Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 40 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 : Câu nào giải thích không đúng nguyên nhân để Bác Hồ có được vốn văn hóa tri thức văn hóa sâu rộng:

A. Qua công việc lao động mà học hỏi.

B. Học hỏi ở mọi nơi, mọi lúc, mọi đối tượng.

C. Những người thầy dạy Bác là những người kiến thức rất uyên thâm.

D. Kết hợp cả A và B.

Câu 2 : Phương án nào không đúng với câu hỏi sau: Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”có sức thuyết phục cao bởi:

A. Lập luận chặt chẽ.                                                      B. Nhiều câu thơ minh họa cụ thể.

C. Chứng cứ phong phú xác thực cụ thể.                     D. Nhiệt tình của tác giả.

Câu 3 : Ý nào không có trong nội dung “Hoàng Lê nhất thống chí - hồi thứ 14”:

A. Ca ngợi người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.

B. Nói lên sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh.

C. Kể về việc Ngô Thì Nhậm cùng bàn bạc với vua Quang Trung để đánh quân Thanh.

D. Nói lên số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

Câu 4 : Nhận định nào nói không đúng vẻ đẹp của mùa xuân được gợi ra từ hai câu thơ trong “Cảnh ngày xuân”:

                            “Cỏ non xanh tận chân trời

                   Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

A. Mới mẻ, tinh khôi , giàu sức sống.                          B. Rực rỡ, tráng lệ.

C. Khoáng đạt và trong trẻo.                                         D. Nhẹ nhàng và thanh khiết.

docx 2 trang Quốc Hùng 11/08/2023 400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 40 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_so_40_co_huong_dan_cha.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 40 (Có hướng dẫn chấm)

  1. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 40 Phần trắc nghiệm: Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu 0,5 điểm )1 Câu 1 : Câu nào giải thích không đúng nguyên nhân để Bác Hồ có được vốn văn hóa tri thức văn hóa sâu rộng: A. Qua công việc lao động mà học hỏi. B. Học hỏi ở mọi nơi, mọi lúc, mọi đối tượng. C. Những người thầy dạy Bác là những người kiến thức rất uyên thâm. D. Kết hợp cả A và B. Câu 2 : Phương án nào không đúng với câu hỏi sau: Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”có sức thuyết phục cao bởi: A. Lập luận chặt chẽ. B. Nhiều câu thơ minh họa cụ thể. C. Chứng cứ phong phú xác thực cụ thể. D. Nhiệt tình của tác giả. Câu 3 : Ý nào không có trong nội dung “Hoàng Lê nhất thống chí - hồi thứ 14”: A. Ca ngợi người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ. B. Nói lên sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh. C. Kể về việc Ngô Thì Nhậm cùng bàn bạc với vua Quang Trung để đánh quân Thanh. D. Nói lên số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. Câu 4 : Nhận định nào nói không đúng vẻ đẹp của mùa xuân được gợi ra từ hai câu thơ trong “Cảnh ngày xuân”: “Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” A. Mới mẻ, tinh khôi , giàu sức sống. B. Rực rỡ, tráng lệ. C. Khoáng đạt và trong trẻo. D. Nhẹ nhàng và thanh khiết. Câu 5 : Bài thơ nào được coi là “Một bài thơ độc đáo tiêu biểu cho giọng thơ trẻ thời chống Mỹ”? A. Đồng chí. B. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính. D. Bếp lửa. Câu 6 : Nhận định nào không phù hợp với nội dung tư tưởng được thể hiện qua bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”? A. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước. B. Thể hiện ý chí chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc. C. Thể hiện khát vọng và niềm tin chiến thắng giặc Mỹ, thống nhất đất nước. D. Thể hiện niềm tự hào về truyền thống chiến đấu của ông cha. Câu 7 : Thành ngữ nào sau đây không tuân thủ phương châm cách thức? A. Há miệng chờ sung. B. Dây cà ra dây muống. C. Nhắm mắt xuôi tay. D. Rung cây nhát khỉ. Câu 8 : Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 9 : Xác định biện pháp tu từ trongcâu sau: "Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần" A. Chơi chữ B. Ẩn dụ C. Nói quá D. Điệp ngữ
  2. Câu 10 : Từ "vai" ở câu thơ"Áo anh rách vai" trong bài thơ Đồng chí- Chính Hữu được hiểu theo nghĩa: A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ C. Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ D. Cả A,B,C đều đúng Câu 11 : Các thành ngữ: lắm mồm lắm miệng; câm miệng hến. Các thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức Câu 12 : Câu tục ngữ:"Gọi dạ, bảo vâng" nhắc nhỡ chúng ta điều gì khi giao tiếp? A. Phương châm lịch sự B. Phương châm quan hệ C. Cách xưng hô D. Phương châm cách thức Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 : Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Câu 2 : Hãy kể lại một kỉ niệm khó quên trong cuộc đời đi học của em. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ph.án C B C B C D B B A C A C Phần 2 : ( 6 điểm ) Câu 1 : Khái niệm (SGK). Câu 2 : 1/Yêu cầu về kỹ năng: Bài làm sử dụng phương thức biểu đạt tự sự (Kết hợp với miêu tả nội tâm , nghị luận ) 2/Yêu cầu về nội dung: Đề yêu cầu kể lại một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời đi học. Kỷ niệm khó quên có thể chia làm hai loại là kỷ niệm vui và kỷ niệm buồn. Dù viết về loại kỷ niệm nào, bài làm cũng cần toát lên các ý chính sau: a/Hoàn cảnh diễn ra kỷ niệm: Thời gian, không gian, con người, sự việc b/Kỷ niệm đó đối với tâm hồn và cuộc sống của em:Kỷ niệm đó luôn khắc sâu trong tâm hồn em. Nó là lời nhắc nhở em phải học tốt, sống tốt hơn nữa trong hôm nay và ngày mai. Biểu điểm: -4-5: Kỹ năng tự sự tốt. Bài đúng hướng, sâu sắc, mạch lạc, chân thành. Văn có hình ảnh, cảm xúc. Có thể còn một vài lỗi về diễn đạt và chính tả. -2-3: Biết cách tổ chức một bài văn tự sự. Bài đúng hướng, chân thành. Văn có đoạn suôn. Còn vài lỗi diễn đạt và chính tả. -0-1: Chưa hiểu đề, hầu như chưa làm được gì.