Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 9 (Có hướng dẫn chấm)

Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào ý đúng nhất.

1/ Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” nói đến nguy cơ nào của loài người?

a. Nạn đói;                                              c. Nạn thất học;

b. Nạn Aids;                                           d. Chiến tranh hạt nhân.

2/ Thủ đoạn mà bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa nhũng nhiễu trong dân chúng là:

a. Vừa ăn cướp, vừa la làng;                c. Vừa thu mua, vừa cướp bóc;

b. Vừa dụ dỗ, vừa kiếm chác;              d. Vừa xin xỏ, vừa la làng.

3/ “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya” (Truyện Kiều-Nguyễn Du)

Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi điều gì của thời gian?

a. Thời gian qua nhanh;                       c. Thời gian ngưng đọng;

b. Thời gian trôi chậm;                         d. Thời gian khép kín.

4/ “Làn thu thủy, nét xuân sơn” tả vẻ đẹp nào, của ai?

a. Làn da Thúy Vân;                             c. Mái tóc Thúy Vân;

b. Đôi mắt Thúy Kiều;                          d. Làn da Thúy Kiều.

5/ Ý nào nói đúng nhất nội dung bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” là:

a. Mẹ vất vả tỉa bắp;                             c. Khuyên em bé ngủ ngon để mẹ chuyển lán;

b. Mẹ cần cù giã gạo;                            d. Tình yêu thương và ước vọng của mẹ đối với con.

6/ “Nắng này là bỏ mẹ chúng nó” (Làng- Kim Lân)

“Chúng nó” mà ông Hai muốn đề cập là ai?

a. Giặc Mĩ;                                             c. Giặc Nhật;

b. Giặc Tây;                                            d. Tất cả đều sai.

docx 2 trang Quốc Hùng 11/08/2023 100
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 9 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_so_9_co_huong_dan_cham.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 9 (Có hướng dẫn chấm)

  1. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 9 Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào ý đúng nhất. 1/ Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” nói đến nguy cơ nào của loài người? a. Nạn đói; c. Nạn thất học; b. Nạn Aids; d. Chiến tranh hạt nhân. 2/ Thủ đoạn mà bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa nhũng nhiễu trong dân chúng là: a. Vừa ăn cướp, vừa la làng; c. Vừa thu mua, vừa cướp bóc; b. Vừa dụ dỗ, vừa kiếm chác; d. Vừa xin xỏ, vừa la làng. 3/ “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya” (Truyện Kiều-Nguyễn Du) Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi điều gì của thời gian? a. Thời gian qua nhanh; c. Thời gian ngưng đọng; b. Thời gian trôi chậm; d. Thời gian khép kín. 4/ “Làn thu thủy, nét xuân sơn” tả vẻ đẹp nào, của ai? a. Làn da Thúy Vân; c. Mái tóc Thúy Vân; b. Đôi mắt Thúy Kiều; d. Làn da Thúy Kiều. 5/ Ý nào nói đúng nhất nội dung bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” là: a. Mẹ vất vả tỉa bắp; c. Khuyên em bé ngủ ngon để mẹ chuyển lán; b. Mẹ cần cù giã gạo; d. Tình yêu thương và ước vọng của mẹ đối với con. 6/ “Nắng này là bỏ mẹ chúng nó” (Làng- Kim Lân) “Chúng nó” mà ông Hai muốn đề cập là ai? a. Giặc Mĩ; c. Giặc Nhật; b. Giặc Tây; d. Tất cả đều sai. 7/ Đối thoại là: a. Hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người; b. Lời của một người nào đó nói với chính mình; c. Lời của một người nào đó nói với ai trong tưởng tượng; d. Còn trong suy nghĩ, không nói được thành lời. 8/ Phương châm “xưng khiêm, hô tôn” có nghĩa là: a. Khi xưng thì hạ mình xuống thấp hơn, khi hô (gọi) thì tôn người đối thoại cao hơn; b. Khi xưng thì khiêm tốn, khi gọi thì tôn trọng người đối thoại; c. Khi xưng hô cần bình đẳng; d. Khi xưng thì tôn mình lên 9/ Câu “Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” có dùng biện pháp tu từ nào? a. So sánh; b. Nhân hóa; c. Ẩn dụ; d. Hoán dụ. 10/ Thuật ngữ khác từ ngữ thông thường ở chỗ: a. Có tính biểu cảm; c. Có nhiều nghĩa; b. Không có tính biểu cảm và chỉ có một nghĩa; d. Các ý trên đều sai. 11/ Dòng nào thể hiện đúng nhất đặc điểm của thơ tám chữ? a. Mỗi dòng thơ có tám chữ; b. Mỗi dòng thơ có tám chữ, vần gieo linh hoạt, ngắt nhịp đa dạng; c. Mỗi dòng thơ có tám chữ, mỗi khổ có bốn dòng; d. Mỗi dòng, mỗi khổ có qui định chặt chẽ. 12/ “Gan chi gan rứa mẹ nờ Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?” “Chi”, “rứa”, “nờ” thuộc phương ngữ vùng, miền nào?
  2. a. Bắc; b. Trung; c. Nam; d. Tất cả đều đúng. Phần tự luận (7 điểm) 1/ Viết thuộc lòng khổ thơ đầu trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. (1 điểm) 2/ Làm văn: Hãy tưởng tượng em gặp người chiến sĩ lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Em hãy viết bài văn kể về cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. ĐÁP ÁN - HỨƠNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Trả lời đúng mỗi câu được 0,25 đ. 1d 2a 3d 4b 5d 6b 7a 8b 9b 10b 11b 12b II. TỰ LUẬN: (7 điểm) 1/ Viết đúng, đủ: 1 điểm. Sai 4 chữ : -0,25 đ. 2/Làm văn (6 điểm) A. Yêu cầu: Nội dung: - Đây là một tình huống giả định, hs cần sử dụng vốn sống gián tiếp để viết bài: đó là các kiến thức đã học trong văn bản hoặc các tri thức thu lượm được thông qua việc đọc sách, nghe kể chuyện và các phương tiện thông tin đại chúng. - Bài viết có kết hợp các yếu tố nghị luận, vận dụng hình thức độc thoại nội tâm, có suy ngẫm, cảm xúc về người lính, bài học rút ra cho bản thân về lẽ sống, niềm tin, tình yêu quê hương Hình thức: - Bố cục hợp lí - Văn viết trôi chảy, mạch lạc - Ít mắc lỗi chánh tả, diễn đạt. B. Biểu điểm: - Điểm 5-6: Bài viết hoàn chỉnh, đáp ứng đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức ở đáp án. Văn viết có cảm xúc. - Điểm 3-4: Kể được câu chuyện về người lính Trường Sơn năm xưa, có nêu suy nghĩ của mình về người lính lái xe, về cuộc chiến tranh, về tương lai nhưng còn gượng ép. - Điểm 1-2: Bài viết còn sơ sài, chưa biết kết hợp các phương thức biểu đạt theo yêu cầu của đề, văn lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0: Lạc đề, bỏ giấy trắng.