Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 30 (Có hướng dẫn chấm)

Phần trắc nghiệm:

     […] "Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại vang dội lên trong tâm trí ông.

             Hay là quay về làng?...

             Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ…

             Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kỳ lý chuyên môn khua khét ngày trước lại ra vào hống hách ở cái đình. Và cái đình lại như của riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê gớm, chứa toàn những sự ức hiếp, đè nén. Ngày ngày chúng nó lại dong ra dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy. Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chie có dám liếc trộm vào rồi cắm đầu xuống mà kủi đi. Anh nào dám ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm cách để hại, cắt phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng…

             Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể trở về làng ấy được nữa. Về bây giờ ông chịu mất hết à?

             Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". […]

(Trích "Làng" – Kim Lân, SGK Ngữ văn 9-Tập 1)

Câu 1: Dòng nào nêu đúng phương thức biểu đạt của đoạn trích trên?

A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm                                           B. Lập luận, miêu tả, biểu cảm

C. Miêu tả, biểu cảm                                                       D. Biểu cảm, thuyết minh.

Câu 2: Nét đặc sắc nhất của nghệ thuật ở đoạn trích trên là gì?

A. Nghệ thuật tả cảnh chi tiết, gợi cảm                        B. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế         C. Cách kể chuyện xen lẫn biểu cảm sinh động, chân thực;       

D. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện hấp dẫn.

Câu 3: Trong câu: "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù". Là câu gì?

A. Câu đơn                   B. Câu đơn đặc biệt                 C. Câu ghép                 D. Câu rút gọn.

docx 3 trang Quốc Hùng 11/08/2023 400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 30 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_so_30_co_huong_dan_cha.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 30 (Có hướng dẫn chấm)

  1. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 30 Phần trắc nghiệm: [ ] "Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây , cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại vang dội lên trong tâm trí ông. Hay là quay về làng? Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kỳ lý chuyên môn khua khét ngày trước lại ra vào hống hách ở cái đình. Và cái đình lại như của riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê gớm, chứa toàn những sự ức hiếp, đè nén. Ngày ngày chúng nó lại dong ra dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy. Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chie có dám liếc trộm vào rồi cắm đầu xuống mà kủi đi. Anh nào dám ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm cách để hại, cắt phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể trở về làng ấy được nữa. Về bây giờ ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". [ ] (Trích "Làng" – Kim Lân, SGK Ngữ văn 9-Tập 1) Câu 1: Dòng nào nêu đúng phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm B. Lập luận, miêu tả, biểu cảm C. Miêu tả, biểu cảm D. Biểu cảm, thuyết minh. Câu 2: Nét đặc sắc nhất của nghệ thuật ở đoạn trích trên là gì? A. Nghệ thuật tả cảnh chi tiết, gợi cảm B. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế C. Cách kể chuyện xen lẫn biểu cảm sinh động, chân thực; D. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện hấp dẫn. Câu 3: Trong câu: "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù". Là câu gì? A. Câu đơn B. Câu đơn đặc biệt C. Câu ghép D. Câu rút gọn. Câu 4: Đoạn trích trên thể hiện tâm sự của ai? A. Ông Hai B. Người đàn bà tản cư C. Tác giả D. Mụ chủ nhà. Câu 5: Đoạn trích trên được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào? A. Độc thoại B. Đối thoại xen độc thoại C. Đối thoại D. Độc thoại nội tâm. Câu 6: Thành phần gạch chân trong câu: "Anh nào ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm cách để hại, cắt phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng " được viết theo biện pháp tu từ nào? A. Liệt kê B. Lặp từ C. Điệp ngữ D. ẩn dụ. Câu 7: ý nào dưới đây là nội dung chính của đoạn trích trên? A. Nỗi kinh hoàng của ông Hai khi nghĩ phải quay lại cuộc sống trước đây; B. Nỗi sợ hãi của ông Hai khi nghĩ đến bọn chức sắc trong làng; C. Sự đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc; D. Sự giằng xé của ông Hai giữa việc quay về làng hay ở lại. Câu 8: Câu: "Hay là quay về làng? " trong đoạn văn trên thuộc loại câu nào? A. Nghi vấn; B. Cầu khiến; C. Cảm thán; D. Trần thuật. Câu 9: Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt? A. Tản cư; B. Đè nén; C. Kháng chiến; D. Lầm than. Câu 10: Dòng nào sau đây không đúng về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự?
  2. A. Tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng nhân vật. B. Làm cho nhân vật trở nên sinh động. C. Miêu tả bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. D. Người kể chuyện giấu mình. Câu 11: Chọn nội dung ở cột A (Tên văn bản) ghép vào nội dung cột B (Nội dung) sao cho hợp lý. Tên văn bản (A) Nội dung (B) 1. Đấu tranh cho một a) Khắc học hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con thế giới hoà bình. người lao động. 2. Bài thơ về tiểu đội b) Tình yêu quê hương và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông xe không kính. dân khi phải dời làng đi tản cư. 3. Đoàn thuyền đánh c) Hình ảnh những người lính lái xe ở trường Sơn với tư thế hiên ngang, lạc quan, cá. dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu kiên cường. 4. Làng. d) Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân vô cùng tốn kém, đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện phát triển Phần tự luận (7 điểm) Dựa vào tác phẩm "Làng" (Kim Lân), hãy đóng vai nhân vật ông Hai để kể lại đoạn truyện miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. ĐÁP ÁN - HƯỚNGDẪN CHẤM Trắc nghiệm (3,5 điểm) Câu 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 Đáp án c b c a d a c a b d Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 11: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm, tổng 1,0 điểm 1 – d; 2 – c; 3 – a; 4 – b. Tự luận (6,5 điểm) 1. Nội dung: (5,0 điểm) - Học sinh kể câu chuyện theo ngôi kể thứ nhất khi đóng vai ông Hai – nhân vật kể chuyên. - Không kể lại toàn văn đoạn trích mà chỉ tẩptung kể đoạn ông Hai biết tin làng Chợ Dầu theo giặc đến chỗ giải toả được sự nghi ngờ oan ức. - Không kể thêm các chi tiết trong xâu truyện mà có thể bớt các chi tiết.
  3. - Bài làm phải có sự sáng tạo bằng những lời lẽ, từ ngữ của bản thân khi kể, tả, đặc biệt khi diễn tả tâm trạng của ông Hai. - Không được chen vào các câu nhận xét, cảm xúc và bình luận. - Bài làm không được quá dài hơn hai trang giấy thi. 2. Hình thức: (1,5 điểm) - Bài làm có đủ bố cục ba phần. - Trình bày khoa học, sạch đẹp, chữ viết cẩn thận không quá xấu. - Mắc không quá 4 lỗi chính tả. *) Lưu ý: Phần tự luận tuỳ từng mức độ nhận biết và bài làm của học sinh mà giáo viên chấm cho hợp lý và phù hợp.