Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 6 (Có hướng dẫn giải chi tiết)
Câu 1 (2.0 điểm)
Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không
sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có
thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)
1. Phần trích trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Nhân vật “tôi” trong phần trích đang thực hiện nhiệm vụ gì? Phần trích thể hiện
phẩm chất gì của nhân vật?
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 6 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_2_ngu_van_lop_9_de_so_6_co_huong_dan_giai.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 6 (Có hướng dẫn giải chi tiết)
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 6 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (2.0 điểm) Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới. (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục) 1. Phần trích trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2. Nhân vật “tôi” trong phần trích đang thực hiện nhiệm vụ gì? Phần trích thể hiện phẩm chất gì của nhân vật? Câu 2: (2.0 điểm) 1. Tìm khởi ngữ trong các phần trích sau: a. Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này làm ông khổ tâm hết sức. b. - Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. 2. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong phần trích sau: a. Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. 1
- b. Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Câu 3: (6.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Ðất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Ðất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc (Trích Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo Dục, 2018) 2
- HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1 1. Phần trích trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Phương pháp: căn cứ bài Những ngôi sao xa xôi Cách giải: - Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi - Tác giả: Lê Minh Khuê 2. Nhân vật “tôi” trong phần trích đang thực hiện nhiệm vụ gì? Phần trích thể hiện phẩm chất gì của nhân vật? Phương pháp: căn cứ đoạn trích Cách giải: - Nhân vật “tôi” đang thực hiện nhiệm vụ phá bom. - Phẩm chất nhân vật: dũng cảm, hiên ngang, bất chấp hiểm nguy. Câu 2 1. Tìm khởi ngữ trong các phần trích sau: a. Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này làm ông khổ tâm hết sức. b. 3
- - Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. Phương pháp: căn cứ bài Khởi ngữ Cách giải: a. Điều này b. Vâng 2. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong phần trích sau: a. Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. b. Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Phương pháp: căn cứ bài Các thành phần biệt lập Cách giải: a. Có lẽ - Thành phần tình thái b. Kể cả anh – Thành phần phụ chú Câu 3 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Ðất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Ðất nước như vì sao 4
- Cứ đi lên phía trước. Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc (Trích Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo Dục, 2018) Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: * Yêu cầu về hình thức: - Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần: + Mở bài: nêu được vấn đề + Thân bài: triển khai được vấn đề 5
- + Kết bài: khái quát được vấn đề - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt * Yêu cầu về nội dung: Bài viết đảm bảo những nội dung sau đây: 1. Giới thiệu chung Tác giả: - Thanh Hải là một nhà thơ cách mạng, sự nghiệp thơ văn của ông gắn với hai cuộc kháng chiến của dân tộc. - Thanh Hải để lại một số lượng tác phẩm không nhiều nhưng vẫn tạo được dấu ấn riêng nhờ vẻ đẹp bình dị, trong sáng, ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, cảm xúc chân thành, đằm thắm. Tác phẩm: - Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980 – thời điểm Thanh Hải ốm nặng và chỉ mấy tuần lễ sau ông qua đời. - Được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt nhưng bao trùm bài thơ lại là tình yêu, là sự gắn bó thiết tha với quê hương, đất nước, là cả một khát vọng sống đẹp của tác giả. 2. Phân tích Niềm tự hào về quê hương đất nước “Đất nước phía trước” 6
- + Tính từ “vất vả” “gian lao”: đúc kết quá khứ, lịch sử dân tộc đầy đau thương, mất mát song cũng rất đáng tự hào. Đó là 4 ngàn năm dựng và giữ nước gian khổ mà hào hùng của cha ông ta. => Đoạn thơ bộc lộ lòng biết ơn, tự hào, kiêu hãnh với các thế hệ đã làm nên lịch sử hào hùng của đất nước. + So sánh “đất nước như vì sao” gợi vẻ đẹp tươi sáng của đất nước trên con đường đi tới tương lai; gợi niềm tin của tác giả vào 1 ngày mai tươi đẹp, phồn vinh của quê hương, đất nước. => Giọng thơ vừa tha thiết, sôi nổi, vừa trang trọng đã gói trọn niềm yêu mến, tự hào, tin tưởng của nhà thơ về đất nước. Khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp của nhà thơ: - Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý: “Ta làm xao xuyến” + Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở. + Các hình ảnh “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý. + Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ -> lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước. 7
- => Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước. Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả: “Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc .” + “Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”. + Điệp từ “dù là” + hình ảnh tương phản “tuổi hai mươi” – “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời. => Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát khao cống hiến cho đất nước. 3. Tổng kết Nội dung: + Bài thơ tái hiện thành công vẻ đẹp của mùa xuân đất nước tươi sáng, tràn đầy sức sống. + Khám phá, ngợi ca sự hồi sinh của đất nước trên chặng đường mới. 8
- + Bày tỏ lẽ sống đẹp đẽ, cao cả, đó là sẵn sàng dâng hiến cuộc đời mình cho đất nước, quê hương. Nghệ thuật: + Thể thơ 5 chữ, cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của cảm xúc. + Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, trong sáng. + Cảm xúc chân thành, tha thiết. 9