câu 16 (0,3đ): Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình chữ U ở hình bên, hãy cho biết tên các cực từ của nam châm? A. (1) là cực từ Bắc, (2) là cực từ Nam. B. (1) là cực từ Nam, (2) là cực từ Bắc. C. (2) là cực từ Bắc và không xác định được cực từ Nam. D. Không đủ yếu tố để xác định. Câu 17 (0,4đ): Nhìn vào hình vẽ, hãy cho biết tên các cực từ của thanh nam châm thẳng? A. A là cực từ Nam, B là cực từ Bắc. B. A là cực từ Bắc, B là cực từ Nam. C. A là cực từ Nam, không xác định được cực từ Bắc. D. Không đủ yếu tố để xác định. Câu 18 (0,3đ): Quy tắc nào dưới đây cho ta xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua? A. Quy tắc bàn tay phải. B. Quy tắc bàn tay trái. C. Quy tắc nắm tay phải. D. Quy tắc nắm tay trái.
- Câu 19 (0,3đ): Cách nào dưới đây làm tăng lực từ của một nam châm điện? A. Tăng số vòng dây dẫn và tăng cường độ dòng điện chạy trong các vòng dây. B. Tăng đường kính của dây và giảm chiều dài của ống dây. C. Dùng dây dẫn to quấn ít vòng. D. Dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ quấn ít vòng. Câu 20 (0,3đ): Chọn câu phát biểu không đúng: A. Khi dòng điện chạy qua ống dây, ống dây bị nhiễm từ và cũng hút được sắt thép. B. Cũng giống như thanh nam châm từ trường của ống dây là từ trường vĩnh cửu. C. Ống dây có dòng điện chạy qua được coi như một thanh nam châm thẳng. D. Khi đổi chiều dòng điện thì chiều đường sức từ của ống dây cũng đổi chiều. Câu 21 (0,3đ): Trong quy tắc nắm tay phải dùng để xác định chiều của từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì ngón tay cái choãi ra chỉ điều gì? A. Chiều của dòng điện trong ống dây. B. Chiều của lực từ tác dụng lên nam châm thử. C. Chiều của lực từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt ở ngoài ống dây. D. Chiều của lực từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt trong lòng ống dây. Câu 22 (0,4đ): Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non? A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non. B. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu. C. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện. D. Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi. Câu 23 (0,3đ): Hãy chọn câu phát biểu chưa đúng: A. Người ta quy ước bên trong thanh nam châm: Chiều của đường sức từ hướng từ cực Nam sang cực Bắc, bên ngoài thanh nam châm đường sức từ đi ra từ cực Bắc và đi vào ở cực Nam. B. Đường sức từ của nam châm là hình vẽ những đường mạt sắt phân bố xung quanh thanh nam châm. C. Ở các đầu cực của nam châm các đường sức từ dày cho biết từ trường mạnh, càng ra xa nam châm các đường sức từ càng thưa cho biết từ trường càng yếu. D. Các đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua có chiều đi từ cực Bắc đến cực Nam của ống dây. Câu 24(0,4đ): Cho ống dây có dòng điện chạy qua như hình vẽ. Chọn câu đúng trong các phát biểu sau: A. Đầu A của ống dây là cực từ Bắc. B. Đầu B của ống dây là cực từ Bắc.
- C. Đường sức từ trong lòng ống dây là đi từ đầu A sang đầu B. D. Dùng quy tắc bàn tay trái xác định được chiều đường sức từ của ống dây. Câu 25 (0,3đ): Theo quy tắc bàn tay trái người ta quy ước ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của: A. dòng điện trong dây dẫn. B. các đường sức từ. C. lực điện từ tác dụng lên dây dẫn. D. cực từ của nam châm. Câu 26 (0,3đ): Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt lại một điểm trong từ trường và cắt các đường sức từ thì cần phải biết những yếu tố nào? A. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ tại điểm đó. B. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều dài của dây. C. Chiều của đường sức từ và và cường độ lực điện từ tại điểm đó. D. Chiều và cường độ của dòng điện, chiều và cường độ lực từ tại điểm đó. Câu 27 (0,3đ): Xác định câu nói đúng về tác dụng của từ trường lên đoạn dây dẫn có dòng điện. A. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và song song với đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó. B. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó. C. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, không đặt trong từ trường thì có lực từ tác dụng lên nó. D. Một đoạn dây dẫn không có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó. Câu 28 (0,3đ): Khi dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt song song với các đường sức từ thì lực điện từ có hướng như thế nào? A. Cùng hướng với dòng điện. B. Cùng hướng với đường sức từ. C. Vuông góc với dây dẫn và đường sức từ. D. Không có lực điện từ. Câu 29 (0,3đ): Trong quy tắc bàn tay trái thì chiều dòng điện được biểu diễn là chiều: A. Hướng vào lòng bàn tay. B. Từ ngón tay giữa đến cổ tay. C. Từ cổ tay đến ngón tay giữa. D. Ngón tay cái choãi ra 90 độ. Câu 30 (0,3đ): Một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ, nếu ta đổi chiều dòng điện chạy trong dây dẫn thì: A. Lực điện từ đổi chiều.
- B. Lực điện từ mạnh lên. C. Đường sức từ đổi chiều. D. Chiều của lực điện từ không thay đổi. Câu 31(0,3đ): Trong hình vẽ dòng điện chạy trong dây dẫn AB có chiều: A. Từ A đến B. B. Từ B đến A. C. Không xác định được. D. Ban đầu có chiều từ A đến B sau đó đổi chiều từ B về A. Câu 32(0,3đ): Trong hình vẽ khung dây chịu tác dụng của một cặp lực điện từ sẽ làm cho: A. Khung dây quay theo chiều kim đồng hồ. B. Khung dây quay ngược chiều kim đồng hồ. C. Khung dây bị kéo giãn theo chiều dọc. D. Khung dây bị kéo giãn theo chiều ngang. - HẾT-
- TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TỔ TOÁN - LÝ MÔN: VẬT LÝ 9 Năm học 2021 – 2022 ĐỀ DỰ PHÒNG Ngày kiểm tra: Thời gian làm bài: 45 phút Em hãy lựa chọn một phương án trả lời cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1 (0,3đ): Biến trở là một linh kiện: A. Dùng để thay đổi vật liệu dây dẫn trong mạch. B. Dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. C. Dùng để điều chỉnh hiệu điện thế giữa hai đầu mạch. D. Dùng để thay đổi khối lượng riêng dây dẫn trong mạch. Câu 2 (0,3đ) : Thiết bị điện nào sau đây khi hoạt động đã chuyển hoá điện năng thành cơ nă ng và nhiệt năng? A. Quạt điện. B. Đèn LED. C. Bàn là điện. D. Nồi cơm điện. Câu 3 (0,3đ): Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì: A. cường độ dòng điện tăng 2,4 lần. B. cường độ dòng điện giảm 2,4 lần. C. cường độ dòng điện giảm 1,2 lần. D. cường độ dòng điện tăng 1,2 lần. Câu 4 (0,3đ): Số oát ghi trên dụng cụ điện cho biết: A. Công suất mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường. B. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường trong thời gian 1 phút . C. Công mà dòng điện thực hiện khi dụng cụ hoạt động bình thường. D. Công suất điện của dụng cụ khi sử dụng với những hiệu điện thế lớn hơn hiệu điện thế định mức. Câu 5 (0,3đ): Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai? A. Để đo cường độ dòng điện phải mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo B. Để đo hiệu điện thế hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo C. Để đo điện trở phải mắc oát kế song song với dụng cụ cần đo. D. Để đo điện trở một dụng cụ cần mắc một ampe kế nối tiếp với dụng cụ và một vôn kế song song với dụng cụ đó. Câu 6 (0,3đ): Trên một bóng đèn có ghi 12 V– 6W cho biết:
- A. Cường độ dòng điện lớn nhất mà bóng đèn chịu được là 2A. B. Cường độ dòng điện nhỏ nhất mà bóng đèn chịu được là 0,5A. C. Cường độ dòng điện tối thiểu mà bóng đèn sáng được là 2A. D. Cường độ dòng điện qua bóng đèn khi đèn sáng bình thường là 0,5A. Câu 7(0,3đ): Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu của một biến trở R thì cường độ dòng điện chạy qua là I. Công thức nào dưới đây là công thức tính nhiệt lượng toả ra trên biến trở trong thời gian t? A. Q = I². R. t B. Q = I. R2. t C. Q = I. R. t D. Q = I². R². t Câu 8 (0,3đ) : Chọn câu trả lời đúng : A. Điện trở của một dây dẫn ngắn luôn luôn nhỏ hơn điện trở của một dây dẫn dài. B. Một dây nhôm có đường kính lớn sẽ có điện trở nhỏ hơn một dây nhôm có đường kính nhỏ. C. Một dây dẫn bằng bạc luôn luôn có điện trở nhỏ hơn một dây dẫn bằng sắt. D. Nếu người ta so sánh hai dây đồng có cùng tiết diện, dây có chiều dài lớn hơn sẽ có điện trở lớn hơn. Câu 9(0,3đ): Cho điện trở R = 10 Ω, nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở trong 15 phút là bao nhiêu khi dòng điện chạy qua điện trở có cường độ là 2A? A. 36000J B. 180000J C. 600J D. 360000J Câu 10(0,4đ): Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào sau đây? A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ. B. Khi bị nung nóng lên thì hút các vụn sắt C. Có thể hút các vật bằng sắt D. Một đầu có thể hút còn đầu kia đẩy các vụn sắt Câu 11( 0,3đ) : Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất? A. Phần giữa của thanh. B. Từ cực Bắc. C. Cả hai từ cực. D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau. Câu 12( 0,3đ): Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường? A. Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây dẫn bị nóng lên. B. Đặt ở đó một kim nam châm, kim nam châm bị lệch khỏi hướng Bắc Nam. C. Đặt ở nơi đó các vụn giấy thì chúng bị hút về hai hướng Bắc Nam. D. Đặt ở đó kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc Nam. Câu 13( 0,3đ): Một kim bằng kim loại có thể quay quanh một trục thẳng đứng. Khi đưa một đầu của thanh nam châm lại gần kim thấy kim bị hút, đổi cực của thanh nam châm đưa lại gần kim thấy kim vẫn bị hút. Vậy kim trên trục quay là: A. Một nam châm.
- B. Một kim bằng chì. C. Một kim bằng sắt. D. Một kim bằng bạc. Câu 14(0,3đ): Dựa vào hiện tượng nào dưới đây mà kết luận rằng dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có từ trường? A. Dây dẫn hút nam châm lại gần nó. B. Dây dẫn hút các vụn sắt lại gần nó. C. Dòng điện làm cho kim nam châm để gần và song song với nó bị lệch khỏi hướng Bắc Nam ban đầu. D. Dòng điện làm cho kim nam châm luôn luôn cùng hướng với dây dẫn. Câu 15( 0,3đ): Độ mau, thưa của các đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường? A. Đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu, chỗ đường sức từ càng thưa thì từ trường càng mạnh. B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ đường sức từ càng thưa thì từ trường càng yếu. C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt ở đó có cường độ càng lớn. D. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở đó càng nóng lên nhiều. Câu 16 (0,3đ): Nhìn vào đường sức từ của nam châm ở hình bên, hãy cho biết tên các cực từ của nam châm? A. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B. B. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A. C. Cực Bắc tại B và không xác định được cực Nam D. Không đủ yếu tố để xác định Câu 17 (0,4đ): Nhìn vào hình vẽ, hãy cho biết tên các cực từ của ống dây có dòng điện 1 chiều chạy qua? A. A là cực từ Nam, B là cực từ Bắc.
- B. A là cực từ Bắc, B là cực từ Nam. C. A là cực từ Nam, không xác định được cực từ Bắc. D. Không đủ yếu tố để xác định. Câu 18 (0,3đ): Quy tắc nào dưới đây cho ta xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua? A. Quy tắc bàn tay phải. B. Quy tắc bàn tay trái. C. Quy tắc nắm tay phải. D. Quy tắc nắm tay trái. Câu 19 (0,3đ): Với một dòng điện có cường độ nhỏ, ta có thể tạo được nam châm điện có từ lực mạnh bằng cách: A. tăng chiều dài lõi của ống dây. B. giảm chiều dài lõi của ống dây. C. tăng số vòng dây. D. giảm số vòng dây. Câu 20 (0,3đ): Chọn câu phát biểu không đúng: A. Người ta quy ước bên trong thanh nam châm: Chiều của đường sức từ hướng từ cực Nam sang cực Bắc, bên ngoài thanh nam châm đường sức từ đi ra từ cực Bắc và đi vào ở cực Nam. B. Đường sức từ của nam châm là hình vẽ những đường mạt sắt phân bố xung quanh thanh nam châm. C. Ở các đầu cực của nam châm các đường sức từ dày cho biết từ trường mạnh, càng ra xa nam châm các đường sức từ càng thưa cho biết từ trường càng yếu. D. Các đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua có chiều đi từ cực Bắc đến cực Nam của ống dây. Câu 21 (0,3đ): Trong quy tắc nắm tay phải dùng để xác định chiều của từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì chiều các ngón tay cuộn lại chỉ điều gì? A. Chiều của dòng điện trong các vòng dây. B. Chiều của lực từ tác dụng lên nam châm thử. C. Chiều của lực từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt ở ngoài ống dây. D. Chiều của lực từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt trong lòng ống dây. Câu 22 (0,4đ): Chọn câu phát biểu đúng: Cấu tạo của nam châm điện đơn giản gồm: A. một sợi dây dẫn điện quấn thành nhiều vòng ở giữa có lõi đồng. B. một cuộn dây có dòng điện chạy qua trong đó có một lõi nam châm C. một cuộn dây có dòng điện chạy qua trong đó có một lõi sắt. D. một cuộn dây có dòng điện chạy qua trong đó có một lõi nhôm. Câu 23 (0,3đ): Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua mạnh nhất ở vị trí nào? A. Chính giữa ống dây. B. Ở hai đầu ống dây. C. Ở gần hai đầu ống dây.
- D. Ở mọi điểm xung quanh ống dây. Câu 24(0,4đ): Cho ống dây có dòng điện chạy qua như hình vẽ. Chọn câu đúng trong các phát biểu sau: A. Đầu A của ống dây là cực từ Bắc. B. Đầu B của ống dây là cực từ Bắc. C. Đường sức từ trong lòng ống dây là đi từ đầu B sang đầu A. D. Dùng quy tắc bàn tay trái xác định được chiều đường sức từ của ống dây Câu 25 (0,3đ): Trong quy tắc bàn tay trái người ta quy ước chiều đường sức từ: A. có hướng từ cổ tay đến ngón tay giữa. B. có hướng từ ngón tay giữa đến cổ tay. C. là hướng ngón tay cái choãi ra 90o. D. có hướng xuyên vào lòng bàn tay. Câu 26 (0,3đ): Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào: A. Chiều của dòng điện qua dây dẫn. B. Chiều đường sức từ qua dây dẫn. C. Chiều chuyển động của dây dẫn. D. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ. Câu 27 (0,3đ): Xác định câu nói đúng về tác dụng của từ trường lên đoạn dây dẫn có dòng điện. A. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và song song với đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó. B. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó. C. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, không đặt trong từ trường thì có lực từ tác dụng lên nó. D. Một đoạn dây dẫn không có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó. Câu 28 (0,3đ): Khi dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì lực điện từ có hướng như thế nào? A. Cùng hướng với dòng điện. B. Cùng hướng với đường sức từ. C. Vuông góc với dây dẫn. D. Không có lực điện từ.
- Câu 29 (0,3đ): Trong quy tắc bàn tay trái thì chiều của lực điện từ được biểu diễn là chiều: A. Hướng vào lòng bàn tay. B. Từ ngón tay giữa đến cổ tay. C. Từ cổ tay đến ngón tay giữa. D. Ngón tay cái choãi ra 90o Câu 30 (0,3đ): Một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ, nếu ta đổi chiều đường sức từ thì: A. Lực điện từ đổi chiều. B. Lực điện từ mạnh lên. C. Lực điện từ yếu đi. D. Chiều của lực điện từ không thay đổi. Câu 31(0,3đ): Trong hình vẽ lực điện từ tác dụng lên dây dẫn AB có chiều: A. Hướng vào trong lòng nam châm. B. Hướng ra phía ngoài nam châm. C. Hướng về phía cực Bắc của nam châm. D. Hướng về phía cực Nam của nam châm. Câu 32(0,3đ): Trong hình vẽ khung dây chịu tác dụng của một cặp lực điện từ sẽ làm cho: A. Khung dây quay theo chiều kim đồng hồ. B. Khung dây quay ngược chiều kim đồng hồ. C. Khung dây bị kéo giãn theo chiều dọc. D. Khung dây bị kéo giãn theo chiều ngang. - HẾT-
- TRƯỜNG THCS GIA THỤY HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ 1 TỔ TOÁN - LÝ MÔN VẬT LÝ 9 NĂM HỌC 2021 - 2022 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ CHÍNH THỨC Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án A D A C C C A A A D C A C A B B Điểm 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,4 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 Câu hỏi 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 Đáp án B C A B D B D A C A B D C A B C Điểm 0,4 0,3 0,3 0,3 0,3 0,4 0,3 0,4 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ DỰ PHÒNG Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án B A D A C D A D A C C B C C B B Điểm 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,4 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 Câu hỏi 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 Đáp án B C C D A C B B D D B C D A A B Điểm 0,4 0,3 0,3 0,3 0,3 0,4 0,3 0,4 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 BAN GIÁM HIỆU TỔ/ NHÓM CM Phạm Thị Hải Vân Trần Thị Huệ Chi