Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Gia Thụy - Mã đề 199
Câu 1 : | Những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là | ||
A. | mọi thói quen vùng miền. | ||
B. | truyền thống tốt đẹp của dân tộc. | ||
C. | các nghi lễ tôn giáo. | ||
D. | tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. | ||
Câu 2 : | Tập trung suy nghĩ trước khi hành động là cách để công dân | ||
A. | đáp ứng mọi sở thích. | B. | gạt bỏ lợi ích chung. |
C. | công khai nguồn thu nhập. | D. | rèn luyện tính tự chủ. |
Câu 3 : | Học sinh không thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc khi thực hiện hành vi nào sau đây? | ||
A. | Thẳng thắn đấu tranh phê bình. | B. | Bảo vệ di sản văn hóa. |
C. | Quảng bá hình ảnh đất nước. | D. | Gây mất đoàn kết nội bộ. |
Câu 4 : | Con người cần rèn luyện tính tự chủ bằng cách | ||
A. | luôn tuân theo ý kiến chỉ đạo. | B. | né tránh đấu tranh phê bình. |
C. | suy nghĩ kĩ trước khi hành động. | D. | hi sinh mọi lợi ích cá nhân. |
Câu 5 : | Nguyên tắc nào sau đây không được thực hiện khi Việt Nam hợp tác với các quốc gia trên thế giới? | ||
A. | Các bên cùng tồn tại hòa bình. | ||
B. | Tôn trọng chủ quyền của nhau. | ||
C. | Giải quyết xung đột bằng đàm phán. | ||
D. | Can thiệp vào công việc nội bộ các nước. |
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Gia Thụy - Mã đề 199", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_nam_hoc_202.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Gia Thụy - Mã đề 199
- TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2021- 2022 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 MÃ ĐỀ 199 TIẾT 16- Thời gian: 45 phút (Đề gồm 4 trang) TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (10 điểm) Em hãy trả lời câu hỏi bằng cách tích vào phần bài làm chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1 : Những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là A. mọi thói quen vùng miền. B. truyền thống tốt đẹp của dân tộc. C. các nghi lễ tôn giáo. D. tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. Câu 2 : Tập trung suy nghĩ trước khi hành động là cách để công dân A. đáp ứng mọi sở thích. B. gạt bỏ lợi ích chung. C. công khai nguồn thu nhập. D. rèn luyện tính tự chủ. Câu 3 : Học sinh không thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Thẳng thắn đấu tranh phê bình. B. Bảo vệ di sản văn hóa. C. Quảng bá hình ảnh đất nước. D. Gây mất đoàn kết nội bộ. Câu 4 : Con người cần rèn luyện tính tự chủ bằng cách A. luôn tuân theo ý kiến chỉ đạo. B. né tránh đấu tranh phê bình. C. suy nghĩ kĩ trước khi hành động. D. hi sinh mọi lợi ích cá nhân. Câu 5 : Nguyên tắc nào sau đây không được thực hiện khi Việt Nam hợp tác với các quốc gia trên thế giới? A. Các bên cùng tồn tại hòa bình. B. Tôn trọng chủ quyền của nhau. C. Giải quyết xung đột bằng đàm phán. D. Can thiệp vào công việc nội bộ các nước. Câu 6 : Bạn A được thầy giáo phân công giúp bạn B học môn Tiếng Anh trong kỳ nghỉ hè. Vì có việc phải về quê cùng gia đình dài ngày nên bạn A đã hẹn bạn B học online qua mạng xã hội. Việc làm của bạn A thể hiện đức tính nào sau đây? A. Vị tha, độ lượng. B. Khoan dung, ôn hòa. C. Năng động, sáng tạo. D. Chí công vô tư. Câu 7 : Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa người lao động phải góp phần A. triệt tiêu lao động thủ công. B. xóa bỏ sản xuất cá thể. C. nâng cao chất lượng cuộc sống. D. thúc đẩy phân biệt giàu nghèo. 1
- Câu 8 : Nội dung nào sau đây không thể hiện nguyên tắc hợp tác của Việt Nam với các nước trên thế giới? A. Từ chối gây sức ép. B. Đe dọa dùng vũ lực. C. Cùng đối ngoại hòa bình. D. Coi trọng sự công bằng. Câu 9 : Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội, góp phần A. làm cho đất nước giàu mạnh. B. đáp ứng mọi nhu cầu riêng. C. chia đều của cải xã hội. D. san bằng tất cả thu nhập. Câu 10 : Bạn A và bạn B cùng vận động bạn C tham gia nhóm tình nguyện giữ gìn vệ sinh môi trường thành phố. Bạn C cho rằng việc đó quá sức mình nên đã từ chối, mặc dù đã được bạn S khuyên nhủ, giải thích cặn kẽ về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. Vì C không tham gia, bạn B lặng lẽ rút lui. Hành vi của những bạn nào sau đây thể hiện việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Bạn A và bạn S. B. Bạn A và B. C. Bạn C và bạn S. D. Bạn A, S và bạn C. Câu 11 : A và B cùng học lớp 9C, trong đó B là lớp trưởng. Mặc dù là bạn thân của nhau nhưng khi A mắc khuyết điểm B vẫn thẳng thắn phê bình A trước lớp. Bạn B đã thể hiện phẩm chất đạo đức nào sau đây? A. Năng động, sáng tạo. B. Cần, kiệm, liêm, chính. C. Chí công vô tư. D. Tự lực, tự cường. Câu 12 : Quan hệ hữu nghị không tạo cơ hội và điều kiện để các nước A. bộc lộ sức mạnh nội lực. B. can thiệp vào nội bộ của nhau. C. cùng phát triển về mọi lĩnh vực. D. học hỏi chia sẻ kinh nghiệm. Câu 13 : Phẩm chất chí công vô tư thể hiện ở việc công dân A. né tránh đóng góp ý kiến. B. thiên vị trong giải quyết công việc. C. phê phán hành động vụ lợi. D. gây mất đoàn kết nội bộ. Câu 14 : Công dân không thể hiện sự năng động, sáng tạo khi thường xuyên A. linh hoạt xử lí tình huống. B. từ chối thay đổi phương pháp. C. tạo ra những giá trị mới. D. vượt qua ràng buộc của hoàn cảnh. Câu 15 : Hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạo của công dân? A. Phụ thuộc vào hoàn cảnh khách quan. B. Tuân thủ mọi ý kiến chỉ đạo. C. Vay vốn đầu tư sản xuất. D. Làm theo khuôn mẫu sẵn có. Câu 16 : Công dân thể hiện phẩm chất chí công vô tư khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Hạn chế tham gia hoạt động tập thể. B. Từ chối cung cấp chứng cứ vụ án. C. Thẳng thắn góp ý đấu tranh phê bình. D. Tham gia mọi nghi lễ tôn giáo. Câu 17 : Quan hệ hữu nghị tạo điều kiện để các nước tạo lập 2
- A. vị trí độc quyền kinh tế. B. sự hiểu biết lẫn nhau. C. xung đột sắc tộc tôn giáo. D. địa vị thống trị toàn cầu. Câu 18 : Nhờ sắp xếp thời gian hợp lí, khoa học bạn B nhận làm gia sư để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình và liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Bạn B thể hiện phẩm chất nào sau đây? A. Liêm chính, vô tư, sáng tạo. B. Kiên trì, nhẫn nại, dân chủ. C. Tự tin, đoàn kết, khoan dung. D. Làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả. Câu 19 : Vì anh M là ân nhân của gia đình nên ông K tích cực vận động bà con bầu chọn anh M là gia đình tiêu biểu của khu phố. Tuy nhiên, anh K đã từ chối và đề xuất gia đình khác xứng đáng hơn. Việc làm của anh K đã thể hiện phẩm chất đạo đức nào sau đây? A. Chí công vô tư. B. Khoan dung độ lượng. C. Tự lực, tự cường. D. Nhân ái, cao cả. Câu 20 : Trong giờ ôn tập, học sinh không vi phạm kỉ luật khi tự ý sử dụng A. tài liệu tham khảo. B. vũ khí quân dụng. C. quỹ xây dựng trường. D. tài nguyên thiên nhiên. Câu 21 : Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, không làm phương hại đến lợi ích của những người khác và A. luôn lệ thuộc vào nhau. B. các bên cùng có lợi. C. chia đều lợi ích riêng. D. xóa bỏ mọi nguyên tắc. Câu 22 : Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo A. cơ hội cho mọi người phát triển. B. môi trường cho tư tưởng cực đoan. C. tiền đề cho sự cô lập. D. điều kiện nảy sinh quan điểm trái chiều. Câu 23 : Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào A. sự phát triển trí tuệ. B. những cái đã có. C. hoàn cảnh khách quan. D. hoạt động của con người. Câu 24 : Một trong những yêu cầu đối với người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa là A. hy sinh mọi quyền lợi cá nhân. B. tôn vinh chủ nghĩa độc quyền. C. tuân thủ mọi ý kiến đóng góp. D. làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả. 3
- Câu 25 : Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ góp phần A. nâng cao hiệu quả lao động. B. thúc đẩy năng lực độc quyền. C. củng cố địa vị độc tôn. D. hoàn thiện tư tưởng bản vị. Câu 26 : Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư, học sinh cần A. hi sinh mọi sở thích cá nhân. B. đảm nhận tất cả công việc chung. C. công bằng trong giải quyết công việc. D. từ chối tham gia hoạt động ngoại khóa. Câu 27 : Các bạn Q, P, B, C, D cùng là học sinh lớp 9A tham gia hoạt động dã ngoại. Bạn P lấy dao khắc tên mình lên di sản văn hóa và bị bạn Q phê phán. Cho rằng Q nâng cao quan điểm, bạn B đã bày tỏ sự ủng hộ P và phản đối Q gay gắt. Khi Q và B xảy ra xung đột, bạn C đã miệt thị hai bạn là vô văn hóa và rủ D cùng ra về. Những học sinh nào sau đây chưa thể hiện việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Bạn B, P và bạn D. B. Bạn B, C và bạn D. C. Bạn Q, C, D và bạn B. D. Bạn P, B và bạn C. Câu 28 : Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả mọi công dân cần phải luôn A. từ chối lợi ích riêng. B. lịch sự, tế nhị. C. tiếp nhận sự giúp đỡ. D. năng động, sáng tạo. Câu 29 : Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả mỗi người lao động phải A. tích cực nâng cao tay nghề. B. xóa bỏ hiện tượng độc quyền. C. chia đều nguồn quỹ phúc lợi. D. triệt tiêu các loại cạnh tranh. Câu 30 : Quan hệ hữu nghị tạo cơ hội và điều kiện để các nước A. san bằng lợi nhuận. B. chiếm lĩnh độc quyền. C. chạy đua vũ trang. D. hiểu biết lẫn nhau. Câu 31 : Biết tin ngôi nhà gia đình mình đang ở thuộc diện phải giải tỏa để xây dựng công trình phúc lợi, chị A vẫn bình tĩnh ngăn cản anh B chồng chị gửi đơn khiếu nại về việc này tới cơ quan chức năng. Việc làm của chị A đã thể hiện đức tính nào sau đây? A. Khoan dung. B. Tự chủ. C. Khiêm tốn. D. Giản dị. Câu 32 : Vốn có mâu thuẫn từ trước nên trong quá trình chuẩn bị thực hiện dự án trại hè cho học sinh trường Trung học cơ sở Z, anh S và anh K liên tục to tiếng và xúc phạm nhau. Sau khi cố gắng hòa giải không thành công, chị G cùng anh T thực hiện những phần việc mà anh S và anh K từ chối. Những ai sau đây thực hiện đúng nội dung hợp tác cùng phát triển? A. Chị G và anh T. B. Anh S và anh K. C. Anh S, anh K và chị G. D. Chị G, anh T và anh K. Hết 4