Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 3 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)  

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1-4:

     Âm nhạc là một trong những món quà kì diệu khiến đời sống tinh thần của 
con người thêm phong phú. Chắc hẳn không ít lần bạn say sưa, đắm mình trong 
một giai điệu nào đó – một bản nhạc êm dịu, sâu lắng hoặc náo nức, vui tươi. 
Chúng khiến tâm trí bạn trở nên thư thái, đưa lại cho bạn cảm giác bình yên sau 
những giờ làm việc mệt mỏi.

     Nhưng bạn có biết rằng, ngoài những thanh âm vang vọng từ thế giới bên 
ngoài kia còn có một thứ âm thanh khác kì diệu hơn cất lên từ chính tâm hồn bạn. 
Mỗi người trong chúng ta đều ẩn chứa một khúc nhạc huyền bí. Khúc nhạc ấy 
được tạo nên bởi một chuỗi suy nghĩ nối tiếp nhau. Nó được kết tinh từ những kí 
ức đã qua. Khi bạn mãi ám ảnh về một điều gì, điều đó sẽ được lưu lại trong khúc 
nhạc tâm hồn và trở đi, trở lại trong tâm trí bạn.

(Thái độ quyết định thành công, NXB Tổng hợp TPHCM)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

2. “Một thứ âm thanh khác kì diệu” mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích là gì?

3. Chỉ ra thành phần phụ chú và tình thái trong câu: Chắc hẳn không ít lần bạn 
say sưa, đắm mình trong một giai điệu nào đó – một bản nhạc êm dịu, sâu lắng 
hoặc náo nức, vui tươi. 

4. Điều kì diệu mà âm nhạc mang đến cho em là gì? 

pdf 8 trang Quốc Hùng 02/08/2023 1780
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 3 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ki_2_ngu_van_lop_9_de_so_3_co_huong_dan_giai.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 3 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 3 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1-4: Âm nhạc là một trong những món quà kì diệu khiến đời sống tinh thần của con người thêm phong phú. Chắc hẳn không ít lần bạn say sưa, đắm mình trong một giai điệu nào đó – một bản nhạc êm dịu, sâu lắng hoặc náo nức, vui tươi. Chúng khiến tâm trí bạn trở nên thư thái, đưa lại cho bạn cảm giác bình yên sau những giờ làm việc mệt mỏi. Nhưng bạn có biết rằng, ngoài những thanh âm vang vọng từ thế giới bên ngoài kia còn có một thứ âm thanh khác kì diệu hơn cất lên từ chính tâm hồn bạn. Mỗi người trong chúng ta đều ẩn chứa một khúc nhạc huyền bí. Khúc nhạc ấy được tạo nên bởi một chuỗi suy nghĩ nối tiếp nhau. Nó được kết tinh từ những kí ức đã qua. Khi bạn mãi ám ảnh về một điều gì, điều đó sẽ được lưu lại trong khúc nhạc tâm hồn và trở đi, trở lại trong tâm trí bạn. (Thái độ quyết định thành công, NXB Tổng hợp TPHCM) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. 2. “Một thứ âm thanh khác kì diệu” mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích là gì? 3. Chỉ ra thành phần phụ chú và tình thái trong câu: Chắc hẳn không ít lần bạn say sưa, đắm mình trong một giai điệu nào đó – một bản nhạc êm dịu, sâu lắng hoặc náo nức, vui tươi. 1
  2. 4. Điều kì diệu mà âm nhạc mang đến cho em là gì? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: Viết bài văn nghị luận khoảng 300 chữ với chủ đề: hãy sống chan hòa với mọi người. Câu 2: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. ( ) “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim (Trích “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương), Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo Dục, 2018) 2
  3. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 2. “Một thứ âm thanh khác kì diệu” mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích là gì? Phương pháp: căn cứ đoạn trích Cách giải: - Thứ thanh âm kì diệu đó chính là khúc nhạc huyền bí cất lên từ tâm hồn bạn. 3. Chỉ ra thành phần phụ chú và tình thái trong câu: Chắc hẳn không ít lần bạn say sưa, đắm mình trong một giai điệu nào đó – một bản nhạc êm dịu, sâu lắng hoặc náo nức, vui tươi. Phương pháp: căn cứ các thành phần biệt lập đã học Cách giải: - Thành phần phụ chú: một bản nhạc êm dịu, sâu lắng hoặc náo nức, vui tươi - Thành phần tình thái: chắc hẳn. 3
  4. 4. Điều kì diệu mà âm nhạc mang đến cho em là gì? Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: Gợi ý: - Đem lại sự thư thái trong tâm hồn - Đem lại niềm tin, sức mạnh cho bản thân. - Tiếp thêm động lực cuộc sống - . Phần II Câu 1 Viết bài văn nghị luận khoảng 300 chữ với chủ đề: hãy sống chan hòa với mọi người. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: 1. Giới thiệu chung 2. Giải thích Sống chan hòa là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sàng cùng tham gia vào các hoạt động chung có ích. 3. Bàn luận 4
  5. - Biểu hiện lối sống chan hòa: + Biết chia sẻ với bạn bè niềm vui nổi buồn. + Luôn cởi mở, vui vẻ, chào hỏi gần gũi với mọi người. - Ý nghĩa lối sống chan hòa: + Sống chan hòa giúp ta tự đánh giá, tự điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi cá nhân cho phù hợp với yêu cầu của cộng đồng. + Người có lối sống chan hòa sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ, góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. + Sống chan hòa với mọi người là lối sống tốt đẹp, thể hiện phẩm chất cao quý của con người. - Phê phán những kẻ sống ích kỉ, chỉ nghĩ cho bản thân. - Liên hệ bản thân Câu 2 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. 5
  6. ( ) “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim (Trích “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương), Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo Dục, 2018) Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: * Yêu cầu về hình thức: - Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần: + Mở bài: nêu được vấn đề + Thân bài: triển khai được vấn đề + Kết bài: khái quát được vấn đề - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt * Yêu cầu về nội dung: Bài viết đảm bảo những nội dung sau đây: 1. Mở bài: Giới thiệu về tác giả Viễn Phương, tác phẩm Viếng lăng Bác 2. Thân bài: a. Những cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác: 6
  7. - Đứng trước lăng Bác là nỗi tiếc thương, lòng biết ơn sâu nặng dành cho công lao của Bác. + Sáng tạo hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: mặt trời trên lăng – mặt trời tự nhiên, mặt trời trong lăng - ẩn dụ cho Bác. Bác đã mang lại ánh sáng chân lí, giúp dân tộc thoát khỏi kiếp sống nô lệ, khổ đau. Hình ảnh ẩn dụ đã vừa khẳng định, ngợi ca sự vĩ đại của Người vừa thể hiện tình cảm tôn kính, biết ơn của cả dân tộc đối với Người. + Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp từ “ngày ngày” gợi dòng thời gian vô tận và sự sống vĩnh cửu; mang giá trị tạo hình, vẽ lên quang cảnh những đoàn người nối tiếp nhau không dứt, lặng lẽ và thành kính vào viếng Bác. Lối nói “đi trong thương nhớ” thể hiện nỗi tiếc thương, nhớ nhung lớn lao của bao thế hệ người dân Việt Nam trong giây phút vào lăng viếng Bác. + “Tràng hoa dâng 79 mùa xuân”: 79 năm cuộc đời Người đã hiến dâng trọn vẹn cho quê hương, đất nước. Nó được kết từ hàng ngàn, hàng vạn trái tim để bày tỏ niềm tiếc thương, kính yêu vị cha già dân tộc. Đó cũng là cách để nhà thơ khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc. => Khổ thơ thể hiện lòng thành kính, niềm biết ơn vô hạn của nhà thơ với Bác. b. Tâm trạng của nhà thơ khi vào trong lăng * Hai câu thơ đầu: - Viễn Phương đã sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để làm bớt không khí đau thương. Bác đang nằm đó nhẹ nhàng, thanh thản như đang chìm vào một giấc ngủ ngon. - Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền”: 7
  8. + Hình ảnh tả thực: ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của những ngọn đèn nhẹ nhàng lan tỏa trong không gian. + Hình ảnh vầng trăng: gợi cho ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng, thanh cao của Bác. Và trăng còn là một người bạn tri âm, tri kỉ với Bác lúc sinh thời. * Hai câu thơ tiếp theo: - Trời xanh: hình ảnh ẩn dụ -> khẳng định sự trường tồn của Bác, Bác đã hóa thân vào non sông đất nước - “Nhói”: diễn tả tình cảm chân thành, đau xót đến tột cùng, cùng sự tiếc nuối khôn nguôi của nhà thơ về sự ra đi của Bác. => Nhà thơ đau xót trước sự thực Bác đã ra đi 3. Kết bài: khẳng định lại vấn đề 8