Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 8 (Có hướng dẫn chấm)
Phần trắc nghiệm:
1/Tác giả của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ?
A.Trần Đình Đắc. B.Nguyễn Việt Bằng. C.Nguyễn Khoa Điềm. D.Cù Huy Cận.
2/Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” trích từ tập thơ nào?
A.Lửa thiêng. B.Đất nở hoa. C.Trời mỗi ngày lại sáng. D.Đầu súng trăng treo.
3/Nhận định nào nói đúng nhất về chủ đề của bài thơ :Đoàn thuyền đánh cá” ?
A. Bài thơ là bức tranh tuyệt đẹp về cảnh biển ban đêm.
B. Bài thơ là bức tranh tráng lệ hào hùng về đoàn thuyền đánh cá.
C. Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi thiên nhiên đất nước.
D.Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi thiên nhiên đất nước ngợi ca lao động và con người lao động.
4/Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ nào?
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa.” (Đoàn thuyền đánh cá)
A.So sánh và nhân hoá. B.Nói quá và liệt kê. C.ẩn dụ và hoán dụ. D.Chơi chữ và điệp ngữ.
5/Hai câu thơ: “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi- Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” gợi nhớ đến sự kiện lịch sử nào ở đất nước ta?
A.Ngày kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp. C.Ngày tổng khởi nghĩa 1945.
B.Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. D.Nạn đói 1945.
6/Qua lời kể của anh thanh niên (Trong “Lặng lẽ SaPa”) về công việc của mình, em thấy công việc đó đòi hỏi người làm việc phải như thế nào?
A.Tỉ mỉ, chính xác. B.Có tinh thần trách nhiệm. C.Cả A,B đúng. D.Cả A,B sai.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_so_8_co_huong_dan_cham.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 8 (Có hướng dẫn chấm)
- Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 8 Phần trắc nghiệm: 1/Tác giả của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ? A.Trần Đình Đắc. B.Nguyễn Việt Bằng. C.Nguyễn Khoa Điềm. D.Cù Huy Cận. 2/Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” trích từ tập thơ nào? A.Lửa thiêng. B.Đất nở hoa. C.Trời mỗi ngày lại sáng. D.Đầu súng trăng treo. 3/Nhận định nào nói đúng nhất về chủ đề của bài thơ :Đoàn thuyền đánh cá” ? A. Bài thơ là bức tranh tuyệt đẹp về cảnh biển ban đêm. B. Bài thơ là bức tranh tráng lệ hào hùng về đoàn thuyền đánh cá. C. Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi thiên nhiên đất nước. D.Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi thiên nhiên đất nước ngợi ca lao động và con người lao động. 4/Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ nào? “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa.” (Đoàn thuyền đánh cá) A.So sánh và nhân hoá. B.Nói quá và liệt kê. C.ẩn dụ và hoán dụ. D.Chơi chữ và điệp ngữ. 5/Hai câu thơ: “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi- Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” gợi nhớ đến sự kiện lịch sử nào ở đất nước ta? A.Ngày kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp. C.Ngày tổng khởi nghĩa 1945. B.Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. D.Nạn đói 1945. 6/Qua lời kể của anh thanh niên (Trong “Lặng lẽ SaPa”) về công việc của mình, em thấy công việc đó đòi hỏi người làm việc phải như thế nào? A.Tỉ mỉ, chính xác. B.Có tinh thần trách nhiệm. C.Cả A,B đúng. D.Cả A,B sai. 7/Nhận định nào nói đúng nghĩa gốc của từ “Đồng chí” “ A.Là những người cùng một giống nòi. C.Là những người cùng theo một tôn giáo. B.Là những người sống cùng một thời đại. D.Là những người cùng một chí hướng chính trị. 8/Thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên (Trong “Lặng lẽ SaPa”) là gì? A.Công việc vất vả. B.Sự cô đơn vắng vẻ. C.Thời tiết khắc nghiệt. D.Cuộc sống thiếu thốn. 9/Trong “Làng- Kim Lân” tác giả đặt ông Hai vào một tình huống như thế nào để ông tự bộc lộ tính cách của mình? A.Ông Hai không biết chữ phải đi nhờ người khác đọc. B.Bà chủ nhà hay dòm ngó nói bóng gió vợ chồng ông Hai. C.Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư. D.Ông Hai lúc nào cũng nhớ tha thiết cái làng chợ Dầu của mình. 10/Lí do chính để bé Thu (Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang sáng) không nhận ông Sáu là ba của nó? A.Vì ông Sáu già hơn trước. C.Vì mặt ông Sáu có vết thẹo. B.Vì ông Sáu không hiền như trước. D.Vì ông Sáu đi lâu bé Thu quên mất hình cha. 11/Từ “Đầu” trong câu nào được xem là nghĩa gốc? A.Đầu súng trăng treo. B.Đầu anh ta đã cắt ngắn. C.Đầu tàu gương mẫu. D.Cả 3 đều đúng. 12/Những câu sau đây vi phạm phương châm nào? “ Bố mẹ mình là giáo viên dạy học.”, “Đó là bác sĩ nha khoa khám răng” : A.Phương châm về lượng. B.Phương châm về chất.
- C.Phương châm cách thức. D.Phương châm lịch sự. Phần tự luận (7 điểm) 1/Ghi lại 4 câu thơ cuối của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. (1 điểm) 2/Làm văn: Nhân ngày 20/11, em kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ. (6 điểm) ĐÁP ÁN - HỨƠNG DẪN CHẤM I/Trắc nghiệm: 3 điểm Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 D C D A D C D B C C B A II/Tự luận: 7 điểm 1/Viết đúng 4 câu thơ cuối của bài “Bài thơ tiểu đội xe không kính” hoàn chỉnh không sai chính tả 1 điểm. -Viết được hai câu được 0,5 điểm. -Viết sai hai lỗi về từ hoặc chính tả trừ 0,25. 2/Tập làm văn: 6 điểm. A/Yêu cầu: 1/Nội dung: -Kể lại câu chuyện đáng nhớ của bản thân với cô thầy giáo cũ, phải có cốt truyện, nhân vật, sự việc, kết cấu hợp lí. -Cần chú ý lụa chọn một kỉ niệm “đáng nhớ”, đó là kỉ niệm tương đối điển hình: + Kỉ niệm về việc gì? Thời gian? Diễn biến? Tại sao đáng nhớ? + Bài học về tình cảm, đạo lí. (Miêu tả nội tâm) + Vai trò của đạo lí thầy trò trong cuộc sống. (Nghị luận) 2/Hình thức: -Bài làm có bố cục hợp lí. -Văn viết trôi chảy, mạch lạc. -ít mắc lỗi chính tả, diễn đạt. B/Biểu điểm: - Điểm 5- 6 : Bài viết hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức ở đáp án. Kể được câu chuyện có ý nghĩa sâu sắc. Văn viết có cảm xúc.
- - Điểm 3-4 : Kể được câu chuyện có ý nghĩa nhưng kết hợp các yếu tố nghị luận và độc thoại nội tâm còn gượng ép. - Điểm 1,2 : Bài viết sơ sài chưa biết kết hợp các phương thức biểu đạt theo yêu cầu của đề. Văn viết lủng củng, mắc nhi6ều lỗi chính tả. - Điểm 0 : Lạc đề, bỏ giất trắng.