Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Ba Đình (Có hướng dẫn chấm)

Trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân có đoạn viết: 
Ông lão nghe chẳng sót một câu nào. Bao nhiêu là tin hay. Một em nhỏ trong ban tuyên 
truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì lên Tháp Rùa. “Đấy, cứ kêu chúng 
nó trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?”. Một anh trung đội trưởng sau khi giết được 
bảy tên giặc đã tự sát bằng quả lựu đạn cuối cùng. Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người 
đi mua hàng đã bắt sống một tên quan hai bốt Thao ngay giữ chợ. “Khiếp thật, tinh những 
người tài giỏi cả”. Lại còn bao nhiêu tin đột kích nữa chứ, chỗ này giết được năm Pháp với 
hai Việt gian; chỗ kia phá đổ một xe tăng và một xe díp. “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia 
giết một tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành 
đại, làm gì mà rồi thằng Tây không bước sớm”. Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá! 
(Theo Ngữ văn 9 – tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam) 
Câu 1 (1,25 điểm): Nhân vật “ông lão” được nhắc tới trong đoạn trích là ai? Trong truyện, 
xây dựng hình tượng nhân vật chính - “ông lão” - luôn hướng về làng chợ Dầu, nhưng tại sao 
tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là “Làng”?  
Câu 2 (1,25 điểm): Chỉ ra hình thức ngôn ngữ nhân vật được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích 
trên và nói rõ tác dụng của nó trong việc khắc họa tâm lí và tình cảm của nhân vật “ông lão”. 
Câu 3 (3,5 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận qui nạp, 
phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “ông lão” trong văn bản “Làng” để làm rõ lòng 
yêu nước và tinh thần kháng chiến của người dân thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, trong 
đoạn sử dụng hợp lí một câu bị động và lời dẫn trực tiếp (Chỉ rõ câu bị động và lời dẫn). 
Câu 4 (1,0 điểm): Trong chương trình Ngữ văn THCS có một tác phẩm khắc họa tâm lí của 
nhân vật qua ngoại hình rất thành công. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai?
pdf 4 trang Quốc Hùng 03/08/2023 1260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Ba Đình (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2022_2023_phong_g.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Ba Đình (Có hướng dẫn chấm)

  1. UBND QUẬN BA ĐÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2022-2023 Môn: Ngữ văn 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 14/12/ 2022 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề gồm 01 trang) PHẦN I (7,0 điểm) Trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân có đoạn viết: Ông lão nghe chẳng sót một câu nào. Bao nhiêu là tin hay. Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì lên Tháp Rùa. “Đấy, cứ kêu chúng nó trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?”. Một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng quả lựu đạn cuối cùng. Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người đi mua hàng đã bắt sống một tên quan hai bốt Thao ngay giữ chợ. “Khiếp thật, tinh những người tài giỏi cả”. Lại còn bao nhiêu tin đột kích nữa chứ, chỗ này giết được năm Pháp với hai Việt gian; chỗ kia phá đổ một xe tăng và một xe díp. “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà rồi thằng Tây không bước sớm”. Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá! (Theo Ngữ văn 9 – tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1 (1,25 điểm): Nhân vật “ông lão” được nhắc tới trong đoạn trích là ai? Trong truyện, xây dựng hình tượng nhân vật chính - “ông lão” - luôn hướng về làng chợ Dầu, nhưng tại sao tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là “Làng”? Câu 2 (1,25 điểm): Chỉ ra hình thức ngôn ngữ nhân vật được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích trên và nói rõ tác dụng của nó trong việc khắc họa tâm lí và tình cảm của nhân vật “ông lão”. Câu 3 (3,5 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận qui nạp, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “ông lão” trong văn bản “Làng” để làm rõ lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người dân thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, trong đoạn sử dụng hợp lí một câu bị động và lời dẫn trực tiếp (Chỉ rõ câu bị động và lời dẫn). Câu 4 (1,0 điểm): Trong chương trình Ngữ văn THCS có một tác phẩm khắc họa tâm lí của nhân vật qua ngoại hình rất thành công. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai? PHẦN II (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Khi chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, cả thể giới xung quanh chỉ là những cái bóng. Và khi chúng ta cảm thấy cô đơn, chúng ta muốn tìm lấy một ai đó để bấu víu, thì chỉ chạm vào những chiếc bóng mà thôi. Nhưng nếu một ngày chúng ta chịu quan tâm và lắng nghe, thì chúng ta sẽ nhìn thấy được câu chuyện đời của mỗi người, ít nhất là những người thân thiết quanh ta, ta sẽ nhận ra mỗi người đều có một thân phận, những nỗi đau, những thất bại và sai lầm, những ước mộng không thành. Nhờ đó, những người quanh ta trở nên có thực, là những con người hiện hữu chứ không phải chỉ là những cái bóng. Và ta sẽ thấy mình không hề đơn độc trên thế gian này. Cũng như sự yêu thương là có thật. Khi mà nỗi cô đơn luôn rình rập chúng ta mỗi ngày, thì biết đâu, trong một khoảnh khắc đầy may rủi của định mệnh, cái cảm giác không đơn độc ấy lại có thể cứu lấy cả một đời người”. (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn , NXB Hội nhà văn, 2016) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, để “thấy mình không hề đơn độc trên thế gian này”, chúng ta phải làm gì? Câu 3 (2,0 điểm): Từ nội dung của đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội của bản thân, với độ dài không quá 2/3 trang giấy thi, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về điều kì diệu của sự lắng nghe. Hết
  2. UBND QUẬN BA ĐÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2022-2023 Môn: Ngữ văn 9 CÂU YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM Phần I (7.0 điểm) 1 * Ông lão: ông Hai – nhân vật chính trong truyện 0.5 điểm (1.25 điểm) * Nhan đề: Làng 0.75 điểm HS cần lí giải được: truyện xoay quanh nhân vật ông Hai với tình yêu đặc biệt dành cho làng Chợ Dầu. Tuy nhiên: - Nếu đặt tên là “Làng chợ Dầu”: ông Hai chỉ là một cá nhân đơn lẻ, làng chợ Dầu chỉ là một cái làng cụ thể -> phạm vi hướng tới hẹp, không làm rõ được chủ đề của tác phẩm. - Đặt tên là “Làng”: ông Hai và làng chợ Dầu trở thành nhưng con người và làng quê tiêu biểu, đại diện cho người nông dần và mọi làng quê Việt Nam thời kì này với tinh thân yêu làng, yêu nước -> chủ đề của tác phẩm. - “Làng”: hình thức đặc biệt ngắn (1 chữ) nhưng rất giàu ý nghĩa. 2 - Hình thức ngôn ngữ nhân vật: độc thoại nội tâm 0.5 điểm (1.25 điểm) - HS chỉ ra được ít nhất 1 dẫn chứng: “Đấy, cứ kêu chúng 0.25 điểm nó trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?” / “Khiếp thật, tinh những người tài giỏi cả” / “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà rồi thằng Tây không bước sớm” - Tác dụng trong việc khắc họa tâm lí nhân vật: 0.5 điểm + Diễn tả sâu sắc niềm vui náo nức trong lòng ông Hai trước tin thắng trận khắp mọi nơi: sung sướng, hả hê bởi tin thắng trận; khâm phục, ngưỡng mộ trước tinh thần kháng chiến của đồng bào mình. + Góp phần thể hiện lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai. 3 * Hình thức: 0.5 điểm (3.5 điểm) - Đoạn văn qui nap, 12 câu (+/- 2 câu) - Mạch ý rõ ràng, biết cách phân tích ngữ liệu trong văn bản, liên kết chặt chẽ. (Bài làm mắc nhiều lỗi diễn đạt/ mạch ý lộn xộn/ thiếu liên kết : trừ tối đa 0.25 điểm) * Tiếng Việt: sử dụng hợp lí và chú thích rõ: 0.5 điểm - Câu bị động - Cách dẫn trực tiếp * Nội dung: 2.5 điểm - Mở đoạn: giới thiệu được nhân vật, tác giả, tác phẩm, không giới thiệu vấn đề - Thân đoạn: HS linh hoạt trong việc lựa chọn, khai thác từ ngữ, câu văn, chi tiết, hình ảnh, trong truyện và chủ động lựa chọn mạch ý phân tích diễn biến tâm lí nhân vật để làm rõ lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến.
  3. Cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: + Ghét giặc: sự hả hê khi nghĩ tới lũ giặc “giờ ngồi trong 0.25 điểm vị trí giờ bằng ngồi tù”: “bỏ mẹ chúng nó” + Tinh thần kháng chiến: vui náo nức khi nhớ về những 0.5 điểm ngày ở làng cùng anh em làm công việc kháng chiến: đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá ; ruột gan “múa cả lên” trước tin thắng trận khắp mọi nơi: em nhỏ cắm cờ lên Tháp Rùa, trung đội trưởng giết 7 tên giặc, đội nữ du kích bắt quan hai + Lòng yêu nước: xấu hổ, lảng tránh, “cúi gằm mặt 1.0 điểm xuống mà đi” khi nghe tin làng theo giặc; tức giận đến mức “rít lên” mà chủi lũ ở lại làng “ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước”; đau đớn, tủi nhục vì “cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian”; bế tắc, nghĩ đến chuyện “quay về làng”, nhưng rồi “về làm gì”, “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”; quyết định “thù làng” vì “làng theo Tây” và chỉ một lòng, không dám “đơn sai” “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh” + Sung sướng, hạnh phúc, quên cả nỗi đau riêng khi nhà 0.25 điểm bị Tây đôt, làng bị Tây đốt + NT xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật: tạo tình huống 0.25 điểm có yêu tố đối lập, phát huy hiệu quả vai trò của ngôn ngữ nhân vật khi mà nhiều chỗ để điểm nhìn rơi vào nhân vật chính, giúp bộc lộ cảm súc, suy nghĩ một cách tự nhiên. - Kết đoạn: khái quát ý chủ đề - nêu bật: tâm trạng thể hiện 0.25 điểm tinh thần kháng chiến và lòng yêu nước của nhân vật. # Lưu ý: khi chấm, giám khảo cần quan tâm đến kĩ năng làm bài của HS. Với những bài làm thiên về thuật truyện, không biết cách khai thác yếu tố ngôn ngữ để làm bật vấn đề, điểm nội dung không quá 1 điểm. 4 - Văn bản: Lão Hạc 0.5 điểm (1.0 điểm) - Tác giả: Nam Cao 0.5 điểm Phần II (3.0 điểm) 1 - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0. 5 điểm (0.5 điểm) 2 Theo tác giả, để “thấy mình không hề đơn độc trên thế gian 0.5 điểm (0.5 điểm) này”, chúng ta phải chịu quan tâm và lắng nghe, phải biết yêu thương thật sự. 3 NLXH - HS thực hiện được các yêu cầu: (2 điểm) * Hình thức: 0.25 điểm - Đoạn văn/ Bài văn, không quá 2/3 trang giấy thi - Mạch ý rõ ràng, bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, đảm bảo liên kết. * Nội dung: HS có thể trình bày theo các cách khác nhau 1.75 điểm nhưng phải đảm bảo đúng đặc trưng văn NLXH (lí lẽ rõ ràng, DC đời sống, phân tích đánh giá được các mặt của vấn đề ) và làm rõ vấn đề: điều kì diệu của sự lắng nghe. Mạch ý tham khảo: * Dẫn vấn đề: * Giải thích vấn đề: 0.25 điểm
  4. - Lắng nghe: nghe người khác nói với tất cả tấm lòng mình (mở lòng mình để đón nhận suy nghĩ của người khác không cố chấp, không thành kiến, bỏ cái “tôi” để hiểu được mong muốn của người khác) - Biểu hiện: lắng nghe lời dạy bảo của cha mẹ, thày cô, lời góp ý của bạn bè 0.25 điểm * Ý nghĩa của vấn đề: biết lắng nghe sẽ vơi đi niềm đau trong mình, sẽ biết chia sẻ vui – buồn cùng người khác, sẽ biết dìu nhau qua khó khăn và thuận lợi hơn để bước đến 0.75 điểm thành công. * Bàn luận vấn đề: - Khẳng định: hs biết lấy DC đời sống để phân tích và làm bật lên ý: cuộc sống luôn có biến cố -> lúc chơi vơi, cần một người lắng nghe để vơi niềm đau, để bình tâm trở lại mà suy xét, chọn giải pháp thông minh; lắng nghe người khác để hiểu tâm tư, để sẻ chia và cùng nhau đi qua khó khăn (DC: một ai đó sẽ không rơi vào trạng thái street hay mắc bệnh trầm cảm nếu có ai đó bên cạnh lắng nghe, chia sẻ nỗi niềm; xã hội sẽ bớt đi rất nhiều những cái chết bất ngờ không phải bởi ốm đau, tai nạn ) - Phê phán: nhiều người, vì lí do tính cách độc đoán, gia trưởng, vì lí do bận rộn, áp lực công việc không ưu tiên cho sự lắng nghe -> dễ rơi vào “ốc đảo” của riêng mình, mệt 0.5 điểm mỏi trong cô độc -> nhiều hậu quả khôn lường. * Liên hệ: bám sát ý nghĩa của vấn đề, xác định rõ: - Giới trẻ, đặc biệt học sinh lớp 9 giai đoạn hiện nay, đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, làm gì để lắng nghe và được lắng nghe. - Đưa ra những hành động cụ thể có thể thực hiện được. (GK căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để cho điểm phù hợp) Hết