Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Gia Quất

Câu 1. Đặc điểm của nhiễm sắc thể giới tính là

A. có 1 đến 2 cặp trong tế bào. B. luôn chỉ có một cặp trong tế bào sinh dưỡng.

C. số cặp trong tế bào thay đổi tùy loại. D. có nhiều cặp trong tế bào sinh dưỡng.

Câu 2. Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là phương pháp

A. lai phân tích và tự thụ phấn.

B. lai thuận nghịch và phân tích giống lai.

C. phân tích các thế hệ lai.

D. lai kinh tế, lai xa kèm theo đa bội hoá.

Câu 3. Moocgan đã sử dụng đối tượng nghiên cứu nào cho các thí nghiệm của mình?

A. Ruồi giấm. B. Tinh tinh. C. Đậu Hà Lan. D. Chuột bạch.

Câu 4. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 100% kiểu hình lặn?

A. aa x aa. B. aa x Aa. C. AA x AA. D. AA x aa.

Câu 5. Nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kỳ giữa vì

A. nhiễm sắc thể phân li về hai cực của tế bào. B. ADN nhân đôi xong.

C. nhiễm sắc thể đóng xoắn tối đa. D. nhiễm sắc thể dãn xoắn tối đa.

Câu 6. Con gái phải nhận loại tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính nào từ bố?

A. XY. B. XX. C. Y. D. X.

Câu 7. Ở giảm phân II, đến kì giữa các nhiễm sắc thể kép xếp thành mấy hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào?

A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 8. Di truyền là hiện tượng

A. truyền đạt các tính trạng của con cháu cho bố mẹ.

B. con cái giống bố hoặc mẹ về tất cả các tính trạng.

C. truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.

D. con cái giống bố và mẹ về một số tính trạng.

docx 2 trang Quốc Hùng 04/07/2024 160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Gia Quất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2023_2024_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Gia Quất

  1. TRƯỜNG THCS GIA QUẤT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN SINH HỌC LỚP 9 MÃ ĐỀ SH901 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 15/12/2023 I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Chọn đáp án trước câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy kiểm tra. Câu 1. Đặc điểm của nhiễm sắc thể giới tính là A. có 1 đến 2 cặp trong tế bào. B. luôn chỉ có một cặp trong tế bào sinh dưỡng. C. số cặp trong tế bào thay đổi tùy loại. D. có nhiều cặp trong tế bào sinh dưỡng. Câu 2. Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là phương pháp A. lai phân tích và tự thụ phấn. B. lai thuận nghịch và phân tích giống lai. C. phân tích các thế hệ lai. D. lai kinh tế, lai xa kèm theo đa bội hoá. Câu 3. Moocgan đã sử dụng đối tượng nghiên cứu nào cho các thí nghiệm của mình? A. Ruồi giấm. B. Tinh tinh. C. Đậu Hà Lan. D. Chuột bạch. Câu 4. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 100% kiểu hình lặn? A. aa x aa. B. aa x Aa. C. AA x AA. D. AA x aa. Câu 5. Nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kỳ giữa vì A. nhiễm sắc thể phân li về hai cực của tế bào. B. ADN nhân đôi xong. C. nhiễm sắc thể đóng xoắn tối đa. D. nhiễm sắc thể dãn xoắn tối đa. Câu 6. Con gái phải nhận loại tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính nào từ bố? A. XY. B. XX. C. Y. D. X. Câu 7. Ở giảm phân II, đến kì giữa các nhiễm sắc thể kép xếp thành mấy hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào? A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 8. Di truyền là hiện tượng A. truyền đạt các tính trạng của con cháu cho bố mẹ. B. con cái giống bố hoặc mẹ về tất cả các tính trạng. C. truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. D. con cái giống bố và mẹ về một số tính trạng. Câu 9. Một tế bào nguyên phân liên tiếp 4 lần, số tế bào con tạo ra sau khi kết thúc quá trình trên là bao nhiêu? A. 10. B. 16. C. 8. D. 32. Câu 10. Phép lai nào sau đây được gọi là phép lai phân tích? A. AA x AA. B. Aa x aa. C. AA x Aa. D. Aa x Aa. Câu 11. Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở đâu? A. Tế bào mầm sinh dục. B. Tế bào sinh dưỡng. C. Hợp tử và tế bào sinh dưỡng. D. Tế bào sinh dục vào thời kì chín. Câu 12. Menđen đã tiến hành trên đối tượng nào để thực hiện các thí nghiệm của mình? A. Cây cà chua. B. Cây đậu Hà Lan. C. Ruồi giấm. D. Trên nhiều loài côn trùng. Câu 13. Điều nào đúng khi nói về cấu tạo của phân tử ARN là A. cấu tạo gồm 2 mạch xoắn song song. B. gồm có 4 loại đơn phân là: A, T, G, X. C. kích thước và khối lượng phân tử nhỏ hơn ADN. D. cấu tạo gồm 2 mạch thẳng. Câu 14. Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của protein? A. Cấu trúc bậc 3. B. Cấu trúc bậc 4. C. Cấu trúc bậc 2. D. Cấu trúc bậc 1. Câu 15. Một gen có tổng số 1000 cặp nuclêôtit. Khối lượng phân tử của gen theo đvC là A. 200000 đvC. B. 300000 đvC. C. 100000 đvC. D. 600000 đvC. Câu 16. Từ 20 tinh bào bậc 1, qua giảm phân cho bao nhiêu tinh trùng? A. 40 tinh trùng. B. 30 tinh trùng. C. 80 tinh trùng. D. 20 tinh trùng. Câu 17. Từ một noãn bào bậc I, trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được A. 4 trứng. B. 4 thể cực. C. 1 trứng và 3 thể cực. D. 3 trứng và 1 thể cực. Mã đề SH901 - Trang 1/2
  2. Câu 18. Loại giao tử có thể tạo được từ kiểu gen AABB là A. aB. B. Ab. C. ab. D. AB. Câu 19. Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp nhiễm sắc thể giới tính là A. ở nữ và nam đều có cặp tương đồng XX. B. XX ở nam và XY ở nữ. C. XX ở nữ và XY ở nam. D. ở nữ và nam đều có cặp không tương đồng XY. Câu 20. Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là A. A, D, R, T. B. U, R, D, X. C. A, U, G, X. D. A, T, G, X. Câu 21. Kí hiệu của phân tử ARN thông tin là A. mARN. B. rARN. C. ARN. D. tARN. Câu 22. Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào kì nào trong nguyên phân? A. Kì giữa. B. Kì đầu. C. Kì sau. D. Kì trung gian. Câu 23. Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là A. do nhiễm sắc thể thường xuyên co xoắn trong phân bào. B. hiện tượng tự nhân đôi của nhiễm sắc thể. C. sự tháo xoắn của nhiễm sắc thể khi kết thúc phân bào. D. do tác động của các tác nhân vật lí, hóa học của ngoại cảnh. Câu 24. Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người? A. Mất đoạn đầu trên nhiễm sắc thể số 21. B. Lặp đoạn giữa trên nhiễm sắc thể số 23. C. Chuyển đoạn giữa nhiễm sắc thể số 21 và nhiễm sắc thể số 23. D. Đảo đoạn trên nhiễm sắc thể giới tính X. Câu 25. Kết quả của quá trình nhân đôi ADN là A. phân tử ADN con dài hơn ADN mẹ. B. phân tử ADN con giống hệt ADN mẹ. C. phân tử ADN con được đổi mới so với ADN mẹ. D. phân tử ADN con ngắn hơn ADN mẹ. Câu 26. Thể một nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng A. thừa 1 nhiễm sắc thể ở một cặp tương đồng nào đó. B. thừa 2 nhiễm sắc thể ở một cặp tương đồng nào đó. C. thiếu 1 nhiễm sắc thể ở một cặp tương đồng nào đó. D. thiếu 2 nhiễm sắc thể ở một cặp tương đồng nào đó. Câu 27. Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X thì số liên kết hiđro trong gen sẽ A. tăng 1. B. giảm 1. C. giảm 2. D. tăng 2. Câu 28. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể bao gồm A. đột biến đa bội và đột biến dị bội trên nhiễm sắc thể. B. lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. đột biến dị bội và chuyển đoạn nhiễm sắc thể. D. đột biến đa bội và mất đoạn nhiễm sắc thể. II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Bài 1: (1 điểm) Vì sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Bài 2: (1 điểm) Một đoạn ADN có cấu trúc như sau: Mạch 1: -A-G-T-A-T-X-G- Mạch 2: -T-X-A-T-A-G-X- Viết cấu trúc của hai đoạn ADN con được tạo thành sau khi đoạn ADN mẹ nói trên kết thúc quá trình nhân đôi. Bài 3: (1 điểm) Một đoạn phân tử ADN có A = 800 nu, biết X = 2A. a. Xác định số lượng nucleotit loại T, G, X? b. Phân tử ADN có bao nhiêu chu kỳ xoắn? Chúc các em làm bài tốt! Mã đề SH901 - Trang 2/2