Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 6 (Có hướng dẫn chấm)

Phần trắc nghiệm: 

             Đánh dấu (X) vào câu trả lời em cho là đúng nhất.

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.

Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:

Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

1/ Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào trong sách Ngữ Văn 9 tập I?

A. Đoàn thuyền đánh cá          B. Chiếc lược ngà        C. Lặng lẽ Sapa           D. Cố hương

2/ Tên văn bản vừa tìm được chủ yếu viết về điều gì?

A. Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

B. Tình đồng chí của những người cán bộ cách mạng.

C. Tình quân dân trong chiến tranh

D. Cả A và B đều đúng.

3/ Tác phẩm được viết trong thời kì nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám         B. Trong kháng chiến chống Pháp

C. Trong kháng chiến chống Mỹ         D. Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ

4/ Đoạn văn không được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự           B. Miêu tả        C. Biểu cảm     D. Thuyết minh

docx 2 trang Quốc Hùng 11/08/2023 620
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 6 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_so_6_co_huong_dan_cham.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 6 (Có hướng dẫn chấm)

  1. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 6 Phần trắc nghiệm: Đánh dấu (X) vào câu trả lời em cho là đúng nhất. Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc: Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con! 1/ Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào trong sách Ngữ Văn 9 tập I? A. Đoàn thuyền đánh cá B. Chiếc lược ngà C. Lặng lẽ Sapa D. Cố hương 2/ Tên văn bản vừa tìm được chủ yếu viết về điều gì? A. Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. B. Tình đồng chí của những người cán bộ cách mạng. C. Tình quân dân trong chiến tranh D. Cả A và B đều đúng. 3/ Tác phẩm được viết trong thời kì nào? A. Trước Cách mạng tháng Tám B. Trong kháng chiến chống Pháp C. Trong kháng chiến chống Mỹ D. Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ 4/ Đoạn văn không được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Thuyết minh 5/ Câu “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” đã sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh B. Nhân hoá C. Nói quá D. Cả A và C đều đúng 6/ Từ xưng hô “ ba” thuộc lớp từ gì? A. Từ toàn dân B. Từ địa phương C. Thuật ngữ D. Biệt ngữ xã hội 7/ Chủ đề bao trùm của truyện Nôm “ Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu là: A. Đề cao đạo lý làm người B. Đề cao quyền sống của con người C. Lê án xã hội phong kiến tàn bạo chà đạp D. Cả 3 ý đều đúng 8/ Các biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau? “Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên” A.So sánh B. Nhân hoá C. An dụ D. Hoán dụ 9/ Những câu sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào? - Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà. - Ngựa là một loài thú bốn chân. A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Cách thức quan hệ 10/ Nêu khái niệm về phương châm hội thoại đã tìm được ở câu 9? 11/ Nhận định nào nói đúng nhất đối tượng của miêu tả nội tâm? A. Những ý nghĩa của nhân vật B. Những cảm xúc của nhân vật C. Những diễn biến tâm trạng của nhân vật D. Cả A, B, C đều đúng.
  2. 12/ Nhận định nào nói đúng về các phương thức biểu đạt trong đoạn văn sau: Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “ Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy?Mong sau chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngất ngây”. A. Tự sự kết hợp với miêu tả ngoại hình B. Tự sự kết hợp với lập luận. C. Lập luận kết hợp với miêu tả nội tâm. D. Tự sự kết hợp với miệu tả nội tâm. Phần tự luận (7 điểm) 1. Viết vào bên cạnh các từ đã cho những từ thuần Việt đồng nghĩa với nó. a/ Phi trường b/ Phong trần 2. Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn ( thầy cô, những người thân ) ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM THI KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 9 I/Phần trắc nghiệm: 3 điểm ( gồm 12 câu, mỗi câu đúng 0,25 điểm) 1.B 2.A 3.C 4.A 5.D 6.B 7.A 8.D 9.A 10. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa ( phương châm về lượng) 11.D 12.D II. Tự luận ( 7 điểm) 1. A/ Sân bay. B/ Cát bụi. 2. Làm văn. A. Yêu cầu: 1/ Viết đúng văn tự sự có kết hợp miêu tả nội tâm. 2/ Nội dung: - Nêu lý do, thời gian mắc khuyết điểm. - Kể lại diễn biến sự việc ( kết hợp miêu tả nội tâm) - Sửa chữa lỗi lầm – Rút ra bài học B. Biểu điểm: + Điểm 5 – 6 : Bài viết đạt yêu cầu về nội dung và hình thức, có tính thuyết phục cao. + Điểm 3 – 4: Đáp ứng được yêu cầu về nội dung và hình thức, nhưng còn thiếu sót; văn viết chưa mạch lạc, mắc lỗi về diễn đạt, chính tả + Điểm 1 – 2 : Chưa đảm bảo yêu cầu về nội dung, hình thức, chưa nắm vững vấn đề và phương pháp làm bài.Văn viết lủng củng, câu không rõ nghĩa, mắc những lỗi diễn đạt, chính tả. + Điểm 0: Lạc đề, bỏ giấy trắng